Làm tổ chức sự kiện học ngành gì, khối nào, học trường nào?

Làm tổ chức sự kiện học ngành gì, khối nào, học trường nào?

14/07/2024

820

0

Chia sẻ lên Facebook
Làm tổ chức sự kiện học ngành gì, khối nào, học trường nào?

Tổ chức sự kiện học ngành gì thì hợp lý? Ngành Tổ chức sự kiện tuy vẫn còn mới mẻ nhưng sức hút đối với người trẻ thì chưa bao giờ giảm. Nếu bạn hứng thú với lĩnh vực này và đang trong giai đoạn tìm hiểu về ngành học thì đây là bài viết của Topchuyengia dành cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ứng dụng Askany - Đây là một nền tảng thông minh giúp bạn kết nối nhanh chóng và tiện lợi với các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp trong ngành Tổ chức sự kiện giúp bạn trả lời những thắc mắc mà bạn đang gặp phải.

 

Tổ chức sự kiện là gì?

Tổ chức sự kiện là tổng quan tất cả các hoạt động được sắp xếp theo lịch trình và nội dung cụ thể. Hoạt động này có mục tiêu là truyền tải thông điệp cụ thể nào đó và thu hút khán giả tùy vào quy mô và loại hình sự kiện.

tổ chức sự kiện học ngành gì
Tổ chức sự kiện là tổng quan tất cả các hoạt động được sắp xếp theo lịch trình và nội dung cụ thể

Các đầu việc chính của Tổ chức sự kiện gồm: Nhận thông tin từ khách hàng, lên kế hoạch, lên kịch bản, dự trù kinh phí, truyền thông, thiết kế,...Một số loại hình sự kiện nổi bật hiện nay có thể kể đến đại nhạc hội ngoài trời, triển lãm, hội thảo, lễ trao giải, công chiếu phim, họp báo, đám cưới,...Mỗi loại hình sẽ có mục đích và cách thức triển khai riêng biệt. 

Để biết bản thân phù hợp với loại hình sự kiện nào nhất trong lĩnh vực này, bạn có thể đăng ký các buổi tư vấn miễn phí 1:1 với những chuyên gia hướng nghiệp dày dạn kinh nghiệm trên Askany.  Để lại câu hỏi và bạn sẽ được nhận ngay 15 phút tư vấn miễn phí với chuyên gia hàng đầu thị trường.

Nghề tổ chức sự kiện học ngành gì?

Hãy cùng Topchuyengia tham khảo một số ngành học liên quan đến lĩnh vực Tổ chức sự kiện nhé! 

Ngành Quản trị sự kiện

tổ chức sự kiện học ngành gì
Ngành học sử dụng kiến thức quản trị dự án ứng dụng vào việc lập kế hoạch và triển khai sự kiện

Đây là ngành học sử dụng kiến thức quản trị dự án ứng dụng vào việc lập kế hoạch và triển khai sự kiện. Ngành này đào tạo các kỹ năng cơ bản của lĩnh vực như tổ chức sự kiện, marketing, lập kế hoạch, quan hệ công chúng,... Tùy theo đề cương môn học của từng trường, bạn sẽ được trang bị các kiến thức khác nhau như cách tổ chức và vận hành sự kiện, phân tích tâm lý khách hàng, sử dụng công nghệ trong sự kiện,...

Ngành Quan hệ công chúng (PR)

Quan hệ công chúng (PR) là cầu nối giữa doanh nghiệp và cộng đồng. Mục đích của PR là định hình, khẳng định thương hiệu và kiểm soát danh tiếng của thương hiệu. Theo học ngành này, bạn sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về truyền thông, báo chí trong xã hội. Sự kiện là một trong những công cụ tốt nhất để kết nối giới báo chí, nghệ sĩ, KOL, công chúng với thương hiệu. 

Ngành Truyền thông

Truyền thông là quá trình tương tác, trao đổi thông tin giữa nhiều nhóm đối tượng với nhau thông qua các hình thức khác nhau. Mục tiêu của truyền thông là cung cấp thông tin, truyền tải giá trị nào đó. Đây là một ngành học lớn, có thể được chia nhỏ thành 04 nhóm là: Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông báo chí, Nghiên cứu truyền thông và Truyền thông thực hành. 

 

Mỗi tổ chức luôn cần truyền thông nội bộ và truyền thông bên ngoài. Theo học ngành Truyền thông, bạn có thể lên kế hoạch, thực hiện chương trình truyền thông nhằm lan tỏa giá trị của công ty đến công chúng.  

Ngành Nhân sự

tổ chức sự kiện học ngành gì
Nhân sự là một yếu tố không thể thiếu và quyết định thành công của sự kiện

Bộ phận Nhân sự chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ nhân viên từ A-Z với các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, quản lý phúc lợi, hành chính, đánh giá hiệu suất...Theo học ngành này, bạn sẽ được tiếp cận với đa dạng kiến thức như quản trị học, quản trị tài chính, khoa học xã hội nhân văn, luật Lao động,...

 

Nhân sự là một yếu tố không thể thiếu và quyết định thành công của sự kiện. Tùy theo quy mô sự kiện, bạn sẽ quyết định số lượng nhân sự và phân công công việc cho từng người. Đồng thời, bạn sẽ đào tạo đội ngũ cộng tác viên, PG, PB để đảm bảo tính chuyên nghiệp của sự kiện.

Ngành Du lịch và Khách sạn

Bên cạnh những cơ hội công việc trong mảng Du lịch, những bạn theo học ngành này vẫn có thể tổ chức sự kiện. Theo học ngành này, bạn sẽ luyện được những kỹ năng giao tiếp, dịch vụ, thấu hiểu tâm lý khách hàng, quản lý thời gian,... Vì vậy, khi nắm vững những kỹ năng trên thì bạn hoàn toàn có thể góp mặt vào đội ngũ tổ chức sự kiện. 

Tố chất cần có để làm tổ chức sự kiện

Khả năng chịu áp lực: Ngành tổ chức sự kiện được ví như "làm dâu trăm họ" vì phải làm việc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Mỗi sự kiện có thông điệp và mục tiêu riêng, tạo áp lực lớn về thời gian và công tác tổ chức cho người tổ chức sự kiện. Do đó, khả năng chịu áp lực từ sự kiện và khách hàng là kỹ năng cần thiết của người làm sự kiện.

Khả năng teamwork: Để tổ chức sự kiện thành công, chuyên viên tổ chức sự kiện cần có kỹ năng tổ chức và làm việc nhóm. Họ cần hòa đồng, hợp tác và nhiệt tình. Các công việc thường phải làm việc nhóm bao gồm: trang trí, kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, dựng sân khấu, và lên kịch bản.

Tố chất cần có để làm tổ chức sự kiện
Tố chất cần có để làm tổ chức sự kiện

Khả năng giao tiếp: Để lên kế hoạch tỉ mỉ cho sự kiện, cần trao đổi kỹ lưỡng với đối tác để hiểu mong muốn và thông điệp họ muốn truyền tải. Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong sự kiện, do đó, chuyên viên tổ chức cần nhanh nhẹn nắm bắt tình hình và linh hoạt xoay chuyển tình thế để đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ.

Khả năng sáng tạo: Người làm trong ngành tổ chức sự kiện phải sáng tạo ý tưởng hàng ngày và cập nhật xu hướng hiện tại để sự kiện của mình nổi bật. Họ cần hướng khách hàng đến những concept mới và linh hoạt ý tưởng, kịch bản. Kỹ năng linh hoạt trong công tác tổ chức, hoạch định và chuẩn bị kịch bản giải quyết rủi ro sẽ giúp sự kiện diễn ra thành công và hiệu quả.

Tổ chức sự kiện thi khối nào?

Đối với các bạn đang học cấp Trung học Phổ thông, các bạn có thể theo học khối A, A1, C, D, D14,... để theo đuổi ngành này. Còn nếu bạn chưa biết mình nên thi khối nào? Tham gia ngay buổi tư vấn hướng nghiệp trực tiếp 1:1 với các chuyên gia Askany đã làm việc lâu năm trên thị trường Việt Nam. Bạn sẽ được hướng dẫn cá nhân chính xác về ngành học phù hợp nhất với mình.

Những trường đại học nào đào tạo ngành Tổ chức sự kiện?

tổ chức sự kiện học ngành gì
Các trường đại học đào tạo ngành Tổ chức sự kiện uy tín hiện nay

Hiện nay, bạn có thể theo học ngành Tổ chức sự kiện tại những trường sau:

Khu vực miền Bắc:

  • Trường Đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội: Khoa đạo diễn sự kiện - lễ hội (đạo diễn sân khấu)
  • Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa báo chí
  • Học viện Báo chí Tuyên truyền: Ngành PR
  • Đại học Văn hoá Hà Nội: Ngành tổ chức sự kiện văn hoá
  • Đại học Nhân văn Hà Nội: Khoa du lịch

Khu vực miền Nam:

  • Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn: Khoa du lịch/ quản trị sự kiện
  • Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học TP.HCM: Ngành Quan hệ quốc tế
  • Đại học Văn Lang: Ngành Quan hệ công chúng
  • Đại học Tôn Đức Thắng: Chuyên ngành kinh doanh thể thao và tổ chức sự kiện

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về những ngành liên quan tại các trường đại học, cao đẳng khác.

 

Nếu theo học và làm việc đúng ngành, bạn sẽ có lợi thế hơn những ứng viên khác. Tuy nhiên, ngoài yếu tố ngành học thì nhà tuyển dụng sẽ quan tâm về kinh nghiệm thực tế trong ngành của bạn. Nếu bạn thường xuyên tham gia, làm cộng tác viên cho những sự kiện hoặc tự tổ chức những hoạt động trong mảng này thì bạn có thể được gọi là “dân trong ngành” rồi đó! 

Xem thêm:

Mức lương và vị trí trong ngành tổ chức sự kiện

Để tổ chức được một sự kiện thành công, toàn bộ cả đoàn cần có sự phối hợp tốt giữa các bộ phận. Do đó mà ngành tổ chức sự kiện có rất nhiều vị trí khác nhau với mức thu nhập đa dạng như:

Đạo diễn sự kiện: Người giữ vai trò cao nhất trong các sự kiện, có thể là một cá nhân hoặc một nhóm. Đạo diễn sự kiện thường được phân chia thành nhiều lĩnh vực như: đạo diễn sân khấu, đạo diễn âm nhạc, đạo diễn kịch bản và đạo diễn ánh sáng. Công việc của họ bao gồm việc lên ý tưởng, thực hiện và đảm bảo các nhiệm vụ tương tự. Mức lương trung bình của đạo diễn sự kiện dao động từ 20 đến 50 triệu đồng. Thu nhập của họ có thể được trả theo tháng hoặc theo từng sự kiện cụ thể.

Điều phối viên sự kiện: Những người thường mặc đồ đen và cầm bộ đàm trong sự kiện, vị trí thường thấy là tại bàn điều khiển và sau cánh gà sân khấu, cũng có một số điều phối viên phụ trách khu vực đón tiếp khách. Nhiệm vụ của điều phối viên là đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ bằng cách điều phối nhân sự, âm thanh và ánh sáng. Các điều phối viên sự kiện thường có ít nhất một năm kinh nghiệm. Mức lương cho mỗi sự kiện của họ dao động từ 1 đến 10 triệu đồng, tùy thuộc vào vị trí phụ trách và quy mô của sự kiện.

Mức lương và vị trí trong ngành tổ chức sự kiện
Mức lương và vị trí trong ngành tổ chức sự kiện

Nhân viên kinh doanh sự kiện (sale event): Đây là vị trí đòi hỏi ngoại hình ưa nhìn và am hiểu về giá cả thị trường để có thể tư vấn cho khách hàng về các thiết bị, địa điểm, và nhân sự phù hợp cho sự kiện. Để giành được một hợp đồng sự kiện, nhân viên kinh doanh cần có sự khéo léo, khả năng tạo mối quan hệ và ít nhất một năm kinh nghiệm. Nếu chỉ tư vấn về thiết bị hoặc nhân sự, thì chỉ cần vài tháng kinh nghiệm là đủ. Mức lương cơ bản của nhân viên kinh doanh sự kiện dao động từ 8 đến 12 triệu đồng, kèm theo hoa hồng doanh số.

Thiết kế đồ họa 2D/3D: Đảm nhiệm việc thiết kế các ấn phẩm, quà tặng, danh thiếp, portfolio, hồ sơ năng lực để hỗ trợ đấu thầu sự kiện, backdrop, banner, standee, hoặc mô hình 3D của sân khấu và toàn bộ chương trình sự kiện. Người thiết kế đồ họa 3D đóng vai trò quan trọng trong việc chốt hợp đồng và nhận dự án. Mức lương của nhà thiết kế dao động từ 8 đến 30 triệu đồng, tùy vào hiệu suất công việc.

Trợ lý sự kiện: Đảm nhận các công việc chưa có người phụ trách như cài đặt micro cho ca sĩ, hướng dẫn đường đi, thậm chí là bê vác và dán sticker, v.v. Trợ lý sự kiện thường là sinh viên thực tập hoặc các nhân viên PG, PB. Mức lương của trợ lý sự kiện thường dao động từ 500.000 đến 1 triệu đồng.

Kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng: Chịu trách nhiệm vận hành hệ thống âm thanh và ánh sáng theo yêu cầu của đạo diễn âm thanh và ánh sáng. Mức lương cho mỗi sự kiện thường dao động từ 1 đến 5 triệu đồng.

Nhà sáng tạo nội dung (copywriter): Chịu trách nhiệm xây dựng nội dung cho sự kiện, bao gồm việc lên ý tưởng và nội dung để truyền thông sự kiện. Mức lương thường dao động từ 8 đến 12 triệu đồng.

 

Hy vọng những chia sẻ của Topchuyengia về câu hỏi “Tổ chức sự kiện học ngành gì?” sẽ giúp bạn sớm có những định hướng phù hợp với bản thân. Không ngừng học tập và tích lũy kinh nghiệm thực tế để góp phần tạo nên những sự kiện thành công bạn nhé! Nếu bạn đang tìm kiếm sự tư vấn cá nhân hóa và chuyên sâu hơn, hãy sử dụng ứng dụng Askany để kết nối với những chuyên gia trong lĩnh vực này nhanh nhất. Tải Askany ngay hôm nay để được giao lưu cùng “người trong ngành” thôi!

Ái My là một tác giả lớn của Topchuyengia. Với nhiều năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung về định hướng nghề nghiệp cho các học sinh, sinh viên. Sở hữu nhiều kỹ năng về dạy học và hướng nghiệp cho các bạn trẻ, cô đã tham gia cộng tác cùng Topchuyengia trong công tác đào tạo và bài viết để mang lại nhiều kiến thức chuyên môn hơn đến người đọc.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng