Hướng dẫn làm sao để kiểm tra nợ xấu của ngân hàng

Hướng dẫn làm sao để kiểm tra nợ xấu của ngân hàng
Việt Lê

31/10/2022

781

0

Chia sẻ lên Facebook
Hướng dẫn làm sao để kiểm tra nợ xấu của ngân hàng

"Làm sao kiểm tra nợ xấu ngân hàng" là một câu hỏi được nhiều người đặt ra. Vay vốn từ ngân hàng hay tổ chức tín dụng đã tất yếu khi bạn cần huy động vốn trong kinh doanh hoặc sử dụng với lý do cá nhân. Cho dù, với bất kỳ lý do gì thì việc để khoản nợ của bạn thành nợ xấu, thì bạn nên giải quyết nó ngay lập tức. Vậy làm sao để kiểm tra nợ xấu ngân hàng? Hãy xem bài viết dưới đây để biết cách tra cứu, nếu còn thắc mắc về các khoản nợ xấu bạn có thể xem thêm các bài viết khác tại mục đầu tư tài chính của Topchuyengia nhé.


 

Thông qua CIC để tra cứu xem có bị nợ xấu hay không?

Giới thiệu cơ quan CIC

Cơ quan CIC (Credit Information Center) hoặc nó cũng tên gọi tiếng Việt là Trung tâm tín dụng, và cơ quan trực thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tính tới thời điểm hiện tại thì CIC đang lưu giữ hơn 20 triệu hồ sơ vay vốn ở trong nước.

 

Cơ quan này có vai trò trong việc hạn chế rủi ro tín dụng cho đất nước có các chức năng sau:

  • Đăng ký hồ sơ thông tin tín dụng
  • Cảnh báo, đưa ra biện pháp phòng ngừa hạn, hạn chế rủi ro tín dụng
  • Thu thập, xử lý và phân tích thông tin tín dụng đất nước
  • Lập tiêu chí thang điểm, xếp hạng tín dụng của các tổ chức, cá nhân đang sống trong lãnh thổ Việt Nam để cung cấp cho các ngân hàng quốc gia, ngân hàng tư nhân và tổ chức tài chính.
  • Cung cấp sản phẩm tài chính và xếp hạng tín dụng theo pháp luật.

 

CIC sẽ tổng hợp các thông tin thành một hệ thống dữ liệu thống nhất về lịch sử sử dụng tín dụng của cá nhân/ doanh nghiệp. Thông tin này được cung cấp từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng với nội dung: tên người vay, khoản vay, tổ chức cho vay và quá trình thanh toán. Dựa vào các thông tin trên hệ thống CIC, mà ngân hàng/ tổ chức quyết định có nên cho cá nhân/ doanh nghiệp cho vay không.

 

Những thông tin tín dụng được CIC lưu trữ sẽ có các thông tin như sau:

  • Số tiền cá nhân / doanh nghiệp đã và đang vay tại các tổ chức tín dụng
  • Mục đích vay vốn
  • Nơi đang cho cá nhân / doanh nghiệp vay
  • Thời hạn vay trong bao lâu
  • Quá trình trả nợ: trả đúng hẹn hay không, thời gian bị kéo dài khi trả nợ
  • Cá nhân / tổ chức đang thuộc nhóm nợ nào: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), Nợ cần chú ý (nhóm 2), Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), Nợ ghi nhớ (nhóm 4) và Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5).
  • Tài sản thế chấp

 

Làm sao để kiểm tra nợ xấu trên CIC

Có hai cách tra cứu nợ xấu thông qua hệ thống CIC một là thông qua website hay thông qua app trên điện thoại. Bạn có thể sử dụng phương pháp phù hợp với mình.

Thông qua trang web của CIC

Bước 1: truy cập vào trang chủ https://cic.gov.vn/, nếu bạn đã có tài khoản thì chọn “Đăng nhập” hoặc chưa có tài khoản bạn chọn “Khai thác nhu cầu vay” nằm ở góc phía trên bên phải màn hình.

Bước 2: Điền các thông tin cá nhân, các thông tin được nêu lên trong hình. Đối với những ô thông tin có dấu sao bắt buộc phải điền đủ, không được bỏ qua.

Lưu ý:không nên bỏ qua thông tin số điện thoại và email, để CIC có thể liên hệ trực tiếp với bạn và gửi đến các thông tin quan trọng

Bước 3: Nhập mã OTP, mã số được gửi ở phần tin nhắn ( số điện thoại bạn đăng kí), tiếp đến chọn “Đồng ý”chấp nhận các điều khoản từ CIC, kế đến nhấn “ Tiếp tục”.

Sau đó, bạn chỉ cần đợi để CIC tra cứu thông tin cho bạn, thông thường thì sau 1 ngày sẽ nhân viên từ CIC gọi đến để xác nhận thông tin. Thông tin trùng khớp họ sẽ gửi kết quả tra cứu vào email bạn đăng ký. 

Thông qua app trên điện thoại

Bạn có thể down app từ AppStore hoặc Ch play, tiếp đến bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Đăng ký tài khoản đăng nhập

Bước 2: Điền các thông tin các nhân được yêu cầu

Bước 3: Chờ hệ thống kiểm tra thông tin. 

Sau khi hoàn thành bước này bạn cần chờ đợi vài ngày tương tự như với việc sử dụng web. CIC sẽ làm việc vào ngày cuối tuần (thứ bảy và chủ nhật) và các ngày lễ nếu bạn yêu cầu tra cứu mà vô tình rơi vào những đó sẽ bị dời lại tới ngày làm việc để giải quyết.

Bước 4: Xem báo cáo được gửi đến.

Sau khi yêu cầu được phê duyệt -> vào mục Khai thác báo cáo -> nhập mã OTP ( đã gửi vào điện thoại) để xác thực.

làm sao để kiểm tra nợ xấu ngân hàng nhanh

Xem thêm: Làm sao để làm báo cáo tài chính

Tra cứu tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng

Ngoài ra, bạn cũng cũng có thể tra cứu nợ xấu thông qua ngân hàng và ngược lại ngân hàng có thể thực hiện việc kiểm tra CIC đối với khách có nhu cầu vay vốn, dựa trên nguyên tắc: Khi khách hàng có nhu cầu và đăng ký vay tại ngân hàng/ công ty tài chính, họ sẽ phải thực hiện bước kiểm tra lịch sử tín dụng để quyết định xem có nên cho khách hàng vay và mức được vay là bao nhiêu.

Thông qua ngân hàng bạn cần thực hiện những điều sau:

Bước 1: đăng ký vay vốn của ngân hàng

Bước 2: Cung cấp các thông tin cá nhân như CMND / CCCD để ngân hàng tiến hành tra cứu trên hệ thống tín dụng của CIC.

Bước 3: Ngân hàng sẽ thông báo kết quả đến với bạn.

Chú ý: Việc kiểm tra này có mất phí hay không sẽ phụ thuộc vào từng quy định của ngân hàng. Nhưng nếu bạn phải trả tiền cho việc cứu thì thông thường phí này sẽ rơi vào khoảng 30,000 đồng / lần.

làm sao để kiểm tra nợ xấu ngân hàng hiệu quả

Xem thêm: làm sao để mở một doanh nghiệp nhỏ

Hướng giải quyết đối với nợ xấu

Đối với nợ xấu bạn cần xác định rằng bạn bị nợ xấu do mình hay do bị lấy cắp thông tin để đi vay tín dụng. Đối với hai trường hợp này việc đầu tiên bạn cần làm là bình tĩnh. Ở dưới đây Topchuyengia sẽ hướng dẫn bạn cách giải quyết nợ xấu trong hai trường hợp này.

Giải quyết nợ xấu khi bị làm giả thông tin tín dụng

Đầu tiên, bạn cần làm yêu cầu bên cho vay xuất trình giấy tờ, chứng từ liên quan đến khoản vay chẳng hạn như: số tiền vay, tiền lãi, thời gian vay, … Tiếp đến trình báo sự việc lên cơ quan chức năng để tiến hành điều tra, xác minh cũng như có biện pháp xử lý đối với đối tượng đánh cắp thông tin.

Để không phải gánh nợ oan cho người khác, bạn nên có những biện pháp bảo vệ thông tin của mình khỏi những kẻ xấu. Và cẩn trọng khi cung cấp thông tin của mình cho dịch vụ bất kỳ, rất có thể họ sẽ đánh cắp thông tin hoặc bán thông tin của bạn cho bên khác.

Giải quyết nợ xấu do chính bạn gây ra

Đầu tiên, bạn hãy chủ động liên hệ với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính mà bạn đang bị dính nợ xấu làm rõ thông tin về khoảng nợ xấu này. Ngay khi thông tin được xác thực bạn nên nhanh chóng giải quyết khoản nợ xấu này càng nhanh càng tốt.

Trong trường hợp nào thì thông tin nợ xấu của bạn sẽ ghi lại trong hệ thống:

Đối với khoản vay dưới 10 triệu đồng, ngay sau khi bạn trả hết nợ (lãi lẫn gốc), thì CIC sẽ không lưu lại thông tin nợ xấu của người đó nữa.

Đối với khoản vay trên 10 triệu đồng, sau khi bạn trả hết nợ, sau 5 năm kể từ khi bạn trả hết nợ CIC sẽ xóa thông tin nợ xấu của bạn trên hệ thống.

Ngoài ra, thông tin tín dụng trên CIC không chỉ được quản lý bởi Ngân hàng quốc gia mà nó còn được giám sát bởi các ngân hàng (tư nhân / quốc tế), tổ chức tài chính do đó không có một thế lực hay cá nhân nào có thể can thiệp chỉnh sửa những thông tin này. Cho nên, nếu bạn thấy những quảng cáo về dịch vụ lịch sử nợ xấu trên CIC thì bạn đừng nên tin , nếu không bạn sẽ bị mất tiền oan đấy.

 

làm sao để kiểm tra nợ xấu ngân hàng hiệu quả nhất

Xem thêm: làm sao mua nhà 

 

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT:

Hy vọng với những chia sẻ về cách làm sao để kiểm tra nợ xấu ngân hàng, trong chuyện mục giải đáp "Làm sao" đã giúp ích được cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu. Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể gửi đến các chuyên gia tài chính của Topchuyengia trong list giới thiệu bên trên. Chắc chắn rằng họ sẽ giúp bạn giải được nhiều vấn đề của bạn.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng