Khối Xã hội gồm những ngành nào - Cập nhật ngành mới 2024

Khối Xã hội gồm những ngành nào - Cập nhật ngành mới 2024
Ái My

04/01/2024

500

0

Chia sẻ lên Facebook
Khối Xã hội gồm những ngành nào - Cập nhật ngành mới 2024

Khối xã hội gồm những ngành nào? Ra trường có việc làm không? Đây là  những câu hỏi mà Topchuyengia nhận được nhiều nhất trong thời gian qua. Cũng giống như khối Tự nhiên, khối Xã hội cũng có những tính chất thú vị và cơ hội việc làm rộng mở chứ không hề thua kém khối ngành nào. Vậy chúng ta đã hiểu như thế nào về khối Xã hội? Hãy cùng tìm hiểu bài viết cùng Topchuyengia ngay thôi!

 

Ngoài ra, nếu bạn vẫn đang “chìm” trong những câu hỏi về khối Xã hội thì hãy sử dụng ứng dụng Askany - giải pháp hàng đầu giúp bạn kết nối với những chuyên gia trong lĩnh vực hướng nghiệp. Những chuyên gia sẽ thấu hiểu và gợi ý định hướng cực kỳ phù hợp với bản thân bạn. Hãy sử dụng thời gian hiệu quả bằng Askany.

 

Hiện nay khối Xã hội gồm những môn học nào? 

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khối Xã hội được tạo nên bởi các môn chính: 

  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Ngoại ngữ
  • Giáo dục công dân

Dựa vào các môn chính này, khối Xã hội tạo nên rất nhiều tổ hợp môn (tính cả tổ hợp khối C và khối D). Một số tổ hợp nổi bật là:

khối xã hội gồm những ngành nào
Khối Xã hội tạo nên rất nhiều tổ hợp môn (tính cả tổ hợp khối C và khối D)
  • Khối thi C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
  • Khối thi C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • Khối thi D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • Khối thi D44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp
  • Và các tổ hợp khác nữa
 

Xem thêm:

Những ngành nào nổi bật cho người học khối Xã hội?

Với những tổ hợp môn học đa dạng như trên, các chương trình đào tạo cũng như cơ hội nghề nghiệp của khối Xã hội cũng được mở rộng. Hãy tìm hiểu ngay khối Xã hội gồm những ngành nào.

Ngành Luật

khối xã hội gồm những ngành nào
Luật là một ngành nổi bật khi nghĩ đến khối Xã hội

Luật là một ngành nổi bật khi nghĩ đến khối Xã hội. Có lẽ vì đặc trưng của ngành Luật là tính xã hội, yêu cầu sinh viên phải hiểu được lý thuyết và có những quan điểm riêng trên góc nhìn luật pháp, xã hội, nhân quyền, v.v 

 

Theo học ngành Luật, bạn sẽ tiếp cận với kiến thức cơ bản của tất cả bộ luật chứ không chỉ tập trung vào một lĩnh vực. Từ đó, bạn sẽ được trang bị một loạt kiến thức nền tảng như Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Quốc tế, Luật Đất đai, v.v

 

Vì lý do trên, cơ hội việc làm của ngành Luật cũng đa dạng, bạn có thể trở thành luật sư chuyên nghiệp, cố vấn luật cho doanh nghiệp hoặc tham gia vào các cơ quan nhà nước. 

Ngành Truyền thông - Báo chí

khối xã hội gồm những ngành nào
Một ngành đặc trưng khác của khối Xã hội là Truyền thông - Báo chí

Một ngành đặc trưng khác của khối Xã hội là Truyền thông - Báo chí. Yêu cầu cao về ngôn từ và khả năng diễn giải ngôn từ cũng như các góc nhìn thời đại, những công việc trong ngành Truyền thông - Báo chí được xem là cần thiết trong xã hội.

 

Với nhóm ngành Xã hội này, bên cạnh các kiến thức nền tảng, bạn cũng phải trang bị một loạt kỹ năng mềm cho bản thân. Đó có thể là kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, tin học văn phòng, lễ tân, tổ chức sự kiện, hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp, quan hệ quốc tế, v.v

 

Trong thời đại này, khi Truyền thông - Báo chí trở thành phương tiện trao-nhận thông tin phổ biến, cơ hội việc làm cũng phong phú hơn. Bạn có thể tìm việc tại các tòa soạn, đài truyền hình, công ty truyền thông/ quảng cáo/ quan hệ công chúng/ tổ chức sự kiện, doanh nghiệp, v.v 

Ngành Ngoại ngữ

khối xã hội gồm những ngành nào
bạn sẽ được đào tạo kỹ năng biên-phiên dịch chuyên nghiệp

Với xu hướng hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, ngoại ngữ chính là “chìa khóa” giúp bạn phát triển và trở thành công dân toàn cầu.

 

Bên cạnh kiến thức về một ngôn ngữ và văn hóa đất nước nhất định (ví dụ như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, v.v), bạn sẽ được đào tạo kỹ năng biên-phiên dịch chuyên nghiệp. Đó là một kỹ năng mà không phải người nào có vốn ngoại ngữ cũng làm được.

 

Nắm bắt được xu hướng này, nghề nghiệp của ngành ngoại ngữ ngày càng được mở rộng. Ngoài nghề phiên dịch viên (cho cá nhân, doanh nghiệp, công ty dịch thuật, làm nghề tự do), bạn còn có thể phát triển thêm kỹ năng để trở thành thư ký, hướng dẫn viên du lịch và làm việc trong nhiều lĩnh vực (công nghệ, luật, du học & định cư, du lịch, xuất bản sách, v.v).

Ngành Sư phạm

khối xã hội gồm những ngành nào
Một ngành trong khối Xã hội mang tính truyền thống nhưng không bao giờ biến mất đó là Sư phạm

Một ngành trong khối Xã hội mang tính truyền thống nhưng không bao giờ biến mất đó là Sư phạm. Để trở thành giáo viên, ngoài kiến thức chuyên môn thì bạn bắt buộc phải được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm. 

Theo học ngành này, bạn có thể trở thành giáo viên bộ môn cụ thể như giáo viên Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, v.v Ngoài ra, nếu bạn yêu thích và nắm vững kiến thức tiếng Anh, bạn có thể trở thành giáo viên của trường công lập hoặc quốc tế. Bên cạnh đó, bạn có thể dạy chuyên về các chứng chỉ cần thiết như Toeic hoặc Ielts thậm chí là mở trung tâm dạy tiếng Anh.

Ngành Văn hóa - Du lịch

khối xã hội gồm những ngành nào
Một nhóm ngành nổi bật của khối Xã hội là Văn hóa - Du lịch

Một nhóm ngành nổi bật của khối Xã hội là Văn hóa - Du lịch. Đặc trưng của ngành này là tiếp cận càng nhiều nền văn hóa, rèn dũa càng nhiều kỹ năng càng tốt. Một số kỹ năng cần thiết là kỹ năng giao tiếp, lễ tân, thuyết trình, lập và thực thi kế hoạch, xử lý tình huống, v.v

 

Theo ngành này, bạn có cơ hội trở thành hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều phối tour du lịch, travel blogger, v.v tùy theo lĩnh vực bạn yêu thích và khả năng phát triển của bạn trong nghề.

Các bước xác định đúng ngành khi theo khối Xã hội

Một vài mẹo để bạn xác định đâu là ngành nghề khối Xã hội phù hợp với mình:

  • Tìm hiểu bản thân: Thông qua nhiều phương tiện như các bài kiểm tra tính cách (MBTI), đọc sách, v.v. Mục tiêu là bạn thấu hiểu bản thân mình đam mê điều gì, thế mạnh là gì, nhược điểm ở đâu, có nguồn lực nào đã có và chưa có v.v
  • Tham gia các hoạt động thực tế, tham khảo người trong nghề: Hãy dành thời gian để tìm hiểu ngành học yêu thích của mình qua các buổi tọa đàm, giao lưu, hội thảo. Từ đó, bạn sẽ có góc nhìn sâu sắc hơn thông qua câu chuyện của người trong nghề.
  • Sau khi đã rõ về bản thân, bạn tìm hiểu và khoanh vùng phạm vi những ngôi trường đào tạo ngành nghề đó. Từ đó, bạn chắc lọc và xếp hạng ưu tiên từng trường theo hoàn cảnh gia đình và mong muốn của bản thân.
  • Cuối cùng, bạn lên kế hoạch để đáp ứng những điều kiện mà ngôi trường Đại học/ Cao đẳng đó. Từ đó, bạn sẽ biết nên dành nhiều thời gian cho môn học nào tại trường lớp. 

Xem thêm:

 

Sau bài viết này, bạn đã hiểu hơn về những ngành nghề nổi bật của khối Xã hội chưa? Với cơ hội việc làm đa dạng ngày nay, chắc chắn những ngành học của khối Xã hội sẽ luôn được chào đón dù ở doanh nghiệp, tổ chức nào. 

 

Nếu những thông tin trên vẫn chưa giúp bạn hiểu và quyết định hướng đi của mình thì Topchuyengia sẽ gợi ý thêm nền tảng thông minh Askany cho bạn. Đây là ứng dụng hỗ trợ bạn kết nối với chuyên gia giàu kinh nghiệm của những lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó có hướng nghiệp. Thử Askany ngay hôm nay để khám phá ngành học khối Xã hội cũng như nghề nghiệp phù hợp với mình nhé!

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng