Programmer là gì và làm thế nào để trở thành một programmer giỏi?

Programmer là gì và làm thế nào để trở thành một programmer giỏi?

20/05/2024

567

0

Chia sẻ lên Facebook
Programmer là gì và làm thế nào để trở thành một programmer giỏi?

Programmer được xem là một trong những ngành nghề hot và có triển vọng tại Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều người, khái niệm về programmer là gì vẫn còn khá mơ hồ. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu về cơ hội nghề nghiệp cũng như định hướng cho tương lai. Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng Topchuyengia khám phá programmer là gì, vai trò cũng như những kỹ năng cần có để trở thành một programmer giỏi. Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực lập trình, đừng bỏ lỡ những bài viết thú vị khác của chúng tôi trong chuyên mục IT.

Programmer là gì?

Nếu bạn đang không biết chính xác Programmer là gì. Bạn có thể hiểu programmer theo nghĩa tiếng Việt là tên gọi khác của lập trình viên. Đây được xem là một người phát triển sản phẩm và cũng là người cung cấp các logic chính xác đến coder. Dựa vào đó, các các coder có thể viết source code. Từ những dòng code ấy, máy tính sẽ hiểu và làm việc theo yêu cầu. 

 

Programmer là người những chuyên gia IT cao cấp hơn coder, có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình như Java, Python, Lisp,.... Programmer thường có kiến ​​thức sâu rộng về thuật toán và chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ lập trình. Họ thường tập trung vào chi tiết để đảm bảo tính chính xác của sản phẩm.

programmer là gì
IT Programmer là gì

Nếu các coder gặp một số lỗi khi viết code thì sẽ không thực hiện được các hành vi mong muốn. Nếu các coder hoàn thành chương trình nhưng chương trình vẫn hoạt động không như mong muốn, đó là lỗi của Programmer.

 

Nếu bạn gặp phải vấn đề lập trình phức tạp, bạn cần tìm đến Programmer để giải quyết trước khi bắt đầu viết code, sau đó thì mới đến quy trình code (Tóm lại: programmer có thể giải quyết vấn đề + code)

XEM THÊM:

Phân loại programmer

programmer là gì
Dưới đây là một số thông tin về các loại "Programmer" và công việc tương ứng của họ

"Programmer" là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ một cá nhân đã đạt đến trình độ chuyên gia trong những ngôn ngữ lập trình nhất định như Java, PHP và C++.

  • Với các sinh viên CNTT đã có kiến thức về lập trình trong quá trình học, nếu họ làm việc trong các công việc liên quan đến lập trình PHP, SQL, HTML và CSS, họ sẽ được gọi là Web Programmer.
  • Nếu bạn chuyên về mảng thiết kế hoặc lập trình CSDL, bạn sẽ được gọi là Database Programmer.
  • Nếu bạn chuyên về phát triển ứng dụng di động, bạn sẽ được gọi là Mobile Programmer hoặc Mobile Developer.
  • Các loại "Programmer" khác bao gồm Game Programmer (lập trình game), Desktop Programmer (lập trình phần mềm máy tính), và System Programmer (lập trình hệ thống).
  • Công việc của một "Programmer" có thể bao gồm viết và sửa code, phát triển các ứng dụng mới, tối ưu hóa hiệu suất ứng dụng, và bảo trì các ứng dụng đã có.

Với các kiến thức và kỹ năng lập trình chuyên sâu, một "Programmer" có thể tạo ra các ứng dụng và sản phẩm độc đáo và hữu ích cho người dùng. Xem thêm chi tiết thông tin về công việc của một programmer là gì trong mục bên dưới. 

Công việc của Programmer

Sau khi đã  biết programmer là gì hãy cùng tìm hiểu công việc thường ngày của họ

programmer là gì
Dưới đây là các công việc chính của programmer - lập trình viên

Sáng tạo và cải tiến phần mềm, ứng dụng mới:

  • Hợp tác với các nhà phân tích kinh doanh để đưa ra các mẫu thiết kế phần mềm.
  • Chuẩn bị bản mô tả chi tiết chương trình, phần mềm và các nguyên mẫu cơ bản của phần mềm, ứng dụng.
  • Chuyển đổi các bản thiết kế và mô tả chi tiết phần mềm, ứng dụng thành các đoạn code đẹp, có khả năng thực thi cao với ngôn ngữ lập trình phù hợp.
  • Hợp tác với các technical writers để viết các tài liệu hỗ trợ người dùng.
  • Sử dụng các công cụ dựa trên nền tảng web nhằm tạo ra các phần mềm dạng dịch vụ nâng cao cho người dùng.

Phát triển phần mềm:

  • Kiểm tra và sửa lỗi phần mềm.
  • Tối ưu hóa mã nguồn phần mềm.
  • Đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của phần mềm.
  • Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của phần mềm.

Hỗ trợ kỹ thuật:

  • Đưa ra các giải pháp kỹ thuật cho các vấn đề liên quan đến phần mềm.
  • Hướng dẫn người dùng sử dụng phần mềm.
  • Hỗ trợ khắc phục các sự cố về phần mềm.

Nghiên cứu và phát triển:

  • Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới để phát triển phần mềm.
  • Tham gia các hoạt động đào tạo để nâng cao kỹ năng và kiến thức.

Quản lý dự án phần mềm:

  • Xây dựng kế hoạch và lịch trình cho dự án phần mềm.
  • Quản lý tiến độ dự án và đảm bảo chất lượng phần mềm.
  • Điều phối và hợp tác với các thành viên khác trong dự án.

Bảo trì và bảo dưỡng phần mềm, ứng dụng:

  • Phân tích hệ thống chương trình máy tính thường xuyên để phát hiện và khắc phục lỗi kịp thời.
  • Thực hiện nâng cấp hệ thống và các phần mềm, ứng dụng đều đặn để đảm bảo tính bảo mật luôn ở trạng thái tốt nhất.
  • Kiểm tra định kỳ mã nguồn của các phần mềm, ứng dụng để đảm bảo code luôn được tối ưu, đẹp và mang lại những kết quả đáng mong đợi.
  • Thực hiện sửa lỗi và cập nhật phần mềm, ứng dụng khi cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định và đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Phân biệt giữa programmer, coder, developer và software engineer 

Các thuật ngữ liên quan đến ngành công nghệ thông tin có thể dễ dàng gây nhầm lẫn vì chúng có nhiều điểm chung. Dưới đây là thông tin chi tiết để phân biệt giữa các thuật ngữ này:

programmer là gì
Programmer, Coder, Developer và Software Engineer khác nhau thế nào
  1. Programmer: Là người chuyên viết mã nguồn (code) để tạo ra phần mềm hoặc ứng dụng. Các programmer thường tập trung vào một hoặc một vài ngôn ngữ lập trình nhất định, chẳng hạn như Java, C++, Python, PHP, v.v. Nhiệm vụ chính của một programmer là viết mã để tạo ra phần mềm hoặc ứng dụng theo yêu cầu của khách hàng.
  2. Coder: Tương tự như programmer, coder cũng là người viết mã nguồn để tạo ra phần mềm hoặc ứng dụng. Tuy nhiên, coder thường chỉ tập trung vào việc viết mã và không quan tâm đến các khía cạnh thiết kế hay phát triển sản phẩm. Coder có thể chỉ thành thạo 1 ngôn ngữ lập trình. Nói cách khác, coder thường chỉ là người viết các đoạn mã cụ thể để thực hiện các tính năng nhất định của phần mềm.
  3. Developer: Developer là thuật ngữ khá rộng và đa dạng, có thể ám chỉ đến nhiều vai trò khác nhau trong quá trình phát triển phần mềm. Tuy nhiên, đôi khi developer cũng được sử dụng như một thuật ngữ chung để chỉ đến một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Người này có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong quá trình phát triển phần mềm, chẳng hạn như viết mã, phân tích yêu cầu, thiết kế sản phẩm, kiểm thử và triển khai.
  4. Software Engineer: Đây là một thuật ngữ cao cấp hơn, ám chỉ đến những người có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Một software engineer không chỉ viết mã nguồn để tạo ra phần mềm, mà còn phải có khả năng phân tích, thiết kế, kiểm thử và triển khai các sản phẩm phần mềm phức tạp. Software engineer có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo hoặc quản lý trong quá trình phát triển phần mềm, và có khả năng tham gia vào việc xây dựng kiến trúc phần mềm 

Các kỹ năng cần có của Programmer

programmer là gì
Các kỹ năng cần có của Programmer
  • Kiến thức cơ bản về lập trình

Kỹ năng lập trình là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một programmer. Kỹ năng lập trình cơ bản bao gồm kiến thức về cú pháp ngôn ngữ lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Một programmer cần phải biết cách tạo và sử dụng các biến, hàm, lệnh điều kiện và vòng lặp để tạo ra các chương trình.

  • Tư duy logic và giải quyết vấn đề

Tư duy logic và giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của một programmer. Kỹ năng này giúp họ suy nghĩ một cách logic và phân tích các vấn đề một cách kỹ lưỡng để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Khi gặp phải vấn đề, programmer cần phải biết phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp.

  • Kỹ năng sáng tạo và đổi mới

Kỹ năng sáng tạo và đổi mới là một yếu tố quan trọng giúp programmer tạo ra các giải pháp tối ưu hơn. Để đạt được điều này, họ cần phải sáng tạo và đưa ra các ý tưởng mới, có thể thử nghiệm các công nghệ mới để tạo ra sản phẩm tốt hơn. Họ cũng cần thường xuyên cập nhật kiến thức và công nghệ mới để không bị lạc hậu

  • Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp

Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp là yếu tố không thể thiếu của một programmer. Khi tham gia vào các dự án lớn, họ cần phải làm việc với các thành viên khác trong nhóm để đạt được kết quả tốt nhất. Họ cần phải biết cách đưa ra ý kiến, thảo luận và đưa ra các giải pháp phù hợp để hoàn thành công việc. Giao tiếp tốt giúp programmer truyền đạt thông tin rõ ràng, hiểu được yêu cầu của khách hàng và phản hồi một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.

 

Như vậy, chúng ta đã đi qua những thông tin cơ bản về programmer là gì và những kỹ năng cần có để trở thành một programmer trong tương lai. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, programmer ngày càng được đánh giá cao và là một trong những nghề hot nhất hiện nay. Nếu bạn muốn được tư vấn kinh nghiệm từ người đi trước, hãy liên hệ với những chuyên gia CNTT hàng đầu của chúng tôi qua ứng dụng Askany.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng