Ngành kỹ thuật phần mềm là gì? - Khám phá ngay

Ngành kỹ thuật phần mềm là gì? - Khám phá ngay
Ái My

16/06/2023

777

0

Chia sẻ lên Facebook
Ngành kỹ thuật phần mềm là gì? - Khám phá ngay

Bạn có biết ngành Kỹ thuật phần mềm là gì không? Đây là một ngành học liên quan đến việc thiết kế, phát triển, kiểm thử và bảo trì các phần mềm cho các hệ thống máy tính, thiết bị di động, trang web và ứng dụng. Nếu bạn quan tâm đến ngành này, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về triển vọng nghề nghiệp và mức lương của ngành qua bài viết dưới đây của Topchuyengia.


Tuy nhiên, nếu bạn đang thắc mắc không biết có nên học ngành Kỹ thuật phần mềm năm 2024 hay không. Tốt nhất bạn nên nhờ đến sự tư vấn từ những người đã từng trải qua quá trình học tập và làm việc trong lĩnh vực này. Vậy bạn có thể kết nối với những chuyên gia hoặc cựu sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm ở đâu? Đáp án là sử dụng ứng dụng Askany. Askany là một nền tảng kết nối giữa người hỏi và người trả lời về tư vấn hướng nghiệp hàng đầu Việt Nam. Đăng ký và đặt lịch hẹn ngay tại đây để được nhận những câu trả lời chất lượng, chi tiết và thiết thực nhất.

 

Ngành Kỹ thuật phần mềm là gì, làm gì?

Kỹ thuật phần mềm (còn gọi là Software Engineering), một lĩnh vực chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tập trung vào nghiên cứu về các quy trình và phương pháp hoạt động của các chương trình máy tính, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người dùng. Ngoài việc thử nghiệm chương trình, kỹ thuật phần mềm bao gồm cả các hoạt động như phân tích, thiết kế, phát triển, bảo trì và quản lý dự án phần mềm. Mục tiêu của ngành này là đảm bảo tính ổn định, hiệu suất và chất lượng của các ứng dụng và hệ thống phần mềm.

 

Khi học ngành Kỹ thuật phần mềm, bạn sẽ được được học về các phương pháp, kỹ thuật và công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì và quản lý dự án phần mềm. Bạn sẽ được học các môn như kỹ thuật lập trình, lập trình hướng đối tượng, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, hệ điều hành, kỹ thuật phần mềm, quản lý dự án phần mềm, kiểm thử phần mềm, bảo mật phần mềm và nhiều môn khác.

ngành kỹ thuật phần mềm
Học kỹ thuật phần mềm là bạn đang học cách để tạo ra những sản phẩm

Học kỹ thuật phần mềm là bạn đang học cách để tạo ra những sản phẩm: từ ứng dụng văn phòng cơ bản như Excel, Microsoft Word, Powerpoint đến trình duyệt web Chrome, Safari Firefox hay Facebook, Google search cũng là 1 dạng của ứng dụng. Đó là chưa kể các hệ điều hành phổ biến như Windows hay Linux cũng là nhờ Software Engineering

 

Ngành kỹ thuật phần mềm khá rộng và có nhiều hướng đi khác nhau. Bạn có thể chọn lập trình ứng dụng cho máy tính cá nhân (desktop), thiết bị di động (mobile), web hay game. Bạn cũng có thể chuyên về các lĩnh vực liên quan như an ninh mạng (cybersecurity), trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), khoa học dữ liệu (data science) hay đám mây (cloud computing).

XEM THÊM:

Lý do vì sao nên chọn ngành Kỹ thuật phần mềm?

ngành kỹ thuật phần mềm
Ngành kỹ thuật phần mềm là một ngành hot và có nhu cầu cao

Bạn nên chọn vì những lý do sau:

  • Ngành kỹ thuật phần mềm là một ngành hot và có nhu cầu cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm ổn định, lâu dài và phát triển sự nghiệp trong và ngoài nước. Theo VietnamWorks, Việt Nam đã thiếu hụt hơn 500.000 nhân lực ngành CNTT, trong đó ngành Kỹ thuật phần mềm là ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất.
  • Ngành kỹ thuật phần mềm là một ngành sáng tạo và thách thức. Bạn sẽ được học và áp dụng các phương pháp, kỹ thuật và công nghệ mới nhất để tạo ra các sản phẩm phần mềm đáp ứng các nhu cầu của người dùng và của xã hội.
  • Ngành kỹ thuật phần mềm là một ngành hấp dẫn và có thu nhập cao. Bạn sẽ được trả lương tương xứng với năng lực và kinh nghiệm của mình. Mức lương trung bình của ngành Kỹ thuật phần mềm từ 900$-3000$/ tháng. Bạn cũng có thể tự khởi nghiệp hoặc làm việc tự do theo ý thích của mình.

Những tố chất cần có để học ngành Kỹ thuật phần mềm?

ngành kỹ thuật phần mềm
Đam mê với công nghệ, phần mềm
  1. Đam mê với công nghệ, phần mềm: Đây là yếu tố quan trọng. Bạn cần có sự tò mò và đam mê trong việc tìm hiểu về các công nghệ mới, xu hướng phát triển và ứng dụng của chúng trong việc giải quyết các vấn đề thực tế.
  2. Có trí thông minh và khả năng sáng tạo: Bạn cần có khả năng nắm bắt các khái niệm phức tạp, phân tích vấn đề và đưa ra các giải pháp mới, sáng tạo để phát triển phần mềm.
  3. Nhanh nhẹn, nhạy bén và có khả năng tư duy tốt: Kỹ thuật phần mềm thường đòi hỏi bạn phải làm việc với các công nghệ và ngôn ngữ lập trình phức tạp. Việc có khả năng nhanh nhẹn, nhạy bén trong việc hiểu và áp dụng các khái niệm mới sẽ giúp bạn tiếp thu và thích ứng tốt với các thay đổi và xu hướng trong lĩnh vực này.
  4. Chính xác và thận trọng trong công việc: Một lỗi nhỏ có thể gây ra những hậu quả lớn đối với hệ thống. Do đó, bạn cần có khả năng làm việc tỉ mỉ, kiểm tra và đảm bảo rằng mã nguồn và sản phẩm của bạn đáp ứng được yêu cầu chất lượng.
  5. Ham học hỏi và cập nhật kiến thức mới: Lĩnh vực Kỹ thuật phần mềm luôn thay đổi nhanh chóng, với sự ra đời của các công nghệ và công cụ mới. Để theo kịp xu hướng và thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có tinh thần ham học hỏi, sẵn lòng tìm hiểu và cập nhật kiến thức mới.
  6. Có khả năng ngoại ngữ tốt: Công việc phát triển phần mềm thường diễn ra trong môi trường quốc tế, với sự tham gia của các đối tác từ nhiều quốc gia khác nhau. Việc có khả năng giao tiếp thành thạo bằng một ngôn ngữ khác (đặc biệt là tiếng Anh) sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả trong các dự án đa quốc gia và tương tác tốt với đồng nghiệp và khách hàng trên toàn cầu.
  7. Có khả năng làm việc nhóm: Trái với quan niệm cá nhân, ngành Kỹ thuật phần mềm thường đòi hỏi làm việc theo nhóm. Việc phát triển phần mềm thường là một quá trình phức tạp, có nhiều yếu tố tương tác. Khả năng làm việc nhóm tốt là khóa thành công để có thể hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kiến thức và đạt được mục tiêu chung.
  8. Chịu được áp lực công việc tốt: Trong lĩnh vực Kỹ thuật phần mềm, các dự án thường có thời hạn cụ thể và áp lực công việc cao. Bạn cần có khả năng quản lý thời gian, làm việc hiệu quả và duy trì sự tập trung trong môi trường áp lực. Khả năng chịu được áp lực công việc giúp bạn đảm bảo chất lượng và hoàn thành các dự án theo yêu cầu.

Các khối thi vào ngành Kỹ thuật phần mềm bao gồm

Dưới đây là mã ngành và tổ hợp môn xét tuyển cho ngành Kỹ thuật phần mềm:

Mã ngành Kỹ thuật phần mềm: 7480103

 

Các tổ hợp môn xét tuyển cho ngành Kỹ thuật phần mềm bao gồm:

  • Tổ hợp A00: Toán - Vật lý - Hóa học
  • Tổ hợp A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
  • Tổ hợp D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
  • Tổ hợp D10: Toán - Địa lý - Tiếng Anh
  • Tổ hợp C01: Ngữ văn - Toán - Vật lý
  • Tổ hợp C02: Ngữ văn - Toán - Hóa học

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật phần mềm năm 2023

  • Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật phần mềm dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT: từ 14-28.05 điểm
  • Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật phần mềm dựa theo kết quả thi đánh giá năng lực: 550-900 điểm

Các chuyên ngành của ngành Kỹ thuật phần mềm?

Kiến thức giáo dục đại cương: 48 tín chỉ

  • Triết học Mác-Lênin
  • Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Ngoại ngữ
  • Kinh tế vi mô
  • Kinh tế vĩ mô
  • Toán dành cho kinh tế và quản trị
  • Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
  • Luật kinh doanh
  • Nguyên lý kế toán
  • Kỹ năng mềm
  • Khởi nghiệp kinh doanh
  • Khoa học dữ liệu

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 66 tín chỉ

Kiến thức Cơ sở ngành

  • Toán dùng trong Tin học
  • Cơ sở công nghệ thông tin
  • Cơ sở lập trình
  • Cơ sở dữ liệu
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Mạng máy tính

Kiến thức chuyên ngành (bắt buộc)

  • Lập trình hướng đối tượng
  • Phát triển ứng dụng Desktop
  • Phát triển ứng dụng Web
  • Phát triển ứng dụng Mobile
  • Thiết kế giao diện
  • Phân tích thiết kế hệ thống
  • Công nghệ phần mềm
  • Đảm bảo và kiểm soát chất lượng phần mềm
  • Quản lý dự án công nghệ thông tin
  • Trí tuệ nhân tạo
  • Máy học
  • Khai phá dữ liệu
  • Công nghệ và đổi mới

Kiến thức chuyên ngành (tự chọn)

  • Kiến trúc phần mềm hướng dịch vụ
  • Điện toán đám mây
  • Business Intelligence
  • ERP trong quản trị mua hàng và phân phối
  • Thương mại điện tử
  • An ninh thông tin

Thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ

  • Khóa luận/Học kỳ doanh nghiệp

Tổng số tín chỉ: 124 tín chỉ

Mức lương ngành Kỹ thuật phần mềm là bao nhiêu?

Mức lương ngành kỹ thuật phần mềm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kinh nghiệm, công ty, kỹ năng… Bạn có thể tham khảo một số thông tin sau để có cái nhìn tổng quan về mức lương ngành kỹ thuật phần mềm:

  • Mức lương trung bình của các vị trí trong ngành kỹ thuật phần mềm từ 3 năm kinh nghiệm trở lên như sau:

Vị trí

Mức lương (USD)

Backend Developer

1300

Front-end Developer

900

Full-Stack Developer

1350

DevOps Engineer

2000

Mobile Developer

1250

UI/UX Designer

1000

Software Architect

2500

Software Engineer Manager

3000

  • Tại Việt Nam, mức lương kỹ sư phần mềm cho ứng viên mới vào nghề dao động trung bình từ 10-25 triệu đồng/tháng. Trong đó, các vị trí khác nhau sẽ có mức lương khác nhau như vị trí Front-end, Back-end, Full-stack, Mobile, DevOps…
  • Mức lương của ngành Kỹ thuật phần mềm còn tùy thuộc vào khu vực làm việc. Theo đó, các khu vực lớn như Hà Nội, TP.HCM sẽ có mức lương cao hơn so với các tỉnh thành khác. Ngoài ra, các công ty nước ngoài cũng thường có mức lương và đãi ngộ hấp dẫn hơn so với các công ty trong nước.

Như vậy, bạn có thể thấy ngành kỹ thuật phần mềm là một ngành có mức lương khá cao so với nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên, để có được mức lương tốt, bạn cũng cần phải cố gắng học tập và rèn luyện kỹ năng chuyên môn và ngoại ngữ.

 

Xem thêm: Cách viết Test case hiệu quả nhất

Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm uy tín hiện nay

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm được phân chia theo 3 khu vực

ngành kỹ thuật phần mềm
Trường đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm được phân chia theo 3 khu vực

Miền Bắc

  • Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên
  • Đại Học Công Nghệ và Quản Lý Hữu Nghị
  • Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
  • Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
  • Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)

Miền Trung

  • Đại Học Dân Lập Duy Tân
  • Đại Học Quy Nhơn
  • Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế

Miền Nam

  • Đại Học Kinh Tế TPHCM
  • Đại Học Sài Gòn
  • Đại Học Công Nghệ Thông Tin – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Đại Học Tôn Đức Thắng
  • Đại Học Nguyễn Tất Thành
  • Đại Học Cần Thơ
  • Đại Học An Giang
  • Đại Học Quốc Tế Miền Đông
  • Đại học Nam Cần Thơ
  • Đại học Thủ Dầu Một

Xem thêm:

 

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có được những thông tin cần biết về ngành Kỹ thuật phần mềm. Hãy sử dụng ứng dụng Askany để kết nối với những chuyên gia hoặc cựu sinh viên đã từng học ngành này. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn có thể hỏi đáp, trao đổi và nhận được những lời khuyên quý giá từ họ. Nếu muốn biết thêm chi tiết, bạn có thể truy cập vào website https://askany.com/ hoặc tải ứng dụng miễn phí trên App Store hoặc CH Play

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng