LUẬT HÌNH SỰ CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN - BIẾT LUẬT ĐỂ KHÔNG SAI LUẬT VÀ BẢO VỆ MÌNH

LUẬT HÌNH SỰ CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN - BIẾT LUẬT ĐỂ KHÔNG SAI LUẬT VÀ BẢO VỆ MÌNH

19/10/2021

1780

0

Chia sẻ lên Facebook
LUẬT HÌNH SỰ CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN - BIẾT LUẬT ĐỂ KHÔNG SAI LUẬT VÀ BẢO VỆ MÌNH

Luật hình sự chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để người khác có thể tin tưởng và giao tài sản cho người phạm tội. Hiện nay cùng với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội các biến tướng của tội phạm chiếm đoạt tài sản càng nhiều, chiều hướng tăng cao, tinh vi đánh vào lòng tin của người dân. Tư vấn về các vấn đề pháp lý về tội chiếm đoạt tài sản quý vị có thể kết nối với các luật sư mà topchuyengia.vn đề xuất để được hỗ trợ trực tiếp.

Các dấu hiệu phạm tội hình sự chiếm đoạt tài sản

Mặt khách quan

Về mặt khách quan người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có dấu hiệu sau:

  • Sử dụng những thủ đoạn giả dối để lấy lòng tin nhằm thực hiện mục đích như thông tin không đúng sự thật qua lời nói, chữ viết, hành động để người bị hại giao tài sản; bằng nhiều hình thức khác nhau như vay, mượn, thuê để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như tội phạm dùng chứng minh nhân dân giả để giả vờ thuê xe máy sau đó cả xe lẫn người đều một đi không trở lại.
  • Chiếm đoạt tài sản qua hành vi chuyển dịch trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản cả mình. Đặc điểm của hành vi này có gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.
  • Dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội hình sự chiếm đoạt tài sản là người phạm tội phải sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu chỉ có một trong hai yếu tố như có hành vi gian dối nhưng không thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng thì hành vi đó có thể bị truy cứu trách nhiệm tùy trường hợp. Có thể các tội danh như tội chiếm giữ trái phép; tội sử dụng trái phép tài sản hoặc xử lý dân sự.
  • Giá trị tài sản để cấu thành tội phạm hình sự tội danh này từ 2 triệu đồng trở lên. Nếu dưới 2 triệu đồng thì phải thuộc trong các trường hợp như gây hậu quả nghiêm tròn; đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; bị kết án chưa chưa được xóa án tích còn tái phạm.
Thời điểm hoàn thành tội phạm hình sự chiếm đoạt tài sản tính từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm được tài sản nhờ sử dụng thủ đoạn gian dối để làm người khác (chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản) mắc lừa.
Thời điểm hoàn thành tội phạm hình sự chiếm đoạt tài sản tính từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm được tài sản nhờ sử dụng thủ đoạn gian dối để làm người khác (chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản) mắc lừa.

Mặt khách thể của luật hình sự chiếm đoạt tài sản

Hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

Mặt chủ quan của luật hình sự chiếm đoạt tài sản

Người thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Về mặt ý chí của người vi phạm tội này bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi. Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản và thủ đoạn gian dối bao giờ cũng có trước hành vi giao tài sản giữa người bị hại và người phạm tội.

Các mức xử phạt hình sự tội chiếm đoạt tài sản

Các khung xử phạt được quy định rõ tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 gồm 5 khoản:
Các khung xử phạt được quy định rõ tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 gồm 5 khoản:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm 

Thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đã bị xử phạt hành chính cùng tội danh mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án cùng tội danh hoặc các tội quy định tại Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 chưa được xóa án tích mà còn tái phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn trật tự xã hội;
  • Tài sản chiếm đoạt được là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi phạt Hình sự về tội chiếm đoạt tài sản từ 2 năm đến 7 năm tù giam khi hoạt động có tổ chức; thủ đoạn xảo quyệt; tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nhiều lần và giá trị chiếm đoạt từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình hoặc lợi dụng danh nghĩa của cơ quan tổ chức như giả làm công an; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự tham ô.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự; Người phạm tội lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để thực hiện hành vi.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

Thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối trị giá từ  500.000.000 đồng trở lên; hoặc giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Mức phạt tiền được quy định tại Khoản 5 Điều 174 Bộ luật hình sự

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm - 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội

Thông qua mạng xã hội

Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản biến tướng dưới nhiều dạng hành vi khác phức tạp và tinh vi hơn. Thông qua mạng xã hội với một lượng người dùng khổng lồ như Facebook, Zalo, Instagram,… chính là môi trường tuyệt vời để các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo. Bằng các chiêu trò như đường link nhiễm mã độc, hình ảnh nóng,… bạn sẽ bị đánh cắp thông tin và chiếm quyền sử dụng tài khoản. Từ đây, bắt đầu thực hiện các hành vi giả mạo nhờ chuyển khoản hoặc mua giúp card điện thoại. Thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản này hiện không còn quá mới nhưng vẫn còn rất nhiều người trở thành nạn nhân.

Hoặc thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có quy mô, đầu tư hơn. Cụ thể, chúng sẽ chia ra 2 nhóm, một nhóm là người nước ngoài, thường đóng vai giàu có, sau thời gian nhắn tin qua các nền tảng mạng xã hội sẽ đề nghị gửi tiền, quà tặng giúp đỡ những người Việt Nam đang gặp khó khăn. Để hành vi trót lọt, tăng độ tin tưởng thì sẽ có nhóm giả nhân viên vận chuyển gọi xác nhận đơn hàng và yêu cầu đóng một khoản phí để nhận hàng. Sau khi nhận được tiền thì nguồn tiền sẽ được chuyển đi nhiều tài khoản khác không thể xác minh hay có hi vọng lấy lại của đã mất. 

Lừa đảo thông qua các sàn giao dịch tiền ảo

Một hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản bùng lên trong mùa dịch này chính là sàn giao dịch tiền ảo. Người đầu tư người dân phải sử dụng tiền thật để mua đồng tiền ảo, với các tên gọi khác nhau như “gem”, “xu”, “kim cương”, “thiên kim”,… Sau khi đến một con số có thể “thu lưới” thì các sàn giao dịch sẽ đánh sập sàn hoặc đưa giá trị tiền ảo tụt dốc và không còn giá trị. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có điều luật nào quy định xử phạt cho lừa đảo bằng tiền ảo vì nó chưa được xem là một phương thức thanh toán, tài sản nên không có căn cứ để bảo vệ nạn nhân trong các vụ lừa đảo này.

Các biện pháp an toàn khi sử dụng không gian mạng:

  • Kiểm tra thông tin kỹ càng trước khi thực hiện các giao dịch điện tử.
  • Không để lộ thông tin cá nhân như số điện thoại, số tài khoản ngân hàng cho người lạ, không công khai danh tính trực tiếp.
  • Cài mật khẩu đủ mạnh, nhiều lớp cho tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng.
  • Không nhấn vào các đường link không rõ ràng, thư nặc danh, gắn thẻ hàng loạt trên Facebook.
Thường xuyên cập nhập thông tin về các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng để chủ động phòng tránh.
Thường xuyên cập nhập thông tin về các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng để chủ động phòng tránh.

Đã được bổ sung trong luật hình sự mới nhất về hình thức đánh bạc lợi dụng mạng xã hội trong thời đại mới.

Vì sao nên cần luật sư tư vấn pháp lý liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Sự tham gia của luật với vai trò là người bào chữa sẽ giúp cho bị cáo, bị can bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại, giúp giảm án và ngăn chặn được các tình trạng oan, sai, tình trạng bức cung, nhục hình. Luật sư sẽ thay mặt bảo vệ cán công công lý trước những tội phạm của tổ chức, doanh nghiệp, công dân không được giải quyết đúng pháp luật vì một sức ép nào đó, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, không truy tố hoặc truy tố không đúng hành vi phạm tội. Có thể nói, “có một luật sư đứng cạnh còn đáng giá hơn cả trăm ngàn nhân chứng”.

Nếu bạn đang tìm người có thể uy tín, bản lĩnh, vững lập trường lẫn kiến thức chuyên môn để tư vấn luật về luật hình sự chiếm đoạt tài sản, hỗ trợ các hồ sơ giảm án, hiểu bản chất vấn đề thì các luật sư mà topchuyengia.vn đề xuất cho bạn đáng để bạn cân nhắc. 

KẾT LUẬN:

Trên đây là những thông tin cơ bản về tư vấn Luật hình sự chiếm đoạt tài sản. Những người thực hiện hành vi lừa đảo đánh trúng vào tâm lý không cần mất phí nhưng được quà, tiền hay lợi nhuận cao. Tuy nhiên đâu có gì là dễ dàng như vậy. Các thủ đoạn phức tạp hơn và khó xử lý thực hiện một cách có bài bản, như sàn giao dịch tiền ảo phát triển thành các ứng dụng trên điện thoại mà “con mồi” có thể đăng kí, sử dụng, nạp tiền một cách dễ dàng. Khi thua, người chơi luôn có tâm lý muốn gỡ lại số tiền đã mất và “tiền mất tật mang”. Khi mọi chuyện vỡ lẽ thì mới dám nói cho người thân biết. 

Tôi là Hoàng Thi - với niềm đam mê trong lĩnh vực về luật pháp như luật hôn nhân, luật dân sự, luật đất đai, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án tư vấn luật hôn nhân gia đình, đất đai, doanh nghiệp. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được và bạn có thể theo dõi để nâng cao vốn am hiểu về luật của mình
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng