Thái nhân cách là gì? Dấu hiệu nhận diện người mắc thái nhân cách

Thái nhân cách là gì? Dấu hiệu nhận diện người mắc thái nhân cách

09/12/2024

84

0

Chia sẻ lên Facebook
Thái nhân cách là gì? Dấu hiệu nhận diện người mắc thái nhân cách

Thái nhân cách là gì? Đây là một thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực tâm lý học, phản ánh các biểu hiện đặc trưng như sự lạnh lùng, vô cảm, thờ ơ của một người. Đặc biệt, ở những người mắc chứng thái nhân cách, họ thường có xu hướng chống đối xã hội, thực hiện các hành vi bạo lực và thậm chí là phạm tội. Tuy vậy, không phải tất cả những người có đặc điểm thái nhân cách đều là tội phạm. Do đó, để có góc nhìn rõ hơn về thái nhân cách, dấu hiệu nhận diện, nguyên nhân gây ra và cách điều trị hiệu quả, hãy cùng chúng tôi khám phá bài viết được các chuyên gia tư vấn tâm lý chia sẻ dưới đây.

Thái nhân cách là gì?

Thái nhân cách (Psychopath) là một khái niệm dùng để mô tả một nhóm các triệu chứng và hành vi liên quan đến sự vô cảm hoặc lệch lạc trong hành xử xã hội. Mặc dù không phải là một phần chính thức trong hệ thống chẩn đoán tâm lý của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ(DSM-5), nhưng thái nhân cách rất quan trọng trong việc nghiên cứu các hành vi chống đối xã hội nghiêm trọng.

Thái nhân cách là gì?
Thái nhân cách là gì?

Thái nhân cách và rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường bị nhầm lẫn vì có nhiều điểm tương đồng, nhưng thực tế chúng hoàn toàn không giống nhau. Trong khi rối loạn nhân cách chống đối xã hội chỉ có thể là sự không tuân thủ các quy tắc xã hội thì thái nhân cách lại thường đi kèm với các hành vi gây nguy hiểm và thậm chí là có sự tàn nhẫn ở mức độ cao hơn.

Tìm hiểu thêm: Chi phí khám tâm lý bao nhiêu? Cập nhật mới nhất 2024

Dấu hiệu nhận diện người mắc hội chứng thái nhân cách

Người mắc hội chứng thái nhân cách thường biểu hiện những dấu hiệu rõ ràng của sự vô cảm hoặc thiếu đồng cảm với cảm xúc của người khác. Không chỉ vậy, họ còn có xu hướng đối xử tàn nhẫn và coi thường các quy tắc của xã hội.

 

Các dấu hiệu đặc trưng giúp nhận biết người mắc thái nhân cách bao gồm:

  • Chống đối xã hội: Họ thường không tôn trọng các quy tắc và luật lệ, thậm chí là sẵn sàng thực hiện hành vi phạm tội.
  • Yêu bản thân thái quá: Họ cho rằng mình vượt trên tất cả, chỉ tuân theo quy tắc của riêng mình và nghĩ rằng luật pháp không áp dụng cho họ.
  • Giả tạo: Lời nói và hành động của họ chỉ để được người khác yêu thích, chứ không vì mục đích tạo lòng tin. Do vậy, các mối quan hệ của họ thường thiếu chân thành và gắn kết.
  • Bốc đồng: Họ hành động mà không suy nghĩ kỹ, thiếu cân nhắc hậu quả.
  • Lạnh lùng, vô cảm: Không biểu lộ cảm xúc, dường như không quan tâm đến cảm giác của người khác.
  • Không có cảm giác tội lỗi: Họ không hối hận hay bận tâm về cách hành vi của mình ảnh hưởng đến người khác.
  • Thờ ơ: Họ thường gặp khó khăn trong việc hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác, vì vậy mà khó hình thành các mối quan hệ thân thiết.
  • Thao túng: Họ cố gắng kiểm soát người khác, buộc họ làm theo ý mình để đạt được mục đích cá nhân.
  • Lối sống ký sinh: Họ lợi dụng lòng tốt hoặc phụ thuộc tài chính của người khác để duy trì cuộc sống của mình.

Nguyên nhân gây ra hội chứng thái nhân cách

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, nguyên nhân gây ra hội chứng thái nhân cách ở một người do ảnh hưởng chủ yếu từ 4 yếu tố sau:

  • Di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò then chốt trong sự hình thành các đặc điểm thái nhân cách. Cụ thể, nếu trong gia đình có người từng mắc các rối loạn nhân cách hoặc các vấn đề tâm lý nghiêm trọng thì nguy cơ cao các thế hệ sau sẽ mắc chứng thái nhân cách.
  • Môi trường sống: Những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ và môi trường sinh sống hàng ngày cũng có thể hình thành nên hội chứng thái nhân cách. Ví dụ, trẻ em lớn lên trong môi trường không an toàn, bị lạm dụng hoặc thiếu tình thương và sự chăm sóc thường có nguy cơ phát triển các đặc điểm chống đối xã hội.
  • Yếu tố sinh học: Các nghiên cứu về não cho thấy sự khác biệt trong cấu trúc và chức năng não bộ ở những người bị thái nhân cách. Chẳng hạn như, sự giảm hoạt động ở vùng não liên quan đến sự đồng cảm và kiểm soát cảm xúc, đây là triệu chứng đặc trưng của thái nhân cách.
  • Yếu tố tâm lý xã hội: Các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu hoặc các vấn đề về sự tự tin hoàn toàn có thể dẫn đến những hành vi chống đối xã hội, từ đó phát triển các đặc điểm của hội chứng thái nhân cách.
Nguyên nhân gây ra hội chứng thái nhân cách
Nguyên nhân gây ra hội chứng thái nhân cách

 

Tác động của hội chứng thái nhân cách

Hội chứng thái nhân cách không chỉ tác động đến cá nhân người mắc phải, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội và những người xung quanh họ. Cụ thể như sau:

Đối với cá nhân người bệnh

  • Do thiếu khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc, người bị thái nhân cách thường gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ lâu dài.
  • Người mắc chứng thái nhân cách dễ tổn thương trước sự chỉ trích hoặc cảm giác bị từ chối, dẫn đến các phản ứng tiêu cực.
  • Sự thay đổi cảm xúc của người bị thái nhân cách thường xảy ra đột ngột và thường xuyên, điều này gây khó khăn cho chính bản thân họ và những người xung quanh.
  • Người mắc thái nhân cách dễ thực hiện các hành vi như lừa đảo, trộm cắp hoặc bạo lực do không kiểm soát được bản thân.
  • Sự không ổn định trong hành vi khiến người bị thái nhân cách không thể tuân theo các quy định, chuẩn mực xã hội và pháp luật một cách chặt chẽ.
Tác động của hội chứng thái nhân cách đối với cá nhân người bệnh
Tác động của hội chứng thái nhân cách đối với cá nhân người bệnh

Đối với xã hội

  • Người mắc chứng thái nhân cách được xem là nguyên nhân gia tăng các hành vi phạm tội, ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề an ninh và trật tự xã hội.
  • Với tính khí dễ bực tức và khó kiểm soát cảm xúc, người có đặc điểm thái nhân cách thường tạo ra căng thẳng, mâu thuẫn trong các tương tác xã hội.
  • Sự thiếu đồng cảm và kỹ năng chia sẻ khiến người bị thái nhân cách gặp trở ngại trong khi làm việc nhóm hoặc duy trì sự hòa hợp với môi trường tập thể.

Cách điều trị hội chứng thái nhân cách

Có thể thấy, thái nhân cách là một tình trạng rối loạn nhân cách nghiêm trọng. Vì vậy, để cải thiện nó hiệu quả, cần có sự phối hợp của chính cá nhân người bệnh, gia đình, bạn bè và xã hội. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hội chứng này mà bạn có thể tham khảo:

Trị liệu tâm lý

Đây là một phương pháp cực kỳ hữu ích trong việc khám phá sự ảnh hưởng của hội chứng thái nhân cách đến cuộc sống và các mối quan hệ của người bệnh. Dưới đây là các liệu pháp trị liệu thường được các chuyên gia sức khỏe tâm thần áp dụng để loại bỏ các triệu chứng của thái nhân cách:

  • Liệu pháp cá nhân (Individual therapy): Là hình thức tư vấn với chuyên gia tâm lý, giúp người bệnh hiểu rõ hơn về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình, từ đó tìm cách giải quyết các vấn đề tâm lý.
  • Liệu pháp nhóm (Group therapy): Tham gia các buổi thảo luận cùng những người có vấn đề tâm lý tương tự, giúp người bệnh nhận được sự hỗ trợ xã hội và cải thiện kỹ năng giao tiếp, kết nối.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Cung cấp các công cụ và kỹ thuật giúp người bệnh nhận diện và thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực để cải thiện tâm trạng, cũng như chất lượng cuộc sống.
  • Liệu pháp gia đình (Family therapy): Tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ trong gia đình, giúp các thành viên hiểu rõ hơn về bệnh tình của người bệnh và hỗ trợ nhau trong quá trình điều trị.
Điều trị hội chứng thái nhân cách bằng cách trị liệu tâm lý
Điều trị hội chứng thái nhân cách bằng cách trị liệu tâm lý

Sử dụng thuốc

Trong một số trường hợp, chuyên gia tâm lý có thể kê thuốc để quản lý các triệu chứng liên quan đến thái nhân cách, đồng thời giúp kiểm soát các hành vi bạo lực và cảm xúc không ổn định của người bệnh. Các loại thuốc đó thường là:

  • Thuốc chống trầm cảm (SSRIs) giúp ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, cải thiện tâm trạng và giảm trầm cảm.
  • Thuốc chống loạn thần hỗ trợ điều chỉnh hành vi bốc đồng và gây hấn, từ đó kiểm soát các rối loạn về hành vi.
  • Thuốc chống co giật giúp ngăn ngừa các cơn co giật và ổn định hệ thần kinh.
  • Thuốc ổn định khí sắc điều hòa cảm xúc và kiểm soát các thay đổi cảm xúc mạnh mẽ, đặc biệt trong các tình trạng rối loạn khí sắc.

Bài viết trên đã giải thích thái nhân cách là gì, cũng như cung cấp các thông tin quan trọng khác như dấu hiệu nhận diện, nguyên nhân gây ra và cách điều trị hiệu quả. Nếu như bạn phát hiện bản thân hoặc người thân của mình đang có những đặc điểm điển hình của hội chứng thái nhân cách, đừng chần chừ mà hãy liên hệ chuyên gia tâm lý tại ứng dụng Askany để được chẩn đoán, đánh giá mức độ nghiêm trọng và đưa ra giải pháp khắc phục tốt nhất.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng