TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ ĐẾN TỪ NHỮNG NGƯỜI CÓ AM HIỂU VỀ LUẬT PHÁP

TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ ĐẾN TỪ NHỮNG NGƯỜI CÓ AM HIỂU VỀ LUẬT PHÁP

19/10/2021

1584

0

Chia sẻ lên Facebook
TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ ĐẾN TỪ NHỮNG NGƯỜI CÓ AM HIỂU VỀ LUẬT PHÁP

Để hiểu thêm về những quy định cơ bản, topchuyengia sẽ tư vấn luật hình sự cho bạn. Việc hiểu và nắm chắc luật sẽ giúp bạn bảo vệ những lợi ích hợp pháp, chính đáng của bản thân và gia đình, thông qua sự tư vấn trực tiếp từ đội ngũ luật sư tại Top chuyên gia. Cùng với sự phát triển xã hội thì việc đấu tranh và phòng chống tội phạm thông qua các bộ luật để có thể bảo vệ người dân cũng đã được nâng cao. Thông qua những lần chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện văn bản, nội dung vi phạm pháp Luật Hình Sự quy định về tội phạm và các hình phạt khác nhau.

Tổng quan Luật Hình Sự

Có thể thấy được hệ thống pháp luật của nước ta đã và đang có rất nhiều ngành luật hợp thành với nhau. Với mỗi ngành riêng biệt điều có một lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định để có thể bảo vệ lợi ích của Chính phủ, Nhà nước và công dân Việt Nam, vừa có giá trị về mặt pháp chế, vừa để phòng chống vi phạm pháp luật. Luật Hình Sự chính là sự bảo vệ sự hình thành của Chính phủ và Nhà nước đối với người phạm tội khi những cá nhân đó đã thực hiện những hành vi trái với quy định đã được đề ra.

Bên cạnh đó khái niệm về Luật Hình sự chính là một ngành trong hệ thống pháp luật quy định về tội phạm và xác định được hình phạt đối với các tội phạm nhằm mục đích đấu tranh phòng chống tội phạm và loại trừ được mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội này. Tiếp đến chính là Luật Hình Sự bao gồm cả một hệ thống những quy phạm pháp luật do chính cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền đã ban hành. Từ đây, có thể xác định được những hành vi được coi là nguy hiểm đối với xã hội và khung hình phạt cụ thể cho hành vi vi phạm pháp luật.

Luật hình sự có những điều đặc trưng và cơ bản sau:

  • Luật hình sự chính là một ngành luật độc lập trong cả một hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội và chủ nghĩa Việt Nam.
  • Luật hình sự bao gồm cả một hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ của xã hội liên quan giữa Nhà nước và người phạm tội.
Luật hình sự chính là ngành luật được ban hành bởi cơ quan, nhà nước có thẩm quyền về quy định tội phạm và các khung hình phạt.
Luật hình sự chính là ngành luật được ban hành bởi cơ quan, nhà nước có thẩm quyền về quy định tội phạm và các khung hình phạt.

 

Nhiệm vụ của Luật hình sự

Nhiệm vụ của Luật hình sự quy định tại Điều 1 của Bộ Luật Hình sự 1999 cho thấy được 3 nhóm cụ thể như sau:

  1. Luật hình sự có nhiệm vụ là bảo vệ những mối quan hệ xã hội được coi là cơ bản nhất và quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Bởi vì đó là, bảo vệ chế độ xã hội, quyền làm chủ của nhân dân và các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và Nhà nước, bảo vệ sự trật tự của pháp luật Xã hội chủ nghĩa.
  2. Đối với một vị trí được coi là rất quan trọng trong cả một hệ thống pháp luật của nước ta thì Bộ luật hình sự chính là một trong những công cụ cực kỳ hữu ít và sắc bén của chính Nhà nước ta trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Luật hình sự còn được coi là nhiệm vụ để có thể giáo dục mọi con người trong việc nâng cao ý thức và thượng tôn pháp luật để có thể đấu tranh và phòng ngừa, phòng chống các loại tội phạm.
Luật hình sự còn được coi là nhiệm vụ để có thể giáo dục mọi con người trong việc nâng cao ý thức và thượng tôn pháp luật để có thể đấu tranh và phòng ngừa, phòng chống các loại tội phạm.

 

Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự

Luật hình sự được xem là một ngành luật độc lập trong cả một hệ thống pháp luật vì có được đối tượng và các phương pháp điều chỉnh riêng biệt.
Luật hình sự được xem là một ngành luật độc lập trong cả một hệ thống pháp luật vì có được đối tượng và các phương pháp điều chỉnh riêng biệt.

Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự cũng là những mối quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi cá nhân này thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật và đây cũng được coi là căn cứ để có thể phân biệt giữa luật hình sự và các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật của nước ta.

Tội phạm trong luật hình sự

Theo điều 8 của Bộ Luật Hình sự thì tội phạm chính là hành vi gây nguy hiểm đối với xã hội và đã được quy định trong bộ luật hình sự. Hành động đó được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện bằng một cách có hoặc không có chủ ý, gây nên sự xâm phạm độc lập và chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, gây ảnh hưởng đến chế độ chính trị, kinh tế và cả nền văn hoá, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm hại tính mạng, sức khỏe và danh dự, nhân phẩm, tự do và tài sản, các lợi ích hợp pháp của công dân.

Phân loại tội phạm

Luật hình sự đã phân tội phạm thành:

  • Tội phạm ít nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại không quá lớn cho xã hội và mức phạt cao nhất sẽ là 3 năm tù.
  • Tội phạm nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội và mức phạt cao nhất sẽ là 7 năm tù.
  • Tội phạm rất nghiệm trọng: là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội và mức phạt cao nhất sẽ là 15 năm tù.
  • Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội với mức phạt cao nhất sẽ là từ 15 năm tù trở lên hoặc tù chung thân. Đặc biệt là tử hình.
Tội phạm luôn có chung những hành vi phạm tội cụ thể và đều có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau.
Tội phạm luôn có chung những hành vi phạm tội cụ thể và đều có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau.

Những quy định của luật gồm có một số nội dung như: luật hình sự chiếm đoạt tài sản, luật hình sự cố ý gây thường tích, luật hình sự về xâm hại trẻ em,....

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

  1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm trừ những tội phạm mà luật này đã có quy định khác.
  2. Người đã từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng vẫn chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến 16 tuổi, cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng sẽ được quy định như sau:
  • Điều 143 tội cưỡng dâm, Điều 150 tội mua bán người, Điều 151 tội mua bán người dưới 16 tuổi.
  • Điều 170 tội cưỡng đoạt tài sản, Điều 171 tội cướp giật tài sản, Điều 173 tội trộm cắp tài sản, Điều 178 tội huỷ hoại hoặc cố làm hư tài sản.
  • Điều 248 tội sản xuất trái phép chất ma tuý, Điều 249 tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, Điều 250 tội vận chuyển trái phép chất ma tuý, Điều 251 tội mua bán trái phép chất ma tuý, Điều 252 tội chiếm đoạt chất ma tuý.
  • Điều 265 tội tổ chức đua xe trái phép, Điều 266 tội đua xe trái phép
  • Điều 285 tội sản xuất, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm đã sử dụng vào mục đích trái pháp luật, Điều 286 tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, Điều 287 tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động mạng của máy tính, mạng viễn thông hoặc các phương tiện điện tử, Điều 287 tội xâm phạm trái phép vào mạng máy tính , mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác, Điều 290 tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
  • Điều 299 tội khủng bố, Điều 303 tôi phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, Điều 304 tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân đội.

Phạm tội do dùng bia, rượu hoặc chất kích thích khác.

Người phạm tội đang trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của bản thân mình do đang sử dụng bia, rượu hoặc bất kỳ các chất kích thích nào vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự cho việc làm của bản thân.

Mức hình phạt theo Luật hình sự

Hình phạt chính là một trong những chế định quan trọng nhất của luật hình sự là công cụ để có thể thực hiện trách nhiệm hình sự và hình phạt có những điểm sau:

  • Hình phạt chính là một biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc bậc nhất và nó có thể tước bỏ quyền lợi và lợi ích cơ bản của người bị kết án như quyền tự do, quyền tài sản, quyền chính trị và cả quyền được sống.
  • Hình phạt cũng chính là biện pháp cưỡng chế đã được nhà nước quy định trọng luật hình sự và chỉ được áp dụng cho cá nhân nào đã và đang thực hiện hành vi tội phạm.
  • Hình phạt là biện pháp cưỡng chế được áp dụng bởi nhà nước và tòa án nhân dân đối với người phạm tội và hình phạt sẽ được tòa án đưa ra và tuyên bố công khai bằng một bản án và cũng chính là kết quả của phiên tòa hình sự với các thủ tục được quy định trong pháp luật.

Hình phạt là một biện pháp cưỡng chế mà nhà nước đặc biệt đảm bảo cho luật hình sự có thể thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ, giáo dục và đã được quy định tại điều 1 Bộ Luật Hình Sự.

Hệ thống hình phạt 

Hệ thống hình phạt được định nghĩa là tổng thể các hình phạt do nhà nước ta đã quy định trọng luật hình sự và đã được sắp xếp theo một trình tự nhất định tùy thuộc vào mức độ nghiêm khắc của mỗi hình phạt khác nhau. Theo thứ tự từ nhẹ đến nặng và đặc biệt là có tính đa dạng và cho phép trong mọi trường hợp để có thể thực hiện được các nguyên tắc công bằng, nguyên tắc cá thể hoá được hình phạt. Nội dung của luật hình sự phải rõ ràng và sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố cưỡng chế và cả sự thuyết phục cũng như là đã thể hiện được tính nhân đạo cực kỳ sâu sắc.

Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

Sự kiện bất ngờ (Điều 20)

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội không thể thấy được hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả bất ngờ của hành vi đó thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tình trạng không có năng lực hành vi trách nhiệm hình sự (Điều 21)

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của bản thân mình thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Phòng vệ chính đáng (Điều 22)

Luật hình sự phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của bản thân mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ quan hoặc tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết thì người đó đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ tội phạm (Điều 23)

Hành vi của người để có thể bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác ngoài việc sử dụng vũ lực cần thiết để có thể gây thiệt hại cho người bị bắt thì không phải là tội phạm.

Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng quá mức cần thiết thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Kết luận

Bên trên chính là những thông tin sơ bộ về tư vấn luật hình sự được chia sẻ bởi topchuyengia. Hy vọng, bài viết có thể giúp cho các bạn có thể nắm được những nội dung cơ bản về luật hình sự và sẽ là bước đệm để các bạn có thể phục vụ trong việc đảm vệ được quyền lợi của bản thân và gia đình. Những vấn đề liên quan đến luật hình sự từ văn bản đến thực tế có muôn hình vạn trạng, nhưng nếu bạn không đủ thời gian, chuyên môn để tìm hiểu, nghiên cứu thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các luật sư giới thiệu bởi Top chuyên gia để tư vấn luật cho mình.

Tôi là Hoàng Thi - với niềm đam mê trong lĩnh vực về luật pháp như luật hôn nhân, luật dân sự, luật đất đai, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án tư vấn luật hôn nhân gia đình, đất đai, doanh nghiệp. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được và bạn có thể theo dõi để nâng cao vốn am hiểu về luật của mình
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng