Ám ảnh sợ khoảng trống: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Ám ảnh sợ khoảng trống: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

03/12/2024

58

0

Chia sẻ lên Facebook
Ám ảnh sợ khoảng trống: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Ám ảnh sợ khoảng trống là một hội chứng rối loạn lo âu đặc trưng bởi sự hoảng sợ mãnh liệt khi ở một địa điểm hoặc trong tình huống khó tìm ra lối thoát. Điều này khiến người bệnh luôn cố gắng tránh né những nơi gây ra nỗi sợ khoảng trống, chẳng hạn như ra khỏi nhà một mình, đi du lịch bằng ô tô,.... Bài viết này, các chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ cung cấp cho bạn những thông tin, điều cần biết về hội chứng đặc biệt này, bao gồm triệu chứng, nguyên nhân gây ra và cách điều trị hiệu quả.

Ám ảnh sợ khoảng trống là gì?

Ám ảnh sợ khoảng trống (Agoraphobia) còn được gọi là chứng sợ không gian hay rối loạn lo âu ám ảnh khoảng trống. Như tên gọi, người mắc hội chứng này thường lo âu và sợ hãi khi đối mặt với những không gian rộng/ hẹp khó tìm thấy lối thoát, ví dụ như sử dụng phương tiện công cộng, đứng xếp hàng trong đám đông, đến trung tâm mua sắm,....

Ám ảnh sợ khoảng trống là gì?
Ám ảnh sợ khoảng trống là gì?

Tương tự các chứng rối loạn lo âu khác, người mắc ám ảnh sợ khoảng trống có thể nhận thấy sự lo lắng và sợ hãi của bản thân là vô lý, nhưng họ không thể nào kiểm soát được. Nếu phải đối mặt với những tình huống gây ra nỗi sợ này, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn hoảng loạn. Theo ước tính, khoảng 1.8% người dân Mỹ mắc hội chứng ám ảnh sợ khoảng trống, trong đó nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn và có đến 40% trường hợp biểu hiện nặng.

Tìm hiểu thêm: Chi phí khám tâm lý 2024 bao nhiêu? Cập nhật mới nhất

Triệu chứng điển hình của ám ảnh sợ khoảng trống

Hội chứng ám ảnh sợ khoảng trống đặc trưng bởi những triệu chứng như sau:

  • Sợ đi ra ngoài một mình.
  • Sợ đám đông hoặc sợ xếp hàng.
  • Sợ các không gian kín như thang máy, rạp chiếu phim hoặc các cửa hàng nhỏ.
  • Sợ các không gian mở như trung tâm thương mại, bãi giữ xe hoặc công viên.
  • Sợ sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt, máy bay hoặc tàu hỏa.

Những tình huống này tạo cho người bệnh cảm giác lo lắng vì sợ không thể thoát ra hoặc không thể tìm được sự giúp đỡ nếu như họ trở nên hoảng loạn hoặc xuất hiện các triệu chứng khác. 

 

Do đó, người bệnh thường chủ động né tránh những tình huống có thể khiến họ cảm thấy sợ hãi và có sự ám ảnh đối với một sự việc hay dấu hiệu nào đó. Bên cạnh đó, họ cũng luôn tìm người đồng hành để đi ra ngoài và cực kỳ căng thẳng khi phải chịu đựng tình huống mà họ cảm thấy sợ hãi một mình.

 

Thông thường, ám ảnh sợ khoảng trống sẽ kéo dài hơn 6 tháng, nhưng nếu càng để lâu mà không điều trị, nỗi sợ này càng khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý. Vì vậy, khi phát hiện bản thân có các triệu chứng điển hình của bệnh, bạn nên đi khám ngay.

Nguyên nhân gây ra hội chứng ám ảnh sợ khoảng trống

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng ám ảnh sợ khoảng trống. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra nỗi sợ này thường có sự tham gia của những yếu tố như sau:

  • Yếu tố gia đình, di truyền: Đây là yếu tố luôn có mặt trong cơ chế bệnh sinh của các dạng rối loạn lo âu, bao gồm các chứng sợ khoảng trống. Các chuyên gia nhận thấy, nếu tiền sử  gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý tăng lên đáng kể.
  • Đặc điểm tính cách: Tính cách là một trong những yếu tố có liên quan mật thiết đến các rối loạn lo âu. Người mắc chứng ám ảnh sợ khoảng trống thường khá nhút nhát, hướng nội, hay lo lắng, tự ti và phụ thuộc nhiều vào gia đình. Ngược lại, những người có tính cách hoạt bát, vui vẻ, dễ hòa nhập sẽ ít nguy cơ mắc chứng bệnh này hơn.
  • Sang chấn tâm lý: Thực tế, nỗi sợ hãi quá mức về không gian kín/ mở có thể hình thành khi trải qua những sự kiện gây sang chấn tâm lý nghiêm trọng như bị bắt cóc và nhốt trong không gian hẹp, bị bỏ rơi ở nơi đông người, gặp tai nạn khi sử dụng phương tiện công cộng,....
  • Yếu tố nguy cơ: Nguy cơ mắc ám ảnh sợ khoảng trống cũng có thể liên quan đến những yếu tố khác như mắc chứng rối loạn hoảng sợ do từng bị lạm dụng, mất người thân, bị bỏ rơi,....
Nguyên nhân gây ra hội chứng ám ảnh sợ khoảng trống
Nguyên nhân gây ra hội chứng ám ảnh sợ khoảng trống

 

Cách điều trị hội chứng ám ảnh sợ khoảng trống

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị chính của chứng ám ảnh sợ khoảng trống. Liệu pháp này tập trung sử dụng hình thức giao tiếp, trò chuyện để điều chỉnh những bất thường trong cảm xúc, nhận thức và hành vi của người bệnh. Với người mắc chứng sợ khoảng trống, tâm lý trị liệu sẽ giúp chế ngự sự sợ hãi, đồng thời gia tăng các kỹ năng kiểm soát căng thẳng và hỗ trợ bệnh nhân nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.

Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu

Có rất nhiều phương pháp tâm lý trị liệu được áp dụng trong điều trị hội chứng ám ảnh sợ khoảng trống, phổ biến nhất là liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và liệu pháp tiếp xúc. Tùy từng trường hợp và mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định trị liệu cá nhân, nhóm hoặc gia đình.

Sử dụng thuốc

Thuốc thường được sử dụng đồng thời trong quá trình trị liệu tâm lý để nâng cao cảm xúc và giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát nỗi sợ của bản thân hơn. Bên cạnh đó, việc bác sĩ chỉ định người mắc chứng ám ảnh sợ khoảng trống sử dụng thuốc còn để giảm sự lo lắng, buồn phiền và lo âu quá mức.

 

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị ám ảnh sợ khoảng trống bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm:
    • Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) thường được ưu tiên nhờ hiệu quả cao và ít tác dụng phụ.
    • Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA) hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine có chọn lọc (SNRIs).
  • Thuốc chống lo âu: Để giảm tình trạng lo âu quá mức, các thuốc chống lo âu như Clonazepam và Alprazolam có thể được kê đơn. Mặc dù cho hiệu quả nhanh, nhưng nhóm thuốc này dễ gây nghiện hoặc làm người bệnh phụ thuộc nếu sử dụng lâu dài. Vì vậy, thuốc chống lo âu chỉ được dùng trong thời gian ngắn và khi thật sự cần thiết.

Việc điều trị bằng thuốc đòi hỏi thời gian để đạt hiệu quả, thường mất vài tuần để các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thử nhiều loại thuốc khác nhau nhằm tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân.

Thay đổi lối sống

Ngoài trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc, thay đổi lối sống cũng là một cách điều trị ám ảnh sợ khoảng trống hiệu quả. Lối sống khoa học có thể phần nào giúp người bệnh giảm cảm giác lo lắng, sợ hãi và hạn chế các tình huống căng thẳng trong cuộc sống.

Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống

Dưới đây là một số cách thay đổi lối sống mà bạn có thể áp dụng:

  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, đầy đủ chất.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, giải trí.
  • Chia sẻ, trò chuyện với mọi người xung quanh.
  • Học cách suy nghĩ tích cực.

Cách phòng ngừa hội chứng ám ảnh sợ khoảng trống

Khi xuất hiện nỗi sợ hãi quá mức đối với những tình huống gây ra ám ảnh sợ khoảng trống, điều quan trọng là bạn không nên né tránh mà hãy trực tiếp đối diện với nó. Nếu nỗi sợ không thể tự kiểm soát, bạn có thể tham gia trị liệu tâm lý sớm để ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng. Việc can thiệp kịp thời này sẽ giúp kiểm soát và không tiến triển thành các vấn đề nghiêm trọng hơn.

 

Thêm vào đó, sang chấn tâm lý là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều rối loạn tâm thần, bao gồm chứng sợ khoảng rộng. Vì vậy, ngay khi trải qua sang chấn, bạn nên chủ động tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia, bác sĩ để giảm nguy cơ phát triển các rối loạn tâm lý này.

 

Cuối cùng, việc duy trì một lối sống lành mạnh, xây dựng kỹ năng giao tiếp và phát triển các mối quan hệ xã hội cũng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc chứng sợ khoảng rộng và các dạng rối loạn lo âu khác.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin về chứng ám ảnh sợ khoảng trống, từ triệu chứng, nguyên nhân cho đến cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là những cơ sở hữu ích giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh của mình một cách triệt để nhất. Đặc biệt, nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ chăm sóc sức khỏe tinh thần chuyên nghiệp, đừng bỏ qua dịch vụ tư vấn 1:1 với các chuyên gia tâm lý hàng đầu tại ứng dụng Askany nhé. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu rộng, họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng