Ngành Khoa học dữ liệu là gì? Chi tiết từ A-Z những điều cần biết

Ngành Khoa học dữ liệu là gì? Chi tiết từ A-Z những điều cần biết

03/07/2024

944

0

Chia sẻ lên Facebook
Ngành Khoa học dữ liệu là gì? Chi tiết từ A-Z những điều cần biết

Bạn muốn học ngành Khoa học dữ liệu nhưng còn mơ hồ  và chưa hiểu rõ thông tin về ngành này? Khoa học dữ liệu là một ngành đang rất phát triển và có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong thời đại hiện nay. Khoa học dữ liệu là sự kết hợp giữa toán học, thống kê, lập trình và kinh doanh để phân tích, khai thác và ứng dụng dữ liệu lớn trong các lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Topchuyengia sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn có cái nhìn toàn diện về ngành, lý do nên học, những tố chất cần có để theo học, khối thi, chương trình học, các trường đào tạo và cơ hội việc làm cũng như mức lương sau khi ra trường. 

 

Tổng quan về ngành Khoa học dữ liệu

Ngành Khoa học dữ liệu là gì? 

Khoa học dữ liệu (data science) là một lĩnh vực ứng dụng các phương pháp khoa học, thuật toán và công nghệ thông tin để giải mã thông tin ẩn chứa trong dữ liệu ngẫu nhiên. Nó biến các báo cáo thô thành các insight sâu sắc và có giá trị.

 

Các ứng dụng của khoa học dữ liệu rất đa dạng. Ví dụ, nó có thể giúp ngành y tế phân tích hình ảnh y khoa, giúp ngành tài chính phân nhóm khách hàng, hoặc dự đoán rủi ro trong ngành sản xuất. Khoa học dữ liệu cung cấp giải pháp hiệu quả và nhanh chóng cho nhiều vấn đề mà trước đây phải mất công sức và thời gian để giải quyết.


Các kỹ sư khoa học dữ liệu sẽ sử dụng các điểm dữ liệu thu thập được để tạo ra mô hình hoặc thuật toán phù hợp cho mục đích cụ thể. Có hai mục tiêu chính:

  • Sử dụng dữ liệu để phân tích các vấn đề kinh doanh và đưa ra giải pháp hoặc dự đoán cho tương lai.
  • Xây dựng mô hình dữ liệu để tạo ra các sản phẩm hoặc tính năng công nghệ.

Khi lượng dữ liệu được tạo ra mỗi ngày ngày càng lớn và phức tạp, việc xử lý chúng bằng các công cụ thông thường như Excel trở nên không khả thi. Thay vào đó, kỹ sư khoa học dữ liệu phải sử dụng ngôn ngữ lập trình cao cấp như Python để hiểu và xử lý dữ liệu một cách hiệu quả.

ngành khoa học dữ liệu
Sử dụng ngôn ngữ lập trình cao để xử lý dữ liệu một cách hiệu quả

Ngành Khoa học dữ liệu học gì?

Nếu bạn chọn theo học ngành Khoa học dữ liệu, bạn sẽ được trang bị kiến thức từ nhiều môn chuyên ngành quan trọng như:

  • Thống kê ứng dụng
  • Nhập môn Khoa học máy tính
  • Lập trình với Python, R hoặc SQL
  • Trực quan hóa dữ liệu
  • Xác suất
  • Khai phá dữ liệu

Ngoài ra, chương trình học còn yêu cầu bạn thành thạo các công cụ phân tích dữ liệu chính, bao gồm:

  • Ngôn ngữ lập trình: Python, R, Matlab
  • Công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu: SQL
  • Công cụ thống kê: Microsoft Excel, Minitab
  • Hệ thống phân tích thống kê: SAS
  • Công cụ trực quan hóa dữ liệu: Tableau
     

Sự khác nhau giữa Khoa học dữ liệu và Phân tích dữ liệu

Khoa học dữ liệu và phân tích dữ liệu tuy có liên quan mật thiết, nhưng lại khác nhau ở mục tiêu và phương pháp. Khoa học dữ liệu tập trung vào việc khám phá các mối liên hệ có ý nghĩa trong các tập dữ liệu lớn, nhằm tìm ra những vấn đề mới mẻ và thú vị có thể giúp các doanh nghiệp đổi mới. Ngược lại, phân tích dữ liệu đi sâu vào việc khám phá các xu hướng cụ thể và chi tiết từ thông tin đã trích xuất, cung cấp các đáp án cụ thể cho các vấn đề mà khoa học dữ liệu đưa ra.


Trong khi khoa học dữ liệu chủ yếu tìm kiếm và xác định các vấn đề tiềm năng, phân tích dữ liệu lại tìm cách giải quyết những vấn đề này và áp dụng chúng vào thực tế của doanh nghiệp. Bằng cách đó, phân tích dữ liệu hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên dữ liệu, giúp doanh nghiệp triển khai các sáng kiến đổi mới một cách hiệu quả.
 

THAM KHẢO CÁC NGÀNH KHÁC:

Vì sao nên học ngành Khoa học dữ liệu?

Nên chọn ngành khoa học dữ liệu vì nhiều lý do:

 

Đầu tiên, đây là một ngành học có thu nhập cao và nhu cầu tuyển dụng tăng cao. Theo Forbes, khoa học dữ liệu là một trong những nghề nghiệp hấp dẫn nhất của thế kỷ 21. Tuy nhiên, do tính mới mẻ của ngành học này, số lượng người có kỹ năng phân tích dữ liệu vẫn còn rất ít. Do đó, nhu cầu về nhân lực phân tích dữ liệu sẽ vượt quá nguồn cung trong thời gian tới.

Vì sao nên học ngành Khoa học dữ liệu
Đây là một ngành học thú vị và thách thức

Thứ hai, đây là một ngành học thú vị và thách thức, yêu cầu bạn phải có kiến thức về toán học, công nghệ thông tin và lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Bạn sẽ được khám phá, quản trị và phân tích dữ liệu để tìm ra những thông tin quý giá và xu hướng cho các vấn đề kinh doanh hoặc xã hội.

 

Thứ ba, đây là một ngành học có tầm nhìn xa và có ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta sống và làm việc. Bạn sẽ có cơ hội tạo ra các sản phẩm hoặc tính năng công nghệ mới, hoặc đưa ra các quyết định, chiến lược và hành động thực tế dựa trên dữ liệu. Trong tương lai, những sản phẩm đột phá như Xe tự lái và Robot tự động sẽ không chỉ là những ý tưởng hư cấu.

 

Cuối cùng, đây là một ngành học luôn cập nhật và đổi mới. Bạn sẽ không bao giờ chán khi làm việc trong lĩnh vực này, vì luôn có những điều mới lạ để học và khám phá.

 

Bạn đam mê và muốn khám phá sâu hơn về ngành Khoa học dữ liệu? Đừng bỏ lỡ cơ hội được tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia dữ liệu hàng đầu tại Askany. NHẤN VÀO LINK NÀY để đăng ký ngay và nhận được sự tư vấn đầy đủ về lộ trình học tập, sự nghiệp và những bước cần chuẩn bị để theo đuổi ngành Khoa học dữ liệu. 

Những tố chất cần có để học ngành Khoa học dữ liệu

Những tố chất cần có để học ngành Khoa học dữ liệu
Bạn cần có khả năng trình bày về dữ liệu một cách rõ ràng

Bạn cũng cần có những tố chất sau đây để theo học ngành Khoa học dữ liệu:

  • Kỹ năng giao tiếp: Bạn cần có khả năng trình bày về dữ liệu một cách rõ ràng, dễ hiểu và thuyết phục cho các bên liên quan, như khách hàng, đồng nghiệp, sếp hay các bên đối tác.
  • Sự nhạy bén trong kinh doanh: Bạn cần có khả năng hiểu được mục tiêu, nhu cầu và thách thức của doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp phù hợp và mang lại giá trị cao.
  • Kỹ năng đặt câu hỏi: Bạn cần có khả năng đặt ra những câu hỏi chính xác và có ý nghĩa để tìm ra những vấn đề cần giải quyết hoặc những điểm cần khai thác từ dữ liệu.
  • Trực giác về dữ liệu: Bạn cần có khả năng nhận biết được những mẫu, xu hướng hay sự bất thường trong dữ liệu mà không cần phải dựa vào các công cụ phân tích.

Thi khối gì để vào ngành Khoa học dữ liệu?

Ngành Khoa học dữ liệu (Mã ngành: 7480109) tuyển sinh dựa trên các khối thi sau đây:

  • Khối A00: Bao gồm các môn Toán, Lý, Hóa.
  • Khối A01: Bao gồm các môn Toán, Lý, Anh.
  • Khối D01: Bao gồm các môn Toán, Anh, Văn.
  • Khối D07: Bao gồm các môn Toán, Hóa, Anh.
  • Khối B00: Bao gồm các môn Toán, Hóa, Sinh.
  • Khối D08: Bao gồm các môn Toán, Sinh, Anh.

Đây là các khối thi mà bạn có thể chọn để xét tuyển vào ngành Khoa học dữ liệu.

 

Thi khối gì để vào ngành Khoa học dữ liệu

 

Chương trình đào tạo ngành Khoa học dữ liệu

Dưới đây là một chương trình đào tạo chung để bạn tham khảo, mỗi trường sẽ có chương trình khác nhau một chút: 

 

I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG

Triết học Mác – Lênin

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tiếng Anh B1

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng-an ninh

II. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG THEO LĨNH VỰC

Học phần bắt buộc, bao gồm:

Tin học cơ sở

Học phần tự chọn, bao gồm:

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Khoa học trái đất và sự sống

Nhà nước và pháp luật đại

Nhập môn phân tích dữ liệu

Nhập môn Internet kết nối vạn vật

Nhập môn Robotics

III. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG THEO KHỐI NGÀNH

Cơ – Nhiệt

Điện – Quang

IV. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG THEO NHÓM NGÀNH

Học phần bắt buộc, bao gồm:

Đại số tuyến tính

Giải tích 1, 2, 3

Phương trình vi phân

Giải tích số

Xác suất – Thống kê

Tối ưu hóa

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Kỹ năng mềm

Học phần tự chọn, bao gồm:

Lập trình C/C++

Lập trình Java

Lập trình Python

Lập trình Julia

V. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH

Học phần bắt buộc, bao gồm:

Toán rời rạc

Môi trường lập trình Linux

Các thành phần phần mềm

Cấu trúc dữ liệu và thuật toán

Cơ sở dữ liệu

Quản trị dữ liệu lớn

Tính toán song song

Phân tích hồi quy và ứng dụng

Học máy

Seminar Một số vấn đề chọn lọc về Khoa học dữ liệu

Thực tập thực tế về Khoa học dữ liệU

Học phần tự chọn, bao gồm:

Tự chọn về kỹ năng phần mềm:

Lập trình cho Khoa học dữ liệu

Trực quan hóa thông tin

Tự động hóa

Tự chọn về khoa học máy tính:

Cơ sở dữ liệu Web và hệ thống thông tin

Thiết kế và đánh giá thuật toán

Nhập môn trí tuệ nhân tạo

Tự chọn về Thống kê và Khai phá dữ liệu:

Khai phá dữ liệu

Phương pháp tính toán trong thống kê và khoa học dữ liệu

Kĩ thuật lấy mẫu khảo sát

Phân tích chuỗi thời gian

Quy hoạch thực nghiệm

Tự chọn về ứng dụng Khoa học dữ liệu:

Nhập môn Tin sinh học

Hệ thống thông tin địa lý

Ứng dụng dữ liệu lớn trong quản lí rủi ro tai biến thiên nhiên

Khai thác dữ liệu trong Hóa học

Mô hình toán sinh thái

Thị giác máy tính

Lý thuyết trò chơi

Tìm kiếm thông tin

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học sâu

Các trường đào tạo ngành Khoa học dữ liệu uy tín

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Khoa học dữ liệu uy tín hiện nay:

 

Miền Bắc

  • Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
  • Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
  • Đại Học Khoa Học Và Công Nghệ Hà Nội
  • Đại Học Y Tế Công Cộng
  • Đại Học Mỏ Địa Chất

Miền Trung

  • Đại Học Quy Nhơn
  • Đại Học Đà Lạt
  • Đại Học Dân Lập Duy Tân

Miền Nam

  • Đại Học Kinh Tế TPHCM
  • Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Đại Học Công Nghệ Thông Tin – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Đại học Công Nghệ TPHCM
  • Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM
  • Đại Học Dân Lập Văn Lang

Xem thêm:

Học Khoa học dữ liệu ra trường làm gì?

Dưới đây là một số lựa chọn nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường:

  • Nhà Khoa học dữ liệu (Data Scientist): Phân tích lượng lớn thông tin để xác định xu hướng và chiến lược kinh doanh.
  • Nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst): Xử lý và phân tích dữ liệu, chuẩn bị báo cáo giúp lãnh đạo tổ chức đưa ra quyết định.
  • Kỹ sư học máy (Machine Learning Engineer): Tạo kênh dữ liệu, cung cấp giải pháp phần mềm, kiểm tra và theo dõi hiệu suất hệ thống.
  • Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer): Xây dựng và duy trì đường ống dữ liệu, tạo hệ sinh thái dữ liệu mạnh mẽ.
  • Nhà phát triển Business Intelligence (BI): Thiết kế và phát triển chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thông tin nhanh chóng để ra quyết định.

Học Khoa học dữ liệu ra trường làm gì

 

 

Bạn đam mê về Khoa học Dữ liệu và đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này nhưng không biết bắt đầu từ đâu? HÃY NHẤP VÀO ĐÂY để đăng ký ngay và nhận được sự tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu trên Askany.

Mức lương ngành Khoa học dữ liệu là bao nhiêu?

Mức lương Data Scientist dựa trên kinh nghiệm

Kinh nghiệm làm việc là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lương của Data Scientist. Theo đó, mức lương sẽ tăng theo thời gian và năng lực của bạn. Cụ thể:

  • Data scientist mới bắt đầu làm việc, chưa có kinh nghiệm sẽ nhận được mức lương từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng.
  • Data scientist có kinh nghiệm làm việc từ tối thiểu 2-3 năm sẽ nhận được mức lương từ 17.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng.
  • Data scientist có kinh nghiệm lâu năm, dày dặn sẽ nhận được mức lương tối thiểu từ 30.000.000 triệu đồng/tháng.

Mức lương Data Scientist dựa trên khu vực

Mức lương của Data Scientist cũng phụ thuộc vào khu vực làm việc và quy mô phát triển của doanh nghiệp ở từng khu vực. Nhìn chung, ở khu vực Hà Nội, data scientist thường sở hữu mức thu nhập khoảng 22.000.000 đồng/tháng. Trong khi đó, ở một số doanh nghiệp tại TP.HCM, mức thu nhập của data scientist sẽ ở mức 17.000.000 đồng/tháng.

 

Mức lương ngành Khoa học dữ liệu là bao nhiêu

 

Mức lương của Scientist dựa trên vị trí, chức vụ

Mức lương của data scientist cũng sẽ có nhiều mức khác nhau đối với từng yêu cầu công việc khác nhau. Dĩ nhiên, những cấp độ từ nhân viên, trưởng phòng, quản lý, giám đốc cho đến lãnh đạo sẽ được nhận mức lương phù hợp với năng lực và yêu cầu công việc.

Trung bình, mức thu nhập sẽ dao động từ tối thiểu 10.000.000 đồng/tháng. Do đó, khi thăng tiến lên một vị trí cao hơn thì mức thu nhập của bạn cũng tốt hơn.

Mức lương của Data Scientist theo trình độ học vấn

Về trình độ học vấn, mức lương phù hợp cho các data scientist được phân chia theo từng cấp bậc cụ thể. Data scientist có trình độ giáo dục cao sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến và thu nhập hấp dẫn.

  • Người có bằng cử nhân đại học thường sẽ nhận được mức lương cao hơn so với những người chỉ có bằng cao đẳng.
  • Data scientist có bằng thạc sĩ cũng thường được hưởng mức lương cao hơn so với những người tốt nghiệp hệ đại học.
  • Data scientist có bằng tiến sĩ thường có mức lương rất cao và được coi là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này.
ngành khoa học dữ liệu
Mức chênh lệch thu nhập giữa các cấp bậc thường khá cao

Nhìn chung, mức chênh lệch thu nhập giữa các cấp bậc thường khá cao, lên đến 7.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng hoặc hơn.

 

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu được ngành Khoa học dữ liệu là gì, học gì, cơ hội nghề nghiệp như thế nào. Tuy nhiên, để có được cái nhìn toàn diện và chân thực về ngành này, bạn cần có sự tư vấn từ những người đã từng trải qua quá trình học tập và làm việc. Bạn có thể liên hệ với họ qua ứng dụng Askany. Đây là ứng dụng giúp bạn có thể gửi câu hỏi của mình đến những người có kinh nghiệm và kiến thức về ngành Khoa học dữ liệu để nhận được những câu trả lời chất lượng, chi tiết và thiết thực.

Ái My là một tác giả lớn của Topchuyengia. Với nhiều năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung về định hướng nghề nghiệp cho các học sinh, sinh viên. Sở hữu nhiều kỹ năng về dạy học và hướng nghiệp cho các bạn trẻ, cô đã tham gia cộng tác cùng Topchuyengia trong công tác đào tạo và bài viết để mang lại nhiều kiến thức chuyên môn hơn đến người đọc.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng