LUẬT HÌNH SỰ CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH GỒM NHỮNG MỨC PHẠT NÀO VÀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ

LUẬT HÌNH SỰ CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH GỒM NHỮNG MỨC PHẠT NÀO VÀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ

19/10/2021

1691

0

Chia sẻ lên Facebook
LUẬT HÌNH SỰ CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH GỒM NHỮNG MỨC PHẠT NÀO VÀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ

Luật hình sự cố ý gây thương tích là những quy định của pháp luật về tội cố ý của một hay nhiều chủ thế xâm phạm đến sức khỏe của người khác; luật sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hiện nay, tội phạm liên quan đến hành vi này càng biến tướng, tăng cao và diễn biến phức tạp nên càng có những quy định thắt chặt, răn đe, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Để hiểu thêm về các hình thức xử lý tội danh này, luật sư tại topchuyengia.vn sẽ tư vấn 1:1 cho bạn.

Sơ lược về những quy định về Tội cố ý gây thương tích trong bộ Luật Hình sự

Tội cố ý gây thương tích được quy định cụ thể từ điều 134 - 137 tại Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với từng trường hợp.
Tội cố ý gây thương tích được quy định cụ thể từ điều 134 - 137 tại Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với từng trường hợp.
  • Điều 134 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội cố ý gây thương tích
  • Điều 135 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần kích động mạnh
  • Điều 136 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
  • Điều 137 Bộ Luật Hình sự mới nhất, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác trong lúc thi hành công vụ.

Dấu hiệu phạm tội của từng trường hợp cố ý gây thương tích

Điều 134 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 là các hành vi trái pháp luật gây tổn hại đến thân thể người khác dưới dạng thương tích hoặc sức khỏe theo quy định của pháp luật.

Người phạm tội có những dấu hiệu được quy định rõ như sau:

  • Hành vi khách quan: hành vi trái với pháp luật gây ảnh hưởng đến thân thể của người khác.
  • Hậu quả: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, để lại thương tích, suy giảm sức khỏe trực tiếp như rách cơ, gãy tay, gãy chân, dập lá lách.
  • Tỷ lệ thương tật dưới 11%, đủ điều kiện cấu thành tội phạm nguy hiểm.

Điều 135 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Điều 135 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định những hành vi cố ý gây thương tích cho người khác để lại hậu quả tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%, trong trạng thái kích động mạnh do hành vi trách pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây ra gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác.

Người phạm tội có những dấu hiệu được quy định rõ như sau:

  • Chủ thể là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
  • Hành vi phạm tội đã gây ảnh hưởng đến thân thể, sức khỏe người khác.
  • Người thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái bị kích động mạnh.
  • Nguyên nhân gây ra tinh thần kích động mạnh là do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra.
  • Hậu quả để lại thương tích từ 31% trở lên.

Điều 136 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Điều 136 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 là những hành vi được thực hiện trong trường hợp đang bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức cá nhân hoặc lợi ích của chính mình mà thực hiện hành vi chống trả trên mức cần thiết; không phù hợp với tính chất và độ nguy hiểm gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác.

Người phạm tội có những dấu hiệu được quy định rõ như sau:

  • Đang diễn ra hành vi tấn công nguy hiểm trái với pháp luật xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức cá nhân hoặc lợi ích của chính mình.
  • Người phạm tội có hành vi phòng vệ trước sự tấn công của người bị hại nhằm bảo vệ chính mình.
  • Hành vi phòng vệ không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm; vượt quá giới hạn cần thiết.
  • Hậu quả: Để lại mức thương tật từ 31% trở lên cho nạn nhân.

Điều 137 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Điều 137 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định những hành vi khi thực hiện công vụ mà sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp cho phép gây ảnh hưởng đến thân thể hoặc tổn hại sức khỏe của người khác.

Người phạm tội có những dấu hiệu được quy định rõ như sau:

  • Nạn nhân của hành vi được quy định trong điều 137 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung 2017 là những người vi phạm pháp luật và bị người thi hành công vụ bắt giữ.
  • Người phạm tội sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp cho phép như vũ khí, công cụ hỗ trợ gây hậu quả tỷ lệ thương tật 31% trở lên.
Các tội danh trên ở Điều 134, Điều 135, Điều 136, Điều 137 chính là mục đích của người thực hiện hành vi.
Các tội danh trên ở Điều 134, Điều 135, Điều 136, Điều 137 chính là mục đích của người thực hiện hành vi.

Yếu tố này rất quan trọng vì nó là căn cứ để xác định tội danh nào và khung hình phạt. Giới hạn giữa các tội danh rất mong manh, nếu xác định sau tội có thể tổn hại nghiêm trọng đến quyền và danh dự hợp của người phạm tội.

Khung hình phạt của tội cố ý gây thương tích

Tư vấn Luật Hình sự 2015 điều 134, sửa đổi và bổ sung 2017 gồm có 7 khoản, tương đương với 7 khung hình phạt cụ thể như sau:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc mức phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm 

Người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe người khác để lại hậu quả tỷ lệ thương tổn từ 11% -  30%; hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp sau:

  • Gây hại cho 2 người trở lên, có sử dụng hung khí hoặc thủ đoạn nguy hiểm;
  • Dùng hóa chất nguy hiểm hoặc axit sunfuric H2SO4 để cố ý gây thương tích cho người khác;
  • Cố tình gây thương tật nhẹ cho nạn nhân;
  • Phạm tội 2 lần trở lên;
  • Phạm tội cố ý gây thương tích cho 2 người trở lên;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu, ốm đau, hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Phạm tội với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của người thực hiện hành vi trái với pháp luật;
  • Hành vi được thực hiện có tổ chức
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi cố ý gây thương tích;
  • Thuê người khác để thực hiện hành vi…
  • ….

Phạt tù từ 2 năm đến 5 năm

Thực hiện hành vi cố ý gây thương tích để lại hậu quả tỷ lệ thương tổn từ 11% - 30% nhưng thuộc một trong những điều đã được quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự  2015, sửa đổi và bổ sung 2017.

Phạt tù từ 4 năm đến 7 năm

Thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe để lại hậu quả tỷ lệ thương tổn từ 31% - 60%

Phạt tù từ 7 năm đến 12 năm

Thực hiện hành vi cố ý gây thương tích để lại hậu quả tỷ lệ thương tổn từ 31% - 60% nhưng thuộc một trong những điều đã được quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự  2015, sửa đổi và bổ sung 2017.

Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm

Thực hiện hành vi cố ý gây thương tích để lại hậu quả tỷ lệ thương tổn từ 61% trở lên; nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều 134 Bộ luật hình sự  2015, sửa đổi và bổ sung 2017 hoặc dẫn đến hậu quả chết người.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu:

  • Hành vi cố ý gây thương tích trái pháp luật gây hậu quả 2 người chết trở lên;
  • Hành vi cố ý gây thương tích cho 2 người trở lên với tỷ lệ thương tổn cơ thể mỗi người trên 61%
  • Gây thương tích vào vùng mặt người khác với tỷ lệ thương tổn trên 61%

Phải cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Đối với những người chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội thì bị bắt giữ.

Khung hình phạt của tội cố ý gây thương tích
Khung hình phạt của tội cố ý gây thương tích

Việc cố ý gây thương tích có thể từ những mâu thuẫn liên quan đến luật hình sự đánh bạc, luật hình sự bôi nhọ danh dự,...

Người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi cố ý gây thương tích thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ pháp lý và Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người đủ 16 tuổi trở lên đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này quy định...

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định

Dựa trên chính sách khoan hồng và nhân đạo của Nhà nước và Pháp luật được quy định tại Điều 51 Bộ Luật Hình sự dựa vào các yếu tố sau để căn cứ làm giảm hình phạt cho bị cáo:
Dựa trên chính sách khoan hồng và nhân đạo của Nhà nước và Pháp luật được quy định tại Điều 51 Bộ Luật Hình sự dựa vào các yếu tố sau để căn cứ làm giảm hình phạt cho bị cáo:
  • Người phạm tội có ý thức ngăn chặn hoặc giảm bớt hậu quả của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện hối lỗi, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
  • Thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
  • Thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
  • Thực hiện hành vi phạm tội trong hoàn cảnh đặc biệt; hoàn cảnh đó không phải người phạm tội gây ra;
  • Chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn;
  • Sai phạm lần đầu và hậu quả ít nghiêm trọng;
  • Thực hiện hành vi phạm tội vì bị người khác ép buộc bằng cách đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Thực hiện hành vi phạm tội do hạn chế về khả năng nhân thức, hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình mà không phải do lỗi của mình gây ra;
  • Thực hiện hành vi phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Thực hiện hành vi phạm tội là người đủ 70 trở lên;
  • Thực hiện hành vi phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng;
  • Thực hiện hành vi phạm tội tự thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
  • Thực hiện hành vi phạm tội lấy công chuộc tội;
  • Thực hiện hành vi phạm tội có thành tích xuất sắc trong học tập, sản xuất, chiến đấu;
  • ...

KẾT LUẬN:

Trên đây là những là bức tranh toàn cảnh về Luật hình sự cố ý gây thương tích. Trong phạm vi một bài Topchuyegia.vn không thể giải thích cho quý vị từng trường hợp vi phạm cụ thể và cách giải quyết. Để tư vấn luật về pháp lý, những luật sư đầy kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến cố ý gây thương tích Topchuyengia đề xuất sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất vấn đề và tư vấn hướng giải quyết cụ thể. Một lưu ý nhỏ là khi làm việc với cơ quan chức năng, người phạm tội càng hợp tác, thành khẩn khai báo, không giấu tội sẽ được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước. Việc bạn có một luật sư tham gia bào chữa không chỉ xác định chính xác tội danh mà còn khai thác tối đa tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội.

Tôi là Hoàng Thi - với niềm đam mê trong lĩnh vực về luật pháp như luật hôn nhân, luật dân sự, luật đất đai, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án tư vấn luật hôn nhân gia đình, đất đai, doanh nghiệp. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được và bạn có thể theo dõi để nâng cao vốn am hiểu về luật của mình
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng