Giao thông ở Nhật Bản và những điều cần lưu ý khi tham gia (mới 2024)

Giao thông ở Nhật Bản và những điều cần lưu ý khi tham gia (mới 2024)

08/05/2024

1191

0

Chia sẻ lên Facebook
Giao thông ở Nhật Bản và những điều cần lưu ý khi tham gia (mới 2024)

Hệ thống giao thông ở Nhật Bản cực kỳ phát triển và được thế giới đánh giá cao. Với sự đa dạng, đúng giờ và các phương tiện đã giúp cho người dân được dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc di chuyển. Trong bài viết này, Topchuyengia sẽ mang đến cho các những thông tin, kiến thức cần thiết khi tham giao thông tại đất nước mặt trời mọc này để giúp cho các bạn sinh viên dễ dàng hơn khi đi lại, di chuyển khi đến đất nước này để học tập và sinh sống.
 

Hệ thống giao thông ở Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những đất nước phát triển có được sự đầu tư khổng lồ vào việc nâng cấp và cải thiện hệ thống giao thông. Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp được sự đầu tư có quy mô lớn và hiệu quả này khi vừa sang đến xứ sở phù tang. Đặc biệt với sự phát triển cùng với sự đa dạng tuy nhiên chi phí cho việc di chuyển cực kỳ vừa phải và không quá cao để tạo điều kiện cho các bạn sinh viên và các nhân viên văn phòng nhiều hơn.

giao thông ở Nhật Bản 2021
giao thông ở Nhật Bản 2022

 

Hệ thống giao thông đường bộ tại Nhật Bản

Các tuyến đường giao thông Nhật Bản phân chia một cách rõ ràng và phân làn cho xe khi tham gia giao thông. Đặc biệt, khi vừa bước chân đến xứ sở mặt trời mọc này, các bạn sẽ dễ dàng bị choáng ngợp bởi hệ thống giao thông cực kỳ hiện đại và có tính quy củ. Hệ thống được đánh giá là khá dày đặc và đa dạng khiến cho các bạn dễ dàng di chuyển đến bất cứ đâu ở Nhật. Đường sắt và hàng không luôn có đa dạng chuyến và giờ duy chuyển. Khi di chuyển trong thành phố, các bạn có thể chọn đi bằng các phương tiện như tàu điện ngầm, xe bus, taxi,...

Hệ thống xe bus tại Nhật

Xe bus là một trong những phương tiện được người Nhật chọn là di chuyển chính để đi làm và đi học để giúp cho việc bảo vệ môi trường thay vì đi bằng xe cá nhân. Bên cạnh đó chính là việc hạn chế được sự ùn tắc giao thông trên các con đường trung tâm tại Nhật. Đặc biệt chính là văn hoá khi đi xe bus của người Nhật cũng được đánh giá cao bởi vì họ luôn giữ được trật từ và nghiêm túc đến mức tối đa để có thể đảm bảo được sự thoải mái và riêng tư của những người khác. Những tài xế lái xe bus bắt buộc phải trải qua một quá trình học dày dặn và nghiêm túc để có đầy đủ kinh nghiệm và trách nhiệm để có thể đảm bảo được sự an toàn của những hành khách.

giao thông ở Nhật Bản bus
Tư vấn du học Nhật với phương tiện xe bus


 

Hệ thống tàu điện ngầm tại Nhật Bản

Khi nhắc đến hệ thống giao thông ở Nhật Bản không thể nào không nhắc đến hệ thống tàu điện ngầm. Với mạng lưới dày đặc và cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất trên thế giới đã làm cho người dân ở đất nước này thoải mái và chọn lựa tàu điện ngầm để di chuyển hàng ngày và liên tục. Bên cạnh đó, hệ thống ga tàu điện ngầm rất dễ tìm kiếm và bắt gặp, các bạn chỉ cần dành ra 5 phút để di chuyển là sẽ thấy một nhà ga khi ở ngoại ô, và nếu ở trong nội đô Tokyo thì chỉ cần 2 đến 3 phút là có thể thấy được một nhà ga, rất tiện lợi cho nhưng ai du học Nhật hay du lịch.

giao thông ở Nhật Bản tàu điện ngầm
giao thông ở Nhật Bản tàu điện ngầm

 

Quy tắc tham gia giao thông ở Nhật

Dưới đây là những quy tắc cơ bản bắt buộc các bạn phải tuân theo khi muốn tham gia giao thông tại Nhật Bản:

  • Xe ô tô và xe đạp đi bên trái đường còn người đi bộ đi bên phải đường.
  • Người đi bộ được xe ô tô ưu tiên nhường đường.
  • Bắt buộc phải tuân theo tất cả các tín hiệu giao thông và bảng hiệu đường bộ.
  • Bắt buộc phải tuân theo các chỉ dẫn của cảnh sát giao thông.

Còn cụ thể những nguyên tắc cho từng loại phương tiện giao thông như sau:

Người đi bộ

  • Người đi bộ bắt buộc phải đi trên vỉa hè tại bất cứ nơi nào có vỉa hè. Người đi bộ luôn đi bên phải đường, ngược lại với Việt Nam. 
  • Khi qua đường, người đi bộ phải tuân theo các tín hiệu, sử dụng vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và chú ý quan sát cả hai phía trước khi sang đường.
  • Nếu đi ra ngoài vào ban đêm, hãy mặc áo sáng màu hoặc phản quang
  • Luôn tuân thủ đèn báo hiệu dành cho người đi bộ.
  • Không sử dụng điện thoại khi đi bộ vì việc này có thể khiến bạn mất tập trung và gây nguy hiểm.

Đi xe đạp

  • Người điều khiển xe đạp bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
  • Đi xe đạp trên vỉa hè là trái luật, đi trên đường là đúng luật. Nhưng, bạn có thể đạp xe trên vỉa hè trong các trường hợp sau đây: 
    • Khi biển báo chỉ đó là phần đường dành cho cả người đi bộ & xe đạp sử dụng
    • Khi xe đạp được sử dụng bởi người già 70 tuổi trở lên, trẻ sơ sinh, trẻ em hoặc người khuyết tật
    • Khi điều kiện đường giao thông bất thường (ví dụ như xe đỗ bất hợp pháp hoặc công trình đang thi công)
  • Không được phép đi song song với xe đạp khác.
  • Không sử dụng điện thoại di động khi đang đi xe đạp.
  • Khi đi xe đạp vào ban đêm, phải bật đèn pha khi đạp xe vào ban đêm.
  • Trẻ em khi đi xe đạp với cha mẹ cũng phải đội mũ bảo hiểm xe đạp.

Đi xe ô tô

  • Nghiêm cấm người lái xe không có giấy phép và sử dụng các chất cồn.
  • Phải tuân thủ các đèn giao thông, biển báo giao thông và các chỉ báo đường khác.
  • Đảm bảo rằng tất cả người trên xe cài chặt dây an toàn khi đi trên xe ô tô.
  • Trẻ em nào dưới 6 tuổi thì phải ngồi trên ghế dành cho trẻ nhỏ.
  • Nghiêm cấm vượt quá tốc độ tối đa được ghi rõ trên các biển.
  • Bạn phải luôn kiểm tra xem có người đi bộ nào đang băng qua đường không, nếu có, phải dừng lại và chờ họ đi qua.
  • Lúc mặt trời bắt đầu lặn, phải nhanh chóng bật đèn pha.
  • Tương tự, không sử dụng điện thoại di động trong khi lái xe.
  • Nếu bạn thấy một người cao tuổi đang điều khiển xe, bạn phải cố gắng giảm tốc độ xe của mình và lái xe cẩn thận, chú ý tới xe của họ.

Đi tàu điện ngầm

  • Bạn phải mua vé thì mới được lên tàu.
  • Đừng lỡ chuyến tàu cuối cùng vì đa số tàu đều dừng hoạt động lúc nửa đêm hoặc trễ nhất chỉ đến 1 giờ 30 phút sáng. Thời điểm này khó bắt taxi và phí đi taxi cũng rất đắt
  • Không mang hành lý cồng kềnh khi lên tàu vì sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh
  • Hạn chế nói chuyện điện thoại trên tàu điện và để điện thoại ở chế độ im lặng
  • Có khoang tàu riêng dành cho phụ nữ
  • Chỉ sử dụng ghế ưu tiên (cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người già) khi không có người ngồi, loại ghế này thường có màu sắc rực rỡ hơn ghế bình thường

 

Bài viết trên cho thấy được những đặc điểm về hệ thống giao thông tại Nhật Bản được chia sẻ bởi Topchuyengia. Các bạn hãy dựa vào những thông tin trên để có thể tham khảo và học hỏi để không phải bỡ ngỡ khi tham gia giao thông tại Nhật nhé. Nếu như các bạn có thêm những thắc mắc, câu hỏi khác hãy để Topchuyengia tư vấn, chia sẻ và hỗ trợ cho các bạn.

Ái My là một tác giả lớn của Topchuyengia. Với nhiều năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung về định hướng nghề nghiệp cho các học sinh, sinh viên. Sở hữu nhiều kỹ năng về dạy học và hướng nghiệp cho các bạn trẻ, cô đã tham gia cộng tác cùng Topchuyengia trong công tác đào tạo và bài viết để mang lại nhiều kiến thức chuyên môn hơn đến người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng