Tổng hợp các thuật ngữ tâm lý học quan trọng nên biết

Tổng hợp các thuật ngữ tâm lý học quan trọng nên biết

25/11/2024

34

0

Chia sẻ lên Facebook
Tổng hợp các thuật ngữ tâm lý học quan trọng nên biết

Việc hiểu rõ các thuật ngữ tâm lý học giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về các vấn đề tâm lý từ cơ bản cho đến phức tạp. Được chia sẻ bởi các chuyên gia tư vấn tâm lý hàng đầu, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn danh sách thuật ngữ quan trọng trong tâm lý học, từ đó tạo điều kiện tiếp cận và nghiên cứu lĩnh vực này một cách dễ dàng nhất. Hãy theo dõi ngay!

Các thuật ngữ tâm lý học quan trọng

Các thuật ngữ tâm lý cơ bản

  • Cảm xúc (Emotion): Cảm xúc là trạng thái tâm lý như vui, buồn, sợ hãi, giận dữ, và hạnh phúc, gây ra bởi các sự kiện hoặc tình huống. 
  • Sự chú ý (Attention): Là khả năng tập trung vào một đối tượng hoặc nhiệm vụ cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Sự chú ý là yếu tố quan trọng trong học tập và nhận thức.
  • Nhận thức (Perception): Nhận thức là quá trình chúng ta cảm nhận và hiểu thế giới xung quanh thông qua các giác quan kết hợp với kinh nghiệm và kiến thức sẵn có.
  • Tư duy (Cognition): Tư duy liên quan đến các quá trình suy nghĩ, bao gồm việc giải quyết vấn đề, ra quyết định, nhớ lại và phân tích.
  • Hành vi (Behavior): Hành vi là cách mà một cá nhân phản ứng hoặc hành động trong các tình huống cụ thể. Hành vi có thể là phản xạ tự nhiên hoặc được học hỏi.
  • Động lực (Motivation): Động lực là lý do thúc đẩy hành động của con người. Nó có thể là sự thôi thúc từ bên trong (động lực nội tại) hoặc từ các yếu tố bên ngoài (động lực ngoại tại).
  • Rối loạn tâm lý (Psychological Disorder): Là các vấn đề về tâm lý ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của một người, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu, hay rối loạn stress sau chấn thương.
Các thuật ngữ tâm lý cơ bản
Các thuật ngữ tâm lý cơ bản

Các thuật ngữ về rối loạn tâm lý

  • Trầm cảm (Depression): Đây là một rối loạn tâm thần phổ biến và nghiêm trọng hiện nay. Các biểu hiện của trầm cảm bao gồm chán nản và mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày trong một thời gian dài.
  • Rối loạn lo âu (Anxiety Disorder): Rối loạn lo âu là một hội chứng rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu kèm theo các triệu chứng thần kinh như đau đầu, hồi hộp, vã mồ hôi, tức ngực, khô miệng, bứt rứt không thể ngồi yên hoặc đứng yên một chỗ.
  • Rối loạn nhân cách (Personality Disorder): Đây là một dạng rối loạn tâm thần mà trong đó người bệnh có lối suy nghĩ, hành động cứng nhắc và không lành mạnh. Người bị rối loạn nhân cách thường gặp khó khăn trong nhận thức và tương tác với mọi người xung quanh, điều này gây ra những rắc rối cản trở đáng kể đến các mối quan hệ xã hội, hoạt động và công việc.
  • Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder): Rối loạn lưỡng cực được nhận biết bằng những thay đổi thất thường trong tâm trạng. Người bệnh có thể rơi vào tình trạng hưng phấn, tăng động, nhưng sau đó lại chìm vào trạng thái trầm cảm.
  • Stress sau sang chấn (PTSD): Là một dạng rối loạn khuyết tật phát triển sau khi trải qua một sự kiện đau thương, được đặc trưng bởi những triệu chứng như suy nghĩ xâm nhập, ác mộng và hồi tưởng.
  • Tâm thần phân liệt (Schizophrenia): Đây là tình trạng làm gián đoạn quá trình hoạt động của não, can thiệp vào trí nhớ, giác quan, suy nghĩ và hành vi khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
  • Ám ảnh cưỡng chế (OCD): Là một bệnh lý thần kinh liên quan đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh, có thể được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Người bị OCD thường có những hành vi, suy nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô nghĩ để giảm bớt lo âu và căng thẳng.
  • Tự kỷ (Autism): Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt giao tiếp và tương tác xã hội, hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn. Thông thường, các triệu chứng tự kỷ bắt đầu từ thời thơ ấu và phát triển dần theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời.

Các thuật ngữ về liệu pháp trị liệu tâm lý

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy - CBT): Đây là phương pháp tập trung thay đổi suy nghĩ tiêu cực của con người và tìm cách giải quyết chúng một cách hiệu quả nhất. CBT được đánh giá là hữu ích trong việc điều trị các rối loạn như trầm cảm, lo lắng, stress sau chấn thương, rối loạn nhân cách,....
  • Liệu pháp tương tác cá nhân (Interpersonal Therapy - IPT): Đây là một phương pháp điều trị ngắn hạn, nhằm giúp bệnh nhân hiểu rõ gốc rễ gây ra các vấn đề như đau buồn, sự thay đổi trong quan hệ xã hội,.... Đồng thời, IPT còn hỗ trợ người bệnh học được cách thể hiện cảm xúc lành mạnh và cải thiện kỹ năng giao tiếp.
  • Liệu pháp gia đình (Family Therapy): Phương pháp này tập trung vào mối quan hệ gia đình và cách các thành viên trong gia đình tương tác với nhau. Liệu pháp gia đình giúp giải quyết xung đột giữa các thành viên và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
Các thuật ngữ về liệu pháp trị liệu tâm lý
Các thuật ngữ về liệu pháp trị liệu tâm lý

Các thuật ngữ về tâm lý học ứng dụng

  • Tâm lý học lâm sàng (Clinical psychology): Là lĩnh vực chuyên nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị các vấn đề tâm lý và rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, ám ảnh cưỡng chế,....
  • Tâm lý học giáo dục (Educational psychology): Đây là một nhánh của tâm lý học nghiên cứu về cách con người học tập từ môi trường giáo dục xung quanh, từ đó giúp tối ưu hoá phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng cá nhân.
  • Tâm lý học tổ chức (Organizational psychology): Tập trung vào việc ứng dụng các lý thuyết tâm lý để giải quyết vấn đề trong môi trường làm việc, bao gồm cải thiện hiệu suất lao động, tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự.
  • Tâm lý học phát triển (Developmental psychology): Nghiên cứu sự phát triển tâm lý từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành. Tâm lý học phát triển thường được ứng dụng trong việc hỗ trợ hiểu rõ về sự thay đổi trong nhận thức, cảm xúc và hành vi qua từng giai đoạn của cuộc đời.

Tại sao cần nắm rõ thuật ngữ tâm lý học?

Dưới đây là lý do tại sao bạn cần phải biết về các thuật ngữ tâm lý học:

  • Hiểu rõ bản chất con người: Các thuật ngữ tâm lý học giúp bạn hiểu về các yếu tố tâm lý tác động đến hành vi và cảm xúc của con người, từ đó giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về các vấn đề tâm lý trong đời sống.
  • Cải thiện giao tiếp và quan hệ: Khi nắm được các thuật ngữ này, bạn có thể giao tiếp hiệu quả hơn, hiểu được động cơ và cảm xúc của những người xung quanh. Điều này cực kỳ hữu ích trong công việc, học tập và các mối quan hệ cá nhân.
  • Giải quyết vấn đề hiệu quả: Thuật ngữ tâm lý học cung cấp các công cụ để nhận diện các rối loạn tâm lý và tìm kiếm giải pháp giúp cải thiện tình trạng đó. Bạn sẽ có thể phát hiện và giải quyết các vấn đề như lo âu, trầm cảm, và căng thẳng theo cách khoa học và hợp lý hơn.
  • Ứng dụng trong công việc: Đối với những ai làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, quản lý, hoặc lãnh đạo, việc hiểu và áp dụng các thuật ngữ tâm lý học sẽ giúp cải thiện sự hiệu quả trong công việc và tăng khả năng đồng cảm với những người khác.
  • Tự nhận thức và phát triển bản thân: Nắm bắt các khái niệm trong tâm lý học giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, các phản ứng và cảm xúc của mình, từ đó thúc đẩy quá trình phát triển cá nhân.

Bài viết trên đây đã tổng hợp các thuật ngữ tâm lý học quan trọng. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin có ích cho bạn khi tiếp cận với lĩnh vực tâm lý. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia tâm lý tại ứng dụng Askany để được tư vấn chi tiết nhất.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng