Thực trạng nghiện mạng xã hội hiện nay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thực trạng nghiện mạng xã hội hiện nay: Nguyên nhân và cách khắc phục

06/12/2024

913

0

Chia sẻ lên Facebook
Thực trạng nghiện mạng xã hội hiện nay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện nay, thực trạng nghiện mạng xã hội đang dần trở nên đáng báo động và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như giảm năng suất lao động, ảnh hưởng sức khoẻ tâm lý,.... Trong bài viết này, các chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ nêu rõ những nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục chứng nghiện mạng xã hội cụ thể. Hãy theo dõi ngay!

Nghiện mạng xã hội là gì?

Nghiện mạng xã hội là tình trạng một người dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động trên những nền tảng trực tuyến, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, công việc và thậm chí là sức khoẻ.

Tìm hiểu thêm: Cập nhật chi phí khám tâm lý hiện nay

Nghiện mạng xã hội là gì?
Nghiện mạng xã hội là gì?

 

Thực trạng nghiện mạng xã hội hiện nay

Mạng xã hội vốn được xem như công cụ giúp con người giải trí và kết nối với nhau dù ở bất kỳ đâu trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, lạm dụng mạng xã hội có thể dẫn đến nhiều tác động nghiêm trọng đến cuộc sống người dùng, cụ thể là suy giảm sức khỏe tinh thần.

 

Theo thống kê mới nhất của World MetricsLotus Behavioral Health về thực trạng nghiện mạng xã hội như sau:

  • 61.4% tổng dân số thế giới đang sử dụng mạng xã hội.
  • Năm 2021, tỷ lệ nghiện mạng xã hội trên toàn cầu là 12%.
  • Tháng 4/2024, số lượng người dùng mạng xã hội đã tăng lên 5.07 tỷ.
  • Năm 2021, gần 28% thanh niên từ 18 - 34 tuổi ở Mỹ cho biết họ phải kiểm tra tài khoản mạng xã hội ngay sau khi thức dậy.
  • Trong quý 2 năm 2023, thời gian trung bình dành cho mạng xã hội mỗi ngày trên toàn cầu là 2 giờ 24 phút.
  • Thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội từ 3 giờ mỗi ngày trở lên đều có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tâm thần. 

Với nhiều người, nhu cầu sử dụng mạng xã hội thậm chí còn cao hơn ham muốn được ngủ và nghỉ ngơi. Ngoài ra, mạng xã hội còn được chứng minh là dễ gây nghiện hơn cả rượu, bia và ma tuý bởi vì chúng phổ biến, được cộng đồng chấp nhận rộng rãi và gần như miễn phí hoàn toàn.

Nguyên nhân nghiện mạng xã hội

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến nghiện mạng xã hội như sau:

Nhu cầu thể hiện

Khi một người đăng một bức ảnh lên mạng xã hội, họ có thể nhận được những phản hồi tích cực. Phản hồi này kích thích não giải phóng dopamin, tạo cho người đó cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn, từ đó thường xuyên duy trì thói quen sử dụng mạng xã hội nhiều hơn.

Nhu cầu thể hiện
Nhu cầu thể hiện

Nhu cầu kết nối

Mạng xã hội mang đến cho người dùng cảm giác được tương tác với bất kỳ ai, từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cho đến thần tượng, người nổi tiếng. Điều này giúp họ bớt thấy cô đơn, cũng như được kết nối nhiều hơn với mọi người xung quanh. Ngoài ra, nhu cầu kết nối này còn phản án qua lời mời kết bạn, sự chấp nhận, lượt chia sẻ, thích và bình luận.

Gặp chướng ngại giao tiếp trực tiếp

Trên mạng xã hội, những người ngại giao tiếp và sống khép kín có thể thoải mái tương tác và tự do ngôn luận, đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng nghiện mạng xã hội hiện nay.

Gặp chướng ngại giao tiếp trực tiếp
Gặp chướng ngại giao tiếp trực tiếp

 

Dấu hiệu nghiện mạng xã hội

Các dấu hiệu nhận biết một người có nghiện mạng xã hội hay không bao gồm:

  • Cảm xúc không ổn định: Cảm thấy lo lắng, căng thẳng, kích động, cáu kỉnh khi không được sử dụng hoặc bị cấm sử dụng mạng xã hội. Đặc biệt, xuất hiện tình trạng rối hưng cảm hoặc trầm cảm không rõ lý do.
  • Dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội: Thường xuyên kiểm tra điện thoại, lướt mạng xã hội dù không có mục đích cụ thể. Thời gian sử dụng mạng xã hội chiếm phần lớn trong ngày, ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập và các hoạt động khác.
  • Thói quen, tính cách thay đổi: Dễ cáu gắt, nhạy cảm hoặc tự tin khi so sánh bản thân với những người khác trên mạng.

Tác hại của nghiện mạng xã hội

Nghiện mạng xã hội không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý mà còn gây ra nhiều hệ lụy đáng chú ý.

Giảm năng suất công việc

Dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội khiến người dùng mất tập trung vào công việc, từ đó làm giảm hiệu quả và năng suất. Thay vì chú tâm hoàn thành nhiệm vụ, họ thường bị cuốn vào việc cập nhật thông tin hoặc tương tác trên các nền tảng trực tuyến.

Giảm năng suất công việc
Giảm năng suất công việc

Ảnh hưởng bởi bạo lực mạng

Người dùng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực ngôn từ, bị chê bai hoặc đe dọa trên mạng xã hội. Điều này không chỉ gây lo sợ trong thế giới ảo mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và đời sống thực tế. Việc tiếp xúc thường xuyên với các nội dung tiêu cực và bạo lực mạng làm gia tăng nguy cơ trầm cảm và cảm giác cô đơn.

Tâm lý sợ bỏ lỡ

Nghiện mạng xã hội có thể khiến người dùng dễ mắc hội chứng FOMO (Fear of Missing Out), tức là sợ bỏ lỡ thông tin, cơ hội hoặc các xu hướng mới. Những lo ngại phổ biến bao gồm không trả lời tin nhắn nhanh, mất địa vị xã hội, bị loại khỏi các cuộc trò chuyện quan trọng, không cập nhật kịp thời các xu thế thịnh hành,....

Tâm lý sợ bỏ lỡ
Tâm lý sợ bỏ lỡ

Rối loạn tâm lý

Việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều làm gia tăng căng thẳng, mệt mỏi và nguy cơ trầm cảm. Các rối loạn tâm lý như lo âu, ám ảnh cưỡng chế hoặc rối loạn chống đối xã hội cũng có thể xuất hiện. Nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho thấy mạng xã hội khiến người trẻ dễ rơi vào trạng thái cô đơn và các vấn đề tâm lý nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tự tử.

Mắc các vấn đề sức khoẻ khác

Thói quen sử dụng mạng xã hội vào ban đêm khiến người dùng bị rối loạn giấc ngủ do ánh sáng xanh từ thiết bị làm giảm sản sinh hormone melatonin. Bên cạnh đó, việc ngồi lâu và ít vận động có thể gây tăng huyết áp, đau nhức xương khớp và các bệnh về mắt như cận thị hoặc đục thủy tinh thể. Tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh cũng gây hại cho võng mạc, ảnh hưởng đến thị lực lâu dài.

Cách khắc phục nghiện mạng xã hội

Để giúp giảm thiểu và khắc phục tình trạng nghiện mạng xã hội, các biện pháp có thể áp dụng bao gồm:

  • Tắt thông báo, xóa ứng dụng hoặc đặt điện thoại xa tầm tay khi làm việc hoặc học tập để tăng khả năng tập trung.
  • Thiết lập giới hạn thời gian và thời điểm truy cập mạng xã hội trong ngày.
  • Sử dụng mạng xã hội một cách điều độ và có mục đích rõ ràng.
  • Cha mẹ nên là hình mẫu trong việc sử dụng mạng xã hội, tuân thủ những quy tắc mà họ đặt ra cho con cái.
  • Thảo luận với bạn bè hoặc người thân về tác hại của nghiện mạng xã hội để tăng nhận thức và tìm sự đồng cảm.
  • Tìm hiểu về các vấn đề tâm lý và rối loạn sức khỏe tinh thần liên quan đến mạng xã hội.
Cách khắc phục nghiện mạng xã hội
Cách khắc phục nghiện mạng xã hội

 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về thực trạng nghiện mạng xã hội hiện nay, cũng như nắm bắt các thông tin quan trọng về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng này. Nếu như người thân hoặc chính bạn cũng đang có những biểu hiện của nghiện mạng xã hội, hãy liên hệ với các chuyên gia tâm lý tại ứng dụng Askany để được tư vấn tận tình và cung cấp các biện pháp cải thiện phù hợp nhé!

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng