NHỮNG QUY ĐỊNH CẦN BIẾT CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN

NHỮNG QUY ĐỊNH CẦN BIẾT CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN

14/10/2021

2035

0

Chia sẻ lên Facebook
NHỮNG QUY ĐỊNH CẦN BIẾT CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN

Bộ luật về quyền sở hữu tài sản có quy định gì, bảo vệ quyền và lợi ích của con người ra sao?,.. mà có thể thu hút nhiều người quan tâm đến vậy. Hãy cùng topchuyengia.vn tìm hiểu xem như thế nào nhé.

 

Pháp luật của nước Việt Nam hiện hành có rất nhiều Bộ luật khác nhau. Các bộ luật được chia làm các điểm, điều, khoản để quy định các nội dung cụ thể, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân, tổ chức. Một Bộ luật mà có lẽ rất nhiều người đều nghe nhắc đến đó chính là Bộ luật dân sự và một vấn đề mà cũng được nhiều người quan tâm chính là quyền sở hữu tài sản. Khi mà xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của mỗi con người đầy đủ hơn thì họ lại có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến quyền và lợi ích của mình được pháp luật bảo vệ như thế nào, khi đó chúng ta lại nghe nhắc đến nhiều hơn Luật dân sự về quyền sở hữu tài sản.

Quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự được định nghĩa như thế nào?

Quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự
Quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự

 

Quyền sở hữu tài sản là quyền cơ bản của mỗi công dân Việt Nam, quyền sở hữu là tiền đề của các mối quan hệ pháp luật dân sự về tài sản. Theo Điều 158 BLHS 2015 quy định thì quyền sở hữu là quyền bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu trong Bộ luật dân sự về quyền sở hữu nói rằng:

  • Quyền chiếm hữu là quyền mà công dân nắm giữ, quản lí tài sản. Trong đó chiếm hữu là việc mà chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản  một cách trực tiếp hay gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Quyền chiếm hữu được chia ra bao gồm: chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
  • Quyền sử dụng chính là quyền mà người được hưởng sẽ có quyền khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ tài sản. Được hiểu ngắn gọn là người được hưởng có quyền khai thác mọi lợi ích từ tài sản có được. Ngoài ra, quyền sử dụng cũng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
  • Quyền định đoạt tài sản chủ sở hữu là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Qua đó, quyền định đoạt cũng được thực hiện theo hai cách là quyết định số phận về mặt thực tế hoặc quyết định số phận về mặt pháp lí của tài sản.

Xem thêm bài viết luật dân sự ký hợp đồng nếu bạn thực hiện các vấn đề liên quan đến hợp đồng.

Các hình thức sở hữu tài sản mà Bộ luật dân sư về quyền sở hữu tài sản quy định

Các hình thức sở hữu tài sản
Các hình thức sở hữu tài sản

 

Hiện nay, pháp luật nước ta quy định có ba hình thức sở hữu tài sản như sau: sở hữu toàn dân, sở hữu chung, sở hữu riêng.

  • Đối với những tài nguyên thiên nhiên, đất đai,.. các tài sản mà do Nhà nước đầu tư và quản lí thì đó là những tài sản của công thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu, quản lí chung. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
  • Sở hữu riêng là hình thức mà quyền sở hữu thuộc về một cá nhân hoặc một pháp nhân. Tài sản hợp pháp mà thuộc sở hữu riêng thì sẽ không bị hạn chế về số lượng và giá trị của nó.
  • Cuối cùng là hình thức sở hữu chung. Sở hữu chung là sự sở hữu của nhiều người đối với một tài sản, được pháp luật quy định chia làm hai phần đó là sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

 Nếu bạn quan tâm đến việc chia tài sản thì bạn không thể bỏ qua bài viết luật dân sự chia thừa kế, ở bài viết này bạn có thể xem được nhiều hơn về các phân chia tài sản.

Xác lập quyền sở hữu tài sản khi nào?

 

Tư vấn luật quyền sở hữu tài sản được xác lập đối với các trường hợp sau đây:

  • Do sự lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do các hoạt động sáng tạo và thuộc đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
  • Có thể được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
  • Thu hoa lợi, lợi tức.
  • Được tạo thành tài sản mới do sáp nhập.
  • Được hưởng thừa kế.
  • Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
  • Khi chiếm hữu được lợi về tài sản.
  • Các trường hợp khác do Pháp luật quy định.

Qua đây, ta thấy được rằng trong các hợp đồng, các giao dịch dân sự về tài sản thì việc xác lập quyền sở hữu tài sản là vô cùng quan trọng bởi vì giúp xác định được thời điểm chuyển giao, thời điểm chịu rủi ro các vấn đề xoay quanh tài sản và xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia đối với tài sản. Từ đó tránh được những tranh chấp không mong muốn của các bên.

Tôn trọng quyền tài sản của người khác được Pháp luật quy định như thế nào?

Tôn trọng quyền tài sản của người khác được pháp luật quy định
Tôn trọng quyền tài sản của người khác được Pháp luật quy định

 

Tư vấn quyền sở hữu tài sản cũng cần được người khác và Nhà nước tôn trọng và pháp luật cũng có quy định rõ ràng về vấn đề này. 

Trách nhiệm của Nhà nước

  • Nhà nước phải có trách nhiệm ghi nhận các quy định, quyền sở hữu của công dân một cách rõ ràng trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật.
  • Nhà nước cũng phải quy định rõ ràng về các biện pháp và hình thức xử lí đối với những trường hợp xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác.
  • Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần phải có các biện pháp như tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu tài sản của chính mình và đặc biệt cần có ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân

  • Mỗi công dân cần có ý thức tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác.
  • Hơn nữa cần có ý thức không được xâm phạm tài sản của người khác.
  • Mỗi công dân khi phải vay nợ, mượn tài sản của người khác thì phải có trách nhiệm trả đầy đủ và đặc biệt là cần phải đúng hẹn.
  • Khi phải bắt buộc phải vay, mượn thì cần phải giữ gìn, bảo vệ tài sản của người khác một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.
  • Khi lỡ vay, mượn tài sản của người khác mà bị hư hỏng, thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường cho người khác.

 KẾT LUẬN


Trên đây là toàn bộ bài viết tóm tắt về việc tư vấn Luật dân sự về quyền sở hữu tài sản, chúng tôi hy vọng rằng nó thật sự hữu ích đối với các bạn. Có thể nói hệ thống pháp luật của nước Việt Nam ta vô cùng chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng, tất cả cũng vì sự bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi công dân. Luật dân sự về quyền sở hữu tài sản là quyền mà được rất nhiều người quan tâm, nó gắn kết và gần gũi với mọi người dân, vì vậy có lẽ rất nhiều bạn đọc vẫn còn trong mình những thắc mắc riêng, đừng chần chờ gì nữa mà hãy liên hệ với các chuyên gia trong topchuyengia.vn mà chúng tôi đã đề xuất phía trên nhé.

Tôi là Hoàng Thi - với niềm đam mê trong lĩnh vực về luật pháp như luật hôn nhân, luật dân sự, luật đất đai, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án tư vấn luật hôn nhân gia đình, đất đai, doanh nghiệp. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được và bạn có thể theo dõi để nâng cao vốn am hiểu về luật của mình

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng