Senior Developer là gì và những kỹ năng quan trọng cần nắm

Senior Developer là gì và những kỹ năng quan trọng cần nắm

09/05/2023

571

0

Chia sẻ lên Facebook
Senior Developer là gì và những kỹ năng quan trọng cần nắm

Senior Developer là gì? Khác gì với Junior Developer? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những bạn trẻ theo đuổi con đường lập trình viên. Hiện nay, có những tên gọi chuyên viên IT đặc thù, mỗi tên gọi tương ứng với những cấp bậc khác nhau. Công việc và mức lương mà họ nhận được cũng có sự chênh lệch. Vậy bây giờ, hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu Senior Developer là gì và những thông tin thú vị khác trong bài viết dưới đây.

Senior developer là gì?

Có rất nhiều người thắc mắc senior developer là gì? Theo quá trình, năng lực của lập trình viên được nâng cao và do đó họ cũng sẽ có những chức vụ khác nhau. Bắt đầu từ nền tảng cơ sở, họ sẽ có các bước phát triển và thăng tiến theo thứ tự: Intern, Junior Developer, Mid-level Developer, Senior Developer, Software Architecture, CTO,…

senior developer là gì
Senior Developer là một vị trí cao cấp trong lĩnh vực phát triển phần mềm

Senior Developer là một vị trí cao cấp trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Senior Developer có kiến thức sâu về lập trình và kỹ năng chuyên môn cao trong lĩnh vực IT. Họ có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ phát triển phần mềm quan trọng, điều hành dự án, và hướng dẫn các thành viên khác trong nhóm. Senior Developer thường có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, đưa ra các quyết định mấu chốt, đảm bảo chất lượng và hiệu suất của sản phẩm phần mềm. Vị trí này yêu cầu chuyên môn cao, khả năng lãnh đạo, và khả năng làm việc cộng tác với các thành viên khác trong nhóm.

 

Để trở thành Senior developer, bạn cần phải tích lũy khoảng 4-5 kinh nghiệm (có thể rút ngắn hoặc kéo dài tùy thuộc vào năng lực), không chỉ riêng về việc viết code. Bạn cũng cần có khả năng quản lý project hoặc module, hướng dẫn và lên kế hoạch cho team, liên lạc và hiểu được mong muốn của khách hàng,... 

XEM THÊM:

Công việc của Senior Developer bao gồm những gì?

Công việc cần giải quyết của senior developer khá đa dạng và phức tạp. Theo các thông tin được tổng hợp, một số công việc chính của senior developer bao gồm:

senior developer là gì
Công việc cần giải quyết của senior developer khá đa dạng và phức tạp
  • Liên lạc trực tiếp với khách hàng, nhận feedback, issue từ họ. 
  • Phân tích, thảo luận, đưa ra solution và estimate về thời gian để báo cáo với khách hàng. Senior Developer thường tham gia vào quá trình phân tích yêu cầu của khách hàng và thiết kế hệ thống phù hợp. Họ phải có khả năng hiểu rõ yêu cầu kỹ thuật và xác định các phương pháp phát triển phần mềm tối ưu.
  • Chia nhỏ task ra cho thành viên trong team và hướng dẫn công việc cho họ nếu cần, hoặc họ có thể trực tiếp code khi muốn thực hiện những thay đổi lớn trên hệ thống. 
  • Review code và đề xuất hoặc đưa ra các phương án khả thi.
  • Cải thiện hiệu năng của hệ thống hoặc chỉnh sửa lại những đoạn code chưa tốt. Việc làm này sẽ khiến chương trình hoạt động tốt hơn và sau này cũng dễ bảo trì hơn..
  • Viết một số tài liệu ngắn gọn về tính năng, cách cài đặt, flow đi đơn giản để gửi cho khách hàng review và feedback cho giai đoạn sau. 
  • Đưa ra một số giải pháp, tiến hành thiết kế các hệ thống phức tạp (nghiêng về lập trình patterns và anti-patterns). Từ đó, nhóm lập trình junior developer sẽ bắt đầu hiện thực hóa.
  • Quản lý dự án: Senior Developer thường đảm nhận vai trò lãnh đạo trong dự án phần mềm. Họ có trách nhiệm xác định và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, theo dõi tiến độ và đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn và theo yêu cầu.
  • Nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới: Senior Developer theo dõi các xu hướng và tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Họ nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới, công cụ và phương pháp phát triển để nâng cao quy trình làm việc và tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Xem thêm: Ứng dụng mobile bằng ngôn ngữ flutter dễ dàng, tiện lợi

Những tố chất để trở thành Senior Developer

senior developer là gì
Có khả năng dẫn dắt, lãnh đạo là một tố chất cần có để trở thành Senior Developer

Chịu được áp lực, vượt qua thách thức

Sau khi biết được công việc thường ngày của một Senior Developer là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những tố chất nào cần thiết để có thể thành công trong vai trò này.

 

Sau khi đọc những thông tin bên trên thì chúng ta thấy được Senior Developer là một công việc không dễ dàng. Người đảm nhận vai trò này phải là một nhà quản lý tài ba, họ vừa phải quản lý công việc của mình vừa phải quản lý đội ngũ nhân viên. Vì vậy, có vô vàn những áp lực và thách thức mà Senior Developer phải trải qua.

 

Do đó, bạn nên rèn luyện khả năng chịu đựng áp lực, vượt qua khó khăn, rút ra kinh nghiệm từ những bài học thất bại trước để chuẩn bị thật tốt cho những thử thách ở vị trí Senior Developer sau này.

Có khả năng dẫn dắt, lãnh đạo

Đây chắc chắn là một tố chất quan trọng mà Senior Developer cần có. Senior Developer là người giúp đỡ và hướng dẫn cho những lập trình viên cấp thấp hơn, họ  không chỉ làm việc một mình mà còn làm việc teamwork. Vì vậy, nếu có kỹ năng dẫn dắt, lãnh đạo, họ có thể trở thành một leader thực thụ.

senior developer là gì
Senior Developer sẽ là người sử dụng những kiến thức và kinh nghiệm thực tế để đào tạo

Senior Developer sẽ là người sử dụng những kiến thức và kinh nghiệm thực tế để đào tạo, training và phát triển năng lực các thành viên trong team. Với vai trò là người dẫn dắt, Senior Developer có thể tổ chức các chương trình đào tạo kỹ thuật và phi kỹ thuật hàng tuần hoặc hàng tháng cho team của họ.

Có khả năng giao tiếp tốt và có thể kết nối mọi người

Để truyền tải lại thông tin từ cấp trên cho team,Senior Developer phải có khả năng giao tiếp tốt, truyền đạt dễ hiểu. Yếu tố này rất cần thiết để tránh gây hiểu lầm, dẫn đến đi sai hướng công việc và cuối cùng là không đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.

 

Senior Developer cũng đóng vai trò là người kết nối trong hầu hết quy trình làm việc. Họ sẽ liên kết các bộ phận, thành viên với nhau. Hướng dẫn để mọi người làm việc một cách suôn sẻ, thoải mái hơn.

Có tầm nhìn xa

senior developer là gì
Senior Developer là một người lãnh đạo

Senior Developer là một người lãnh đạo, vì vậy họ cần có tầm nhìn xa và rộng để phát triển định hướng lâu dài cho team của mình, đồng thời tạo ra các giá trị kinh doanh cho công ty.

 

Với vốn hiểu biết sâu rộng và dày dặn kinh nghiệm, Senior Developer có thể đoán trước được những lỗi sai có thể mắc phải trong dự án. Vì vậy, khi giao nhiệm vụ công việc, họ sẽ chia sẻ thêm kinh nghiệm và hướng dẫn team của mình tránh lặp lại những lỗi sai đó.

Là người không ngại thất bại

Senior Developer là người có tinh thần không ngại thất bại và sẵn sàng đối mặt với thách thức. Họ hiểu rằng trong quá trình phát triển phần mềm, có thể gặp phải những khó khăn, vấn đề phức tạp và thất bại. Tuy nhiên, điều quan trọng là sự kiên nhẫn, kiên trì và khả năng học từ những sai lầm và thất bại đó

 

Khả năng không ngại thất bại của Senior Developer cũng được thể hiện trong việc tìm kiếm giải pháp sáng tạo và khác biệt. Họ không sợ thử nghiệm những ý tưởng mới, thậm chí khi có thể gặp phải rủi ro. Bằng cách mạo hiểm và thử nghiệm, Senior Developer có thể tạo ra những sản phẩm phần mềm đột phá và tiên phong trong ngành.

Tinh thần trách nhiệm

senior developer là gì
Senior Developer cũng phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với dự án và đội ngũ

Senior Developer không chỉ có tố chất của một nhà phát triển phần mềm xuất sắc, mà còn phải có tố chất của một người lãnh đạo.

 

Senior Developer cũng phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với dự án và đội ngũ. Họ phải đảm bảo rằng công việc được hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu và đạt chất lượng cao. Họ cũng chịu trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề và xử lý khó khăn trong quá trình phát triển.

Đừng đánh giá thấp bất cứ ai

Senior Developer không nên đánh giá thấp bất kỳ ai trong quá trình làm việc. Họ hiểu rằng mỗi thành viên trong nhóm phát triển đều có đóng góp và giá trị riêng, và tôn trọng sự đa dạng và khác biệt trong đội ngũ.

 

Senior Developer phải hiểu rằng mỗi người đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Đánh giá thấp bất kỳ ai không chỉ là không công bằng mà còn có thể tạo ra môi trường làm việc căng thẳng và không khí không tốt cho đội ngũ. Thay vì đánh giá thấp, Senior Developer thường tìm cách tạo cơ hội cho mọi người để phát triển, rèn kỹ năng và đóng góp tối đa vào dự án.

Kỹ năng quan trọng của Senior Developer

Nhiều kỹ năng quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự thăng tiến của một Senior Developer. Vậy những kỹ năng nào quan trọng đối với một Senior Developer?

senior developer là gì
Tính đa nhiệm là một trong những kỹ năng cần có của Senior Developer

Chuyên sâu về công nghệ

Senior developer thường tham gia vào quá trình phân tích yêu cầu và thiết kế hệ thống. Kiến thức chuyên sâu về công nghệ giúp họ hiểu rõ về các khía cạnh kỹ thuật và tạo ra các giải pháp phù hợp với yêu cầu của dự án.
 
Senior developer đối mặt với các vấn đề phức tạp trong quá trình phát triển phần mềm. Kiến thức chuyên sâu về công nghệ giúp họ xác định nguyên nhân của các vấn đề, tìm kiếm và triển khai các giải pháp tối ưu để khắc phục chúng.

Kỹ năng viết code tinh gọn và nhanh chóng

Việc viết code chỉ để chạy không thể thể hiện hết khả năng của một Developer. Đối với Junior Developer, việc viết code chỉ để đạt được kết quả là đủ. Tuy nhiên, với Senior Developer, việc viết code không chỉ đảm bảo hoàn thành đúng hạn mà còn cần có sự tinh gọn và nhanh chóng. Yếu tố quan trọng nhất là khả năng bảo trì code, điều này là điều mà mọi Senior Developer cần luôn ghi nhớ.

Tính đa nhiệm

Tính đa nhiệm là một yếu tố quan trọng trong vai trò của Senior Developer. Khi đảm nhận vai trò này, bạn sẽ phải tham gia vào các task lớn hơn và nắm vững nhiều công cụ hơn. Senior Developer sẽ phân chia công việc thành các task nhỏ hơn, và đồng thời cần quan tâm đến vấn đề đánh giá và phân tích mức độ khả thi cũng như tính hiệu quả của các giải pháp.

senior developer là gì
Senior Developer có thể áp dụng các phương pháp và giải pháp phù hợp nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Họ phải xử lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, có cái nhìn tổng quan về dự án và hiểu rõ mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó, Senior Developer có thể áp dụng các phương pháp và giải pháp phù hợp nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Thái độ cầu tiến

Thái độ khao khát tiến bộ là một đặc điểm quan trọng của Senior Developer. Dù bạn đã có kỹ năng tốt, hãy luôn nỗ lực để trở nên xuất sắc hơn. Senior Developer luôn có thể tự học để cập nhật kiến thức mới, vì ngày nay, mọi kiến thức đều tiếp tục được cập nhật và phát triển.

 

Với vai trò là một Senior Developer, bạn cũng cần hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm khi họ gặp vấn đề chưa thể giải quyết. Thái độ cầu thị và sẵn lòng giúp đỡ là những phẩm chất quan trọng của một Senior Developer.

Mức lương của Senior Developer 

Mức lương của Senior Developer tại Việt Nam có sự biến động lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, lĩnh vực, số năm kinh nghiệm và vị trí làm việc.

senior developer là gì
Mức lương của Senior Developer

Theo báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2022, mức lương của Senior Developer có thể dao động từ 8 triệu đồng đến 140 triệu đồng mỗi tháng. Ngoài ra, theo báo cáo trên, mức lương lập trình viên Senior có thể được đánh giá từ 860 USD đến 1.510 USD mỗi tháng.

 

Cụ thể, theo Indeed, mức lương trung bình cho Senior Developer là khoảng 25.739.065 đồng mỗi tháng tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chỉ là một con số trung bình và có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau.

Con đường thăng tiến của Senior Developer

Khi đã đặt chân đến vị trí Senior Developer, bạn vẫn sẽ có rất nhiều con đường để thăng tiến. Vậy con đường thăng tiến của Senior developer là gì? Bước đi tiếp theo sau Senior Developer là những vị trí cấp cao nào?

senior developer là gì
Lộ trình thăng tiến thường thấy của một Senior Developer

Lên chức Tech Lead

Từ Senior Developer bạn có thể thăng tiến lên vị trí Tech Lead. Ở vị trí Tech Lead, bạn cần có khả năng đào sâu, phân tích và tìm kiếm thêm nhiều kiến thức chuyên môn. Đồng thời biết cách thiết kế hệ thống ở mức độ khó.

 

Vị trí Tech Lead không chỉ chịu trách nhiệm của một dự án mà là rất nhiều dự án. Họ sẽ có quyền đưa ra quyết định sử dụng công nghệ nào, phương thức thiết kế hệ thống nào cho dự án. Đồng thời đưa ra được những giải pháp tối ưu cho từng dự án phần mềm.

Lên chức Software Architecture

Một con đường nghề nghiệp tiếp theo cho Tech Lead là trở thành Software Architect. Với vai trò là Software Architect, bạn trở thành "kiến trúc sư" của công ty, có trách nhiệm xây dựng kiến trúc tổng thể của dự án và quyết định cách thức hoạt động của phần mềm đó.

senior developer là gì
Software Architect - Kiến trúc sư phần mềm

Để trở thành Software Architect, thường cần có ít nhất 10-15 năm kinh nghiệm. Bạn cần có khả năng tối ưu hóa giải pháp, hiểu sâu về công nghệ và có khả năng đưa ra các giải pháp thiết kế hệ thống phức tạp cho các lập trình viên Junior và Senior thực hiện. Vai trò của bạn là định hình cấu trúc và sự phối hợp giữa các thành phần trong hệ thống phần mềm, nhằm đảm bảo tính bảo mật, hiệu suất và mở rộng được.

 

Với vai trò Software Architect, bạn chịu trách nhiệm xây dựng kiến trúc phần mềm toàn diện và đảm bảo rằng các giải pháp thiết kế đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và kinh doanh. Bạn cần có khả năng tương tác và làm việc chặt chẽ với các thành viên trong nhóm phát triển để đảm bảo sự hiệu quả và sự thành công của dự án.

Lên chức CTO – Giám đốc công nghệ thông tin

Tiếp theo đó bạn có thể thăng tiến đến vị trí CTO - Giám đốc Công nghệ thông tin: Khi bạn tiến thẳng từ Software Architecture lên vị trí CTO, vai trò của bạn không chỉ đơn thuần là một chuyên gia CNTT mà còn là một quản lý cấp cao. Bạn trở thành người truyền cảm hứng, tạo động lực và xây dựng các kế hoạch phát triển, đồng thời hướng dẫn các nhà lãnh đạo theo sứ mệnh của công ty.

 

Với vị trí CTO, bạn có quyền quyết định phương hướng kỹ thuật của công ty. Bạn sẽ nắm bắt và nghiên cứu các xu hướng công nghệ mới, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp. Ngoài ra, bạn còn có trách nhiệm đào tạo và hướng dẫn đội ngũ kỹ thuật, giúp họ phát triển kỹ năng và nắm vững công nghệ mới.

 

Với tư cách là CTO, bạn sẽ chịu trách nhiệm định hình và điều hành hướng phát triển công nghệ của công ty, đảm bảo rằng công nghệ được áp dụng một cách hiệu quả và đúng đắn để đạt được mục tiêu kinh doanh. Bạn cũng phải có khả năng lãnh đạo và làm việc cùng các bộ phận khác trong công ty để tạo ra sự hài hòa và phối hợp trong việc triển khai các giải pháp công nghệ.

 

Qua bài viết trên của Topchuyengia, bạn đã có cái nhìn chi tiết về vị trí Senior Developer là gì? Đồng thời hiểu được những khó khăn mà và con đường thăng tiến trong sự nghiệp của một Senior Developer. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các vị trí khác trong ngành lập trình, đừng bỏ qua các bài viết trên website của Topchuyengia.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng