Các cấp độ của lập trình viên: Những kỹ năng và kiến thức cần có ở mỗi cấp độ

Các cấp độ của lập trình viên: Những kỹ năng và kiến thức cần có ở mỗi cấp độ

20/05/2024

560

0

Chia sẻ lên Facebook
Các cấp độ của lập trình viên: Những kỹ năng và kiến thức cần có ở mỗi cấp độ

Bạn đã biết các cấp độ của lập trình viên hiện nay hay chưa? Mức lương ở các cấp bậc khác nhau là bao nhiêu? Cơ hội thăng tiến hơn trong tương lai là như thế nào? Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định được mục tiêu cũng như định hướng phát triển cho bản thân. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Topchuyengia, các câu trả lời của bạn sẽ được giải đáp cụ thể nhất. 

 

Thông thường, bạn sẽ có 2 con đường để lựa chọn là Technical path và Management path. Tương ứng với mỗi Career Path sẽ có các các cấp độ của lập trình viên với tên gọi khác nhau. Dưới đây là một số thông tin mà bạn có thể tham khảo.

Trainee - cấp độ của lập trình viên

Mức lương: khoảng từ 3 đến 6 triệu đồng mỗi tháng

các cấp độ của lập trình viên
Cấp độ đầu tiên của lập trình viên - Thực tập sinh 

Thực tập sinh lập trình là những sinh viên mới tốt nghiệp đang bắt đầu hành trình khám phá công việc lập trình. Nhiệm vụ chính của họ là học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn tại nơi làm việc. Đây cũng là một quá trình cọ sát thực tế giúp cho các trainee tiếp cận được với các công ty mà mình mong muốn.

 

Hiện nay, nhiều công ty lớn trong và ngoài nước cung cấp chương trình thực tập, cơ hội học tập tại doanh nghiệp (IBL) và lộ trình phát triển sau khi tốt nghiệp cho các thực tập sinh IT. Mỗi nhà tuyển dụng có kỳ vọng riêng đối với các thực tập sinh, nhưng thông thường họ sẽ tìm kiếm ứng viên có kiến thức về phát triển phần mềm hoặc đam mê và có năng lực học hỏi.

Xem thêm: Ứng dụng mobile bằng ngôn ngữ flutter dễ dàng, tiện lợi

 
Đây là giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp của chuyên viên IT. Khi thực tập, họ có thể đưa ra quyết định xem CNTT có phù hợp với mình hay không. Mình có đủ đam mê và kỹ năng để theo đuổi công việc việc tương lai này không.

XEM THÊM:

Fresher Developer - cấp độ của lập trình viên

các cấp độ của lập trình viên
Có 2 con đường để bạn phát triển sự nghiệp trong nghề lập trình viên là: Technical path và Management path

Mức lương: khoảng từ 6 triệu đồng đến 15 triệu đồng mỗi tháng.

 

Fresher/ Junior Developer là những nhân viên lập trình mới vào nghề. Họ thường là những sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm. Các Fresher thường đã trải qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp và có những kiến thức vững chắc được tiếp thu và cập nhật khi còn trên ghế nhà trường.

 

Thông thường, một Fresher Developer sẽ đảm nhiệm một số công việc không quá lớn trong những dự án của công ty. Những công việc mà Fresher developer được giao thường ở mức vừa phải, phù hợp với năng lực và sẽ được các leader hỗ trợ khi gặp khó khăn hoặc không  biết cách giải quyết.

 

Xem thêm: Code ứng dụng video call dễ dàng, nhanh chóng - Xem ngay

Mid-level Developer - cấp độ của lập trình viên

các cấp độ của lập trình viên
Mid-level Developer là một vị trí trong ngành lập trình viên nằm giữa Junior Developer và Senior Developer

Mức lương: khoảng từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng mỗi tháng

 

Mid-level Developer là một vị trí trong ngành lập trình viên nằm giữa Junior Developer và Senior Developer. Các công việc chính của một Mid-level Developer bao gồm thiết kế và triển khai các giải pháp phần mềm, lập trình các chức năng mới và bảo trì các sản phẩm phần mềm hiện có. 

 

Để trở thành một Mid-level Developer, bạn phải có kiến thức nền tảng và ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghệ thông tin. Họ cũng phải có khả năng làm việc độc lập và trong nhóm, đọc hiểu tài liệu kỹ thuật, giải thích định nghĩa và thiết kế các giải pháp phần mềm.

 

Mid-level Developer cũng phải làm việc teamwork với các thành viên khác trong đội, bao gồm những người quản lý dự án, test engineers và business analysts để đảm bảo rằng sản phẩm phần mềm được phát triển và vận hành hiệu quả.

Senior Developer - cấp độ của lập trình viên

Mức lương: khoảng từ 30 triệu đồng đến 60 triệu đồng mỗi tháng

 

Để trở thành một Senior Developer, lập trình viên phải có kinh nghiệm 3-5 năm làm việc và đã có nhiều thành công trong các dự án phát triển phần mềm trước đó.

các cấp độ của lập trình viên
Senior Developer thường có kiến thức chuyên sâu về các ngôn ngữ lập trình

Senior Developer thường đảm nhận vai trò lãnh đạo (Team Leader) trong dự án phát triển phần mềm và có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp. Ngoài ra, Senior Developer cũng có trách nhiệm đào tạo và hướng dẫn các thành viên mới của nhóm.

 

Senior Developer thường có kiến thức chuyên sâu về các ngôn ngữ lập trình, kiến trúc phần mềm, thiết kế cơ sở dữ liệu và quản lý dự án. Họ cũng có khả năng giao tiếp và làm việc cùng các thành viên trong nhóm, cũng như khách hàng để hiểu và đáp ứng các yêu cầu của họ.

 

Mức lương của một Senior Developer thường khá cao và họ có nhiều cơ hội để thăng tiến để trở thành nhà quản lý dự án (Manager) hoặc chuyên gia kiến ​​trúc phần mềm (Software Architecture).

Software Architecture - cấp độ của lập trình viên

Mức lương: trên 40 triệu đồng mỗi tháng.

 

Các nhiệm vụ của một Software Architect bao gồm:

  • Thiết kế kiến trúc phần mềm
  • Đánh giá và cải thiện kiến trúc phần mềm hiện tại
  • Tìm kiếm và đề xuất các công nghệ mới cho kiến trúc phần mềm
  • Hỗ trợ lập trình viên và các thành viên khác trong nhóm phát triển phần mềm
  • Xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến kiến trúc phần mềm
  • Đảm bảo tính mở rộng, bảo trì, sử dụng, hiệu năng và bảo mật của hệ thống phần mềm
các cấp độ của lập trình viên
Thiết kế kiến trúc phần mềm là một phần công việc của chức vụ này

Để trở thành một Software Architect, người ta cần có kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ trong ngành lập trình, đặc biệt là trong việc thiết kế và triển khai kiến trúc phần mềm. Các bằng cấp như Đại học hoặc cao hơn trong lĩnh vực Khoa học máy tính hoặc Công nghệ thông tin cũng được đánh giá cao. 

 

Ngoài ra, các chứng chỉ chuyên môn như AWS Certified Solutions Architect hay Microsoft Certified: Azure Solutions Architect Expert cũng là một lợi thế cho những người muốn trở thành một Software Architect.

Manager - cấp độ của lập trình viên

Mức lương: trên 40 triệu đồng mỗi tháng.

 

Các Manager này thường có trách nhiệm quản lý các dự án phát triển phần mềm, đảm bảo các mục tiêu dự án được đạt được, và đưa ra các quyết định chiến lược cho công ty. Các Manager phải có kinh nghiệm và kiến thức vững vàng trong lập trình để có thể hiểu và giám sát các hoạt động của team. Tuy nhiên, họ cũng phải có các kỹ năng quản lý như quản lý thời gian, quản lý ngân sách và quản lý nhân sự. 

các cấp độ của lập trình viên
Quản lý và định hướng chiến lược

Công việc của một Manager trong ngành lập trình bao gồm:

  • Quản lý dự án
  • Quản lý nhân sự
  • Quản lý tiến độ
  • Quản lý rủi ro
  • Giao tiếp và tương tác với các bên liên quan khác trong dự án, bao gồm các nhà phát triển, khách hàng, nhà cung cấp và các bộ phận khác trong công ty.
  • Định hướng chiến lược

CTO - cấp độ của lập trình viên

các cấp độ của lập trình viên
Một chức vụ quản lý cấp cao trong công ty

CTO (Chief Technology Officer) là một chức vụ quản lý cấp cao trong công ty, có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý chiến lược công nghệ của công ty. CTO thường là người đứng đầu bộ phận công nghệ thông tin (IT) và là đối tác chiến lược của CEO. Nói một cách dễ hiểu thì CTO sẽ chịu trách nhiệm về công nghệ như sử dụng tech nào, ngôn ngữ nào cho dự án của công ty. 

Director - cấp độ của lập trình viên

các cấp độ của lập trình viên
Chức vụ Director (Giám đốc) là vị trí lãnh đạo cấp cao

Chức vụ Director (Giám đốc) là vị trí lãnh đạo cấp cao, trực tiếp thiết lập và thực hiện chiến lược công nghệ thông tin cho một tổ chức. Một số công việc chính của Director thường liên quan đến quản lý nhân sự IT, tổ chức cũng như đánh giá về nhu cầu, mục tiêu và đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp. Nói một cách dễ hiểu thì Director sẽ chịu trách nhiệm về việc quản lý các chuyên gia CNTT về mặt nhân sự và con người. 

 

Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được các cấp độ của lập trình viên hiện nay. Mức lương và tốc độ thăng tiến còn tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ cũng như kỹ năng mềm của mỗi người. Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp ích cho các bạn trong việc hiểu rõ hơn về "các cấp độ của lập trình viên" và hãy đọc thêm những bài viết cùng chủ đề trên website của Topchuyengia. 

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng