LUẬT HÌNH SỰ TỘI TỐNG TIỀN CÓ PHẢI ĐI TÙ HAY KHÔNG?

LUẬT HÌNH SỰ TỘI TỐNG TIỀN CÓ PHẢI ĐI TÙ HAY KHÔNG?
Hoàng Thi

19/10/2021

1465

0

Chia sẻ lên Facebook
LUẬT HÌNH SỰ TỘI TỐNG TIỀN CÓ PHẢI ĐI TÙ HAY KHÔNG?

Luật hình sự tội tống tiền hiện nay chưa có Điều luật riêng quy định tội danh này. Nhưng xét về tính chất và hành vi “tống tiền” nhận thấy có sự đe dọa dùng vũ lực, có sự uy hiếp tinh thần của nạn nhân để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, tình trạng quay clip nóng, ăn cắp thông tin lưu trữ để tống tiền qua các nền tảng mạng xã hội ngày càng nhiều. Những hành vi cùng mục đích như vậy sẽ xử lý theo pháp luật tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
Các hành vi quay clip, lưu giữ hình ảnh có tính chất nhạy cảm nhằm mục đích uy hiếp, cưỡng đoạt tài sản của người khác một cách bất hợp pháp. Cưỡng đoạt tài sản là hành vi của một người có đầy đủ trách nhiệm dân sự cố ý thực hiện, dùng vũ lực đe dọa hoặc uy hiếp dẫn đến hậu quả tinh thần người bị hại ảnh hưởng nghiêm trọng hòng chiếm đoạt tài sản. Nếu bạn đang là nạn nhân của hành vi tống tiền này, bạn hãy tìm đến Topchuyengia.vn để được các chuyên gia tư vấn luật để giúp đỡ bạn.

Dấu hiệu cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản

Về mặt khách quan

  • Người phạm tội đe dọa dùng vũ lực với người khác, tuy nhiên hành vi chỉ dừng lại ở việc đe dọa để khống chế chứ không dùng vũ lực trực tiếp, ví dụ như quay clip nóng để tống tiền
  • Dùng những thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần gây áp lực, ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự cho người bị hại để cưỡng đoạt tài sản một cách bất chính của người phạm tội.

Về mặt chủ thể

Chủ thể của người thực hiện hành vi tống tiền là bất kì ai có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức đó là hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và làm chủ hành vi. 

Các dấu hiệu cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản
Các dấu hiệu cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định luật hình sự

Về mặt chủ quan

Xét trên 3 yếu tố về tâm lý bên trong của người phạm tội gồm: lỗi, động cơ và mục đích.

Lỗi người phạm tội là cố ý thực hiện. Khi thực hiện hành động quay clip nóng biết được đây là hành vi trái với pháp luật, có thể lường trước được hậu quả xảy ra nhưng không dừng lại mà vẫn tiếp tục làm để tống tiền, chiếm đoạt tài sản bất chính của người khác.

Về mặt khách thể

Khách thể của tội phạm này cùng lúc xâm hại đến hai khách thể là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu (chủ yếu là quan hệ sở hữu). Mục đích của tội phạm không phải là xâm hại đến quan hệ nhân thân mà chỉ dùng nó làm công cụ đe dọa tinh thần để cho người bị uy hiếp phải giao tài sản.

Tống tiền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Các yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt tài sản

  • Có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực
  • Có thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác gây thiệt hại về tài sản, danh dự, tinh thần, sức khỏe, uy tín của người bị hại bằng bất cứ thủ đoạn nếu không thỏa mãn về yêu cầu tài sản. Khống chế ý chí của người bị đe dọa nhưng chưa đến mức độ bị tê liệt ý chí. Hành vi uy hiếp tinh thần có thể là một trong các dạng sau đây:
  • Đe dọa để hủy hoại tài sản
  • Đe dọa để không tố giác hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm đạo đức
  • Đe dọa sẽ công bố hình ảnh, video, âm thanh về chuyện đời tư mà người đe dọa muốn giữ kín. Mục đích của các hành vi trên là nhằm để chiếm đoạt tài sản
Tội cưỡng đoạt tài sản được cấu thành tính từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội; không phụ thuộc vào người đó có thực hiện ý đồ chiếm đoạt được tài sản hay không.
Tội cưỡng đoạt tài sản được cấu thành tính từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội; không phụ thuộc vào người đó có thực hiện ý đồ chiếm đoạt được tài sản hay không.

Hành động tống tiền có đủ yếu tố cấu thành tội phạm và sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự. Theo Điều 135 Bộ luật hình sự chiếm đoạt tài sản.

Khung xử phạt đối với hành vi uy hiếp tống tiền, cưỡng đoạt tài sản

Phạt từ từ 1 đến 5 năm

Người nào có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có những hành động khác uy hiếp tinh thần để thực hiện chiếm đoạt tài sản. Sẽ căn cứ vào luật hình sự cố ý gây thương tích để xem xét mức độ mà người bị tống tiền chịu đựng.

Phạt từ từ 3 đến 10 năm

Người phạm tội nếu thuộc trong các trường hợp sau thì phạt tù từ 3 đến 10 năm:

  • Hoạt động có tổ chức
  • Có những thủ đoạn tinh vi, tính chất chuyên nghiệp
  • Tái phạm nhiều lần, mức độ nguy hiểm
  • Giá trị chiếm đoạt có giá trị từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng
  • Gây hậu quả nghiêm trọng

Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm

Người phạm tội nếu thuộc trong các trường hợp sau thì phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

  • Giá trị chiếm đoạt có giá trị từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng
  • Gây hậu quả rất nghiêm trọng
  • Lợi dụng dịch bệnh, thiên tai

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Người phạm tội nếu thuộc trong các trường hợp sau thì phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Giá trị chiếm đoạt có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên
  • Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
  • Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, chiến tranh

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền mặt từ 10 triệu đồng đến 100 triệu động; tịch thu một phần tài sản hoặc toàn bộ tài sản tùy vào mức độ phạm tội.

Quy trình xét xử đối với hành vi tống tiền, chiếm đoạt tài sản 

Tư vấn luật hình sự về quy trình xét xử đối với hành vi tống tiền, chiếm đoạt tài sản như sau

 Nộp đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền

Khi phát hiện ra hành vi quay clip tống tiền thì bạn có thể đến cơ quan công an điều tra nơi cư trú của người phạm tội trình báo. Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội ở nhiều nơi khác nhau, không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền Cơ quan điều tra. 

Hồ sơ tố cáo bao gồm: 

  • Đơn tố cáo và đề nghị khởi kiện
  • Chứng cứ, bằng chứng mà bạn có được kèm theo

 Thời hạn giải quyết

Hồ sơ về tống tiền, cưỡng đoạt tài sản sẽ được giải quyết trong 20 ngày, tính từ ngày nhận được tin báo, đơn tố giác, kiến nghị khởi tố. Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra, xác minh sự việc và đưa ra quyết định khởi tố hoặc chưa đủ điều kiện khởi tố vụ án Hình sự.

Quy trình xét xử đối với hành vi tống tiền, chiếm đoạt tài sản
Quy trình xét xử đối với hành vi tống tiền, chiếm đoạt tài sản

Tiến hành điều tra

Thời gian điều tra một vụ án Hình sự theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

  • Đối với tội phạm ít nghiêm trọng không quá 2 tháng; 
  • Đối với tội phạm nghiêm trọng không quá 3 tháng
  • Đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng không quá 4 tháng

Thời gian xét xử Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử:

  • Đối với tội phạm ít nghiêm trọng không quá 30 ngày
  • Đối với tội phạm nghiêm trọng không quá 45 ngày
  • Đối với tội phạm rất nghiêm trọng không quá 2 tháng
  • Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không quá 3 tháng

KẾT LUẬN:

Tóm lại, hiện nay chưa có luật hình sự tội tống tiền, tuy nhiên xét trên các yếu tố cấu thành tội thì sẽ áp dụng Điều 135 Bộ luật hình sự về tội chiếm đoạt tài sản để xử phạt các hành vi sai phạm. Hành vi sử dụng các hình ảnh, tin nhắn có được như gắn camera quay lén ở các khu vực công cộng, dùng mã độc để ăn cắp dữ liệu thông tin cá nhân của người khác để tống tiền không còn xa lạ. Đây là hành vi không chỉ vi phạm pháp luật và còn vi phạm đạo đức, gây ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự, tinh thần, tài sản của người bị hại. Chính vì bị uy hiếp nên nhiều nạn nhân sẵn sàng đưa tiền để bảo vệ chính mình nhưng đó cũng là hành động tiếp tay để chúng càng lộng hành ngoài vòng pháp luật. Bạn phải đứng lên tố cáo thì hình thức tội phạm và tình trạng này mới có thể giảm bớt. Nếu bạn lo sợ mình hiểu nhiều về luật thì topchuyengia.vn sẵn sàng đề xuất cho bạn các chuyên gia trực tiếp hỗ trợ tư vấn về mặt pháp lý, các thủ tục để tố tụng cho bạn.

Bình luận
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng