Cách viết Test Case: Hướng dẫn chi tiết từng bước

Cách viết Test Case: Hướng dẫn chi tiết từng bước

21/05/2024

1827

0

Chia sẻ lên Facebook
Cách viết Test Case: Hướng dẫn chi tiết từng bước

Biết cách viết Test Case như thế nào sẽ giúp xác định được các tính năng của một phần mềm hay sản phẩm nào đó có đang hoạt động tốt hay không, đồng thời đảm bảo được chất lượng của chúng trước khi đưa cho người dùng sử dụng. Bài viết dưới đây của Topchuyengia sẽ hướng dẫn từng bước chi tiết viết Test Case để các Business Analyst có thể kết hợp với Tester làm việc hiệu quả hơn, hãy cùng theo dõi nhé!

Test Case là gì?

khái niệm test case
Test Case là gì

Test Case hay trường hợp kiểm thử là tập hợp các hành động nhằm xác minh xem ứng dụng hoặc phần mềm nào đó có đang hoạt động tốt hay không. Một Test Case sẽ trình bày chi tiết dữ liệu đầu vào, điều kiện cần tuân thủ (Precondition), các bước thực hiện (Test step) và kết quả mong đợi (Expected result). Tuỳ thuộc vào ngữ cảnh của dự án và quy mô công ty sản xuất phần mềm mà Test Case sẽ có mức độ chi tiết khác nhau.

Có những loại Test Case nào?

Test Case được phân loại dựa trên mục đích phục vụ trong thử nghiệm. Việc biết được sự khác biệt giữa các Test Case sẽ giúp bạn chọn được hình thức kiểm thử phù hợp, giúp đảm bảo chất lượng phần mềm tốt hơn:

  • Functionality Test Case (Test case chức năng): Đây là trường hợp kiểm thử cơ bản nhất, được sử dụng để đảm bảo mỗi tính năng trong hệ thống phần mềm được hoạt động chính xác nhất.
  • User Interface Test Case (Test case giao diện người dùng): Vì giao diện người dùng là một phần quan trọng không thể thiếu đối với hệ thống tổng thể, vậy nên khi sử dụng trường hợp kiểm thử này, chúng ta có thể kiểm tra xem mỗi thành phần giao diện người dùng có hoạt động chính xác, hiển thị và dễ dùng hay không.
  • Performance Test Case (Test case hiệu năng): Đây là trường hợp kiểm thử giúp xác minh xem tốc độ, khả năng mở rộng và mức độ ổn định của hệ thống có hoạt động như mong đợi hay không.
  • Integration Test Case (Test case tích hợp): Trường hợp kiểm thử này giúp đảm bảo rằng các thành phần trong hệ thống hoạt động nhất quán cùng nhau dựa trên việc kiểm tra các module hoặc thành phần có tích hợp liền mạch để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Usability Test Case (Test case khả năng sử dụng): Đây là trường hợp kiểm thử có khả năng kiểm tra xem người dùng có thể sử dụng phần mềm một cách dễ dàng mà không gặp bất kỳ khó khăn nào hay không.
  • Database Test Case (Test case cơ sở dữ liệu): Đối với trường hợp kiểm thử này, cơ sở dữ liệu trong hệ thống sẽ được đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về chức năng và phi chức năng, góp phần giúp quản lý kinh doanh tốt hơn.
  • Security Test Case (Test case bảo mật): Đây là trường hợp kiểm thử bảo mật quyền riêng tư và dữ liệu, điều này nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường trong mọi điều kiện, kể cả khi người dùng có ý đồ xấu, cố gắng truy cập trái phép hoặc làm hỏng hệ thống.
  • User Acceptance Test Case (Test case chấp nhận của người dùng): Không phải tìm ra lỗi, trường hợp kiểm thử này được sử dụng với mục đích xác minh hệ thống có được người dùng chấp nhận hay không.

Mục tiêu của việc viết Test Case

Mục tiêu chính của việc viết Test Case chính là đảm bảo phần mềm được hoạt động như kết quả mong đợi. Có thể nói đây chính bước đầu tiên mà bất kỳ chuyên viên kỹ thuật nào cũng phải thực hiện được. Nếu xây dựng test case không chất lượng có thể dẫn đến sai sót và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bước tiếp theo.

 

Ngoài mục tiêu chính, còn có nhiều điều đạt được khi viết Test Case như sau:

  • Xác thực được các tính năng và chức năng cụ thể của phần mềm.
  • Ghi lại danh mục các bước đã thực hiện và có thể xem lại được trong trường hợp xuất hiện lỗi.
  • Cung cấp kế hoạch chi tiết cho các dự án và kỹ thuật viên trong tương lai, tránh việc làm việc lại từ đầu.
  • Phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến khả năng sử dụng, cũng như lỗ hổng trong thiết kế phần mềm.

Cấu trúc tiêu chuẩn của một Test Case chất lượng

Cấu trúc tiêu chuẩn của Test Case
Cấu trúc tiêu chuẩn của một Test Case chất lượng

Một mẫu Test Case tiêu chuẩn cần có cấu trúc linh hoạt để bạn tùy chỉnh khi cần. Ngoài ra, nó cũng có thể cung cấp danh sách kiểm tra, giúp đảm bảo mọi yếu tố cần thiết đều đã được đưa vào. Dưới đây là các thành phần quan trọng trong một Test Case chất lượng mà bạn nên biết:

  • Test Case ID (ID thử nghiệm)
  • Test Scenario (Mô tả thử nghiệm)
  • Test Steps (Các bước kiểm tra)
  • Prerequisites (Điều kiện tiên quyết)
  • Test Data (Dữ liệu thử nghiệm)
  • Expected/Intended Results (Kết quả mong đợi)
  • Actual Results (Kết quả thực tế)
  • Test Status – Pass/Fail (Trạng thái thử nghiệm)

Hướng dẫn cách viết Test Case chất lượng

cách viết Test Case
Cách viết Test Case

Có 4 bước cơ bản để viết được một Test Case chất lượng. Cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định tính năng cần kiểm tra

Ở bước này, bạn cần xác định được những tính năng nào của phần mềm cần được kiểm thử. Ví dụ, nếu bạn muốn kiểm tra chức năng tìm kiếm của trang web thì cần đánh dấu tính năng này lại để kiểm tra.

Bước 2: Xác định kịch bản thử nghiệm

Để xác định tất cả các khía cạnh của tính năng, điều quan trọng là bạn phải liệt kê những kịch bản có thể được thử nghiệm. Ví dụ, với tính năng đăng nhập của trang web, các kịch bản thử nghiệm bao gồm:

  • Kiểm tra bằng thông tin xác thực hợp lệ hoặc không hợp lệ.
  • Kiểm tra với tài khoản bị khoá.
  • Kiểm tra bằng thông tin đăng nhập đã hết hạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhớ rằng phải xác định được kết quả mong đợi cho từng kịch bản thử nghiệm đã được đưa ra. Chẳng hạn như, với kịch bản kiểm tra đăng nhập có thông tin xác thực hợp lệ, kết quả mong đợi sẽ là đăng nhập thành công và chuyển hướng đến trang tài khoản của người dùng.

Bước 3: Xác định dữ liệu thử nghiệm

Mỗi tính năng phần mềm sẽ có những dữ liệu thử nghiệm khác nhau, cho nên việc xác định nên sử dụng dữ liệu nào để thực hiện và đánh giá cho từng kịch bản thử nghiệm rất quan trọng. Ví dụ như trong trường hợp kiểm tra tính năng đăng nhập bằng thông tin xác thực không hợp lệ, dữ liệu thử nghiệm có thể là tổ hợp tên người dùng và mật khẩu không chính xác.

Bước 4: Xác định phương pháp thử nghiệm

Sau khi đã xác định được tính năng thử nghiệm, kịch bản và dữ liệu cho trường hợp thử nghiệm của mình, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách thử nghiệm nào đảm bảo đạt kết quả tốt nhất. Dưới đây là 2 phương pháp thử nghiệm mà bạn có thể cân nhắc:

  • Nếu bạn đang thử nghiệm một tính năng mới lần đầu tiên và cần xác nhận chức năng cụ thể, bạn nên viết các bước thử nghiệm chi tiết hơn.
  • Nếu trường hợp thử nghiệm của bạn đang tập trung vào việc xác định khả năng chấp nhận của người dùng thì bạn chỉ cần viết điều lệ hoặc nhiệm vụ thử nghiệm mà bạn muốn hoàn thành trong quá trình thử nghiệm.

Một số lưu ý khi viết Test Case

Mặc dù hướng dẫn cách viết Test Case nêu trên rất đầy đủ và chi tiết, nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo quá trình thử nghiệm diễn ra hiệu quả:

  • Các bước thử nghiệm nên được viết chi tiết và rõ ràng để cả những người không có chuyên môn khi đọc vẫn có thể hiểu rõ.
  • Mục đích và phạm vi kịch bản thử nghiệm phải được mô tả cụ thể.
  • Điều kiện tiên quyết và dữ liệu thử nghiệm có thể được ghi rõ ở từng kịch bản nếu cần.
  • Trước khi tiến hành kiểm thử, bạn nên để các thành viên trong team review chéo test case với nhau để chắc chắn rằng nó đã đạt yêu cầu về chất lượng và độ phủ.
  • Khi viết Test Case, bạn nên chia nhỏ theo những nhóm nhất định để theo dõi và báo cáo kết quả một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, bạn cũng không nên gộp quá nhiều kết quả mong đợi vào cùng một kịch bản thử nghiệm.

Bài viết trên đây đã chia sẻ cách viết Test Case chi tiết, cùng với đó là các thông tin xoay quanh chủ đề này. Nhìn chung, hiểu rõ từng bước viết Test Case sẽ giúp chất lượng phần mềm luôn được đảm bảo trước khi ra mắt người dùng. Nếu như quá trình kiểm thử của bạn đang gặp khó khăn dù đã thực hiện theo hướng dẫn của chúng tôi, hãy tham gia ngay các khoá học BA của ứng dụng Askany, nơi mà bạn có thể nhận sự hỗ trợ từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành một cách chuyên sâu và toàn diện nhất.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng