NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN TRONG QUY ĐỊNH LUẬT AN NINH MẠNG TẠI VIỆT NAM MÀ NGƯỜI DÂN CẦN BIẾT

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN TRONG QUY ĐỊNH LUẬT AN NINH MẠNG TẠI VIỆT NAM MÀ NGƯỜI DÂN CẦN BIẾT
Việt Lê

01/11/2021

1256

0

Chia sẻ lên Facebook
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN TRONG QUY ĐỊNH LUẬT AN NINH MẠNG TẠI VIỆT NAM MÀ NGƯỜI DÂN CẦN BIẾT

Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau nói về các quy định luật ninh mạng có những điều gì cần chú ý. Luật an ninh mạng hiện nay đã bảo vệ người dân Việt bằng cách nào chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ. Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề pháp lý, vậy hãy liên hệ  ngay với các chuyên gia luật trong danh sách bên dưới để được tư vấn bạn nhé. Những chuyên gia là những người am hiểu về luật và có kinh nghiệm trong việc, chắc chắn họ sẽ có những lời khuyên tốt dành cho bạn.


 

Các quy định về an ninh mạng mà người dân cần chú ý

Kể từ ngày luật an ninh mạng chính thức có hiệu lực vào ngày 01.01.2019, người dân khi dùng mạng cần thực hiện đúng và không được làm các hành vị bị cấm trong luật. Nếu như phát hiện vi phạm bạn có thể bị phạt hành chính nặng có thể bị phạt tù. Chính vì thế mà bạn cần nên biết những quy định an ninh mạng có nội dung gì.

 

Nội dung của bộ luật là những quy định cơ bản nhằm bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quốc gia; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi gây tổn hại đến an ninh mạng; thực hiện các hoạt động an ninh mạng và phân định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân.

 

quy định luật an ninh mạng uy tín nhất

 

Phạm vi điều chỉnh của luật hướng đến chính là các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong môi trường mạng tại Việt Nam được đảm bảo an toàn, lành mạnh, hạn chế các khả năng, nguy cơ có thể xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của họ như: bị đánh cấp thông tin , lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản; bạo lực mạng, công kích bôi nhọ hạ thấp nhân phẩm người khác; loại bỏ các hành vi cờ bạc, mại dâm, cá độ; bảo vệ thông tin của những người dùng mạng; bảo vệ trẻ em trước những tác hại từ internet; đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các công ty trong nước và nước ngoài về vấn đề quản lý, sự tương thích giữa quy định pháp luật với các trách nhiệm và nghĩa vụ công ty phải thực hiện.

 

Ở điều 2 giải thích từ ngữ trong khoản 1 nói về: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Qua giải thích này ta thấy luật an ninh mạng và quyền con người luôn song hành với nhau, vừa bảo đảm quyền lợi quốc gia vừa đảm bảo tính chất riêng tư của người dân:

  • Quyền sống, quyền tự do cá nhân; quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ
  • Quyền không bị xâm hại danh dự hay uy tín cá nhân
  • Quyền không bị can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở hoặc thư tín
  • Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của công dân
  • Quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân

Để bảo người dân luật an ninh mạng cấm những gì?

 

Điều số 8: Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng, gồm 5 phần chính là quy định các hành vi cấm được thực hiện dùng để chống phá chế độ, xuyên tác lịch sử, phủ nhận những thành quả của Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết, thực hiện các hành vi không phù hợp với thuần phong mỹ tục đất nước,...; làm và bán các công cụ, thiết bị hay phần mềm gây mất an toàn mạng; thực hiện các cuộc tấn công mạng, cản trợ các lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ; lợi dụng các hoạt động để thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh mạng.

 

-> Đây là cách hành vi bị nghiêm cấm mà công dân Việt Nam hay công dân nước ngoài sống tại Việt Nam không được làm. Các hành vi được nghiêm cấm này cho thấy được nhà nước đang cố gắng bảo vệ quyền con người của tất mọi người trên không gian mạng.

 

quy định luật an ninh mạng mới nhất

 

Điều số 16: Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Ở điều số 16 quy định về những nội dung mà người sử dụng không được đăng hay lan truyền các thông tin này.

 

-> Nếu phát hiện các hành vi lan truyền hoặc đưa tin sai sự thật, có những lời lẽ thô tục, nhã người khác, người viết tin / chia sẻ có khả năng bị phạt hành chính, nếu xét thấy có các tác hại nặng nề cho người bị hại sẽ bị phạt tù với mức cao nhất là 7 năm tù.

 

Điều số 17: Phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng.

 

-> Sự tiến bộ trong lối tư duy mới khi không chỉ quan tâm đến vấn đề xã hội mà còn hướng đến các vấn đề xuất phát từ gia đình và cá nhân. Giúp cho công dân sống trong hoàn cảnh an toàn mà không bị soi mói từ người khác.

 

Điều số 18: Phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

 

-> Điều luật bảo vệ người dân tránh các trường hợp đánh cắp thông tin để đi vay tín dụng hoặc để làm chuyện phạm pháp, bị chiếm đoạt tài sản tài sản. 

 

Điều số 19: Phòng, chống tấn công mạng. Nêu rõ các hành vi tấn công mạng như thế nào; các chủ quản cần có trách nhiệm như thế nào trong việc ngăn ngừa các vụ việc tấn công mạng; sự phối hợp giữa các ban ngành khi bị tấn công mạng; trách nhiệm và phòng an ninh của từng cơ quan, tổ chức và cá nhân.

 

-> Bảo vệ người dân khỏi cuộc tấn công mạng trước các phần tử khủng bố, tội phạm.

 

Coi phần đầy đủ về tư vấn luật an ninh mạng với nhiều vấn đề được khai thác hơn về cách ứng xử đối với không gian mạng của người dân và nhà nước, bên cạnh đó còn có những hình phạt xử lý những người vi phạm.

 

quy định luật an ninh mạng uy tín nhất

 

 

Điều số 26: Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng. Các doanh nghiệp dịch vụ mạng trong nước cũng như nước ngoài (trang thông tin điện tử, cổng thông tin, mạng xã hội,..) sẽ phải tháo gỡ các thông tin xấu độc và hạn chế các thông tin theo lứa tuổi người dùng, cấm khai thác thông tin người dùng cho các mục đích thương mại.

 

-> Lớp bảo vệ gia cố của nhà nước cho công dân trên không gian mạng trước những nhà cung cấp dịch vụ.

 

Điều số 29: Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Trẻ em cũng có quyền được tiếp cận và tham gia môi trường mạng nhưng phải đảm bảo sự riêng tư và phát triển lành mạnh của trẻ; những nhà cung cấp dịch vụ, người tạo nội dung không được làm nội dung xấu độc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và chung tay của cộng đồng để có được môi trường lành mạnh cho trẻ tại không gian mạng.

 

-> Bảo vệ quyền trẻ em và tạo cho trẻ có môi trường lành mạnh trên mạng, hạn chế tiếp xúc với các nội dung xấu, độc gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

 

Điều số 27: Nghiên cứu, phát triển an ninh mạng. Hướng phát triển và nghiên cứu các phần công cụ để tạo ra môi trường mạng tốt đẹp nhất có thể.

 

Điều số 32: Tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng

 

Điều số 33:  Giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ an ninh mạng

 

Điều số 34: Phổ biến kiến thức về an ninh mạng

 

-> Tất cả mọi công dân đều có quyền được hưởng, tham gia trong vào các chính sách an ninh mạng được nhà nước ban hành. Ngoài ra, còn thể hiện sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.

 

Bạn có thể xem thêm luật khác liên quan đến như luật hình sự tại mục tư vấn luật.

Tổng kết

Đây là các quy định luật ninh mạng cơ bản mà công dân Việt Nam biết, với việc tìm hiểu kỹ các nội dung trong bài viết, bạn vừa có thể tạo ra môi trường mạng lành mạnh và bản thân bạn cũng không đối mặt việc có thể phạm pháp. Ngoài ra, bạn đang gặp khó khăn với luật, cần người tư vấn thì các chuyên gia của Topchuyengia chính là sự lựa chọn tốt nhất của bạn. Liên ngay với họ để được giải đáp thắc mắc của mình.


 

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng