Những tác hại của suy nghĩ tiêu cực​ đối với sức khỏe cần lưu ý

Những tác hại của suy nghĩ tiêu cực​ đối với sức khỏe cần lưu ý

10/12/2024

98

0

Chia sẻ lên Facebook
Những tác hại của suy nghĩ tiêu cực​ đối với sức khỏe cần lưu ý

Tác hại của suy nghĩ tiêu cực không chỉ dừng lại ở việc làm suy giảm tinh thần, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, công việc và các mối quan hệ xã hội. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể dẫn đến căng thẳng, mất ngủ hay thậm chí là các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến huyết áp, tim mạch và não bộ. Bài viết này, các chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ chia sẻ những tác hại cụ thể của suy nghĩ tiêu cực, cũng như cách để kiểm soát chúng một cách hiệu quả để hướng tới một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Suy nghĩ tiêu cực là gì?

Suy nghĩ tiêu cực (Negative thoughts) là một trạng thái tinh thần tồi tệ của con người đặc trưng bởi những biểu hiện thất vọng, suy sụp hay mất niềm tin vào mọi thứ trong cuộc sống. Điều này thường xảy ra khi con người đối mặt với những tình huống khó khăn, gây nên áp lực cho mình. Tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể, suy nghĩ tiêu cực có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài.

Tìm hiểu thêm: Chi phí khám trầm cảm hiện nay bao nhiêu? Cập nhật mới nhất

 

Suy nghĩ tiêu cực là gì?
Suy nghĩ tiêu cực là gì?

 

Nguyên nhân gây ra suy nghĩ tiêu cực

Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một người suy nghĩ tiêu cực, điển hình nhất có thể kể đến như:

  • Áp lực từ công việc, học tập.
  • Thiếu thời gian nghỉ ngơi.
  • Gánh nặng tài chính.
  • Mất mát người thân.
  • Xung đột giữa các thành viên trong gia đình.
  • Sức khoẻ yếu, mắc bệnh nặng.
  • Gặp rắc rối trong quan hệ tình cảm và xã hội.
  • Lạm dụng chất kích thích.

Biểu hiện của người suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tiêu cực được biểu hiện một cách rõ ràng nhất thông qua lời nói. Tuy nhiên, một số người lại có xu hướng giữ những suy nghĩ này trong đầu, không chịu chia sẻ hay nói ra. Do đó, để nhận diện được người có thói quen suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu như sau:

  • Khi đánh giá sự việc, người suy nghĩ tiêu cực luôn nhìn vào mặt hạn chế thay vì những điểm tích cực.
  • Người suy nghĩ tiêu cực đôi khi hay than vãn, nhưng cũng có khi giấu kín suy nghĩ của bản thân.
  • Người suy nghĩ tiêu cực thường xuyên đề cập đến các vấn đề với cách đánh giá và nhìn nhận bi quan. Đặc biệt, họ còn thể hiện rõ sự tiêu cực khi nhắc đến tương lai.
  • Người suy nghĩ tiêu cực sẽ biểu hiện những cảm xúc như buồn chán, tuyệt vọng, lo lắng, bất an, bi quan, sợ hãi, thấp thỏm,...
  • Khi đối mặt với nhiều vấn đề, người suy nghĩ tiêu cực có xu hướng phóng đại tính chất vấn đề và tự bi kịch hóa cuộc sống của mình.
  • Người suy nghĩ tiêu cực thường có cảm xúc bất ổn, nhạy cảm và nhiều lúc dễ nóng giận, cáu kỉnh.
  • Phần lớn người suy nghĩ tiêu cực thích sống cô lập, tự tách biệt bản thân với những người xung quanh.
Biểu hiện của người suy nghĩ tiêu cực
Biểu hiện của người suy nghĩ tiêu cực

 

Tác hại của suy nghĩ tiêu cực đối với sức khỏe

Suy giảm sức khỏe thể chất

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, suy nghĩ tiêu cực có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh. Do vậy, việc suy nghĩ tích cực và lạc quan sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh tật.

Ảnh hưởng não bộ

Người suy nghĩ tiêu cực thường biểu hiện lo lắng và bất an, điều này không chỉ làm tăng nguy cơ về các vấn đề tâm lý mà còn ảnh hưởng lớn đến não bộ. Theo các chuyên gia, nếu suy nghĩ tiêu cực kéo dài có thể khiến tế bào não hoạt động quá mức, gây suy yếu hệ thần kinh và giảm lưu thông máu.

Ảnh hưởng não bộ
Ảnh hưởng não bộ

Phán đoán kém

Khi rơi vào trạng thái căng thẳng do suy nghĩ tiêu cực, khả năng đánh giá thường bị suy giảm đáng kể. Điều này có thể dẫn đến việc bạn vội vàng đưa ra kết luận mà không cân nhắc kỹ các phương án khác. Đặc biệt, trong những tình huống mới lạ, cơ chế phản ứng tự nhiên của con người có xu hướng đơn giản hóa phán đoán nhằm giảm bớt cảm giác lo lắng. Tuy nhiên, nó cũng thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì việc đơn giản hóa vấn đề quá mức có thể dẫn đến những quyết định sai lầm.

Đau nhức cơ thể

Khi não bộ chìm trong lối tư duy tiêu cực, cơ bắp thường phản ứng bằng cách căng lên để bảo vệ cơ thể. Mặc dù cơ bắp có thể giãn ra khi bạn thư giãn, nhưng nếu căng thẳng kéo dài, trạng thái căng cứng này sẽ tiếp tục duy trì. Hậu quả là có thể dẫn đến các vấn đề như đau đầu, đau lưng, đau vai và đau nhức toàn thân.

Nhịp tim nhanh

Căng thẳng từ suy nghĩ tiêu cực có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến hệ hô hấp và tim mạch. Khi căng thẳng, nhịp thở thường tăng nhanh nhằm cung cấp lượng máu giàu oxy cho cơ thể, điều này tạo ra cảm giác khó thở, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh hô hấp như hen suyễn hoặc khí phế thũng.

Nhịp tim nhanh
Nhịp tim nhanh

Bên cạnh đó, căng thẳng cũng làm tăng nhịp tim. Do hormone căng thẳng gây co mạch máu và cung cấp thêm oxy cho cơ bắp, qua đó làm tăng huyết áp. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến tim phải làm việc quá sức, dẫn đến nguy cơ cao bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Tăng huyết áp

Suy nghĩ tiêu cực kích thích cơ thể sản xuất hormone adrenaline và cortisol, điều này có thể khiến huyết áp tăng cao. Nếu không kiểm soát và thay đổi lối suy nghĩ tiêu cực, tình trạng này có thể dẫn đến tăng huyết áp mạn tính, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thường xuyên cảm lạnh

Căng thẳng trong thời gian ngắn có thể kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương. Tuy nhiên, nếu căng thẳng kéo dài do suy nghĩ bi quan, các hormone căng thẳng sẽ dần làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm khả năng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại từ môi trường.

 

Những người chịu căng thẳng mãn tính thường dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng khác. Đồng thời, khả năng hồi phục khi bị chấn thương hoặc mắc bệnh cũng trở nên chậm hơn, khiến tình trạng sức khỏe ngày càng nghiêm trọng.

Giảm chất lượng giấc ngủ

Người thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực thường gặp phải vấn đề về giấc ngủ, bao gồm giấc ngủ bị gián đoạn hoặc ngủ không đủ giấc. Mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nồng độ hormone căng thẳng cortisol, gây thêm áp lực lên cơ thể. Đồng thời, thiếu ngủ còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất và gây rối loạn chức năng nội tiết, làm suy giảm sức khỏe tổng thể.

Giảm chất lượng giấc ngủ
Giảm chất lượng giấc ngủ

Ảnh hưởng vấn đề sinh lý

Suy nghĩ tiêu cực không chỉ gây áp lực lên não bộ mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề sinh lý ở cả nam và nữ, chẳng hạn như giảm ham muốn tình dục, khô hạn ở phụ nữ, khó đạt khoái cảm, rối loạn xuất tinh và rối loạn cương dương ở nam giới.

Cách kiểm soát suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tiêu cực không phải lúc nào cũng gây hại ngay lập tức, nhưng việc loại bỏ chúng sớm sẽ giúp bạn tránh được những hậu quả không mong muốn. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích của chuyên gia tâm lý giúp kiểm soát và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực:

  • Thường xuyên ghi chép lại những gì bạn nghĩ và cảm nhận để đánh giá xem liệu mình có đang rơi vào trạng thái tiêu cực hay không. Việc này giúp bạn nhìn nhận bản thân một cách khách quan hơn và dần điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực.
  • Nhận thức tác hại của suy nghĩ tiêu cực, cũng như lợi ích của việc suy nghĩ tích cực, chẳng hạn như giúp bạn cảm thấy vui vẻ, lạc quan và yêu đời hơn. Đây được xem là động lực để bạn thay đổi tư duy của mình.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên sẽ tạo ra nguồn năng lượng tích cực, giúp bạn dễ dàng kiểm soát suy nghĩ tiêu cực.
  • Trực tiếp đối mặt với khó khăn từ các sự kiện bất ngờ trong cuộc sống, điều này nhằm giúp bạn chủ động tránh bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực.
  • Hạn chế tiếp xúc với thông tin và các mối quan hệ chỉ mang lại cảm giác tiêu cực. Thay vào đó, hãy tìm đến những người có lối sống lạc quan, vui vẻ để tiếp thêm năng lượng tích cực.
  • Dành thời gian cho các hoạt động tình nguyện sẽ giúp bạn tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống. Những trải nghiệm này không chỉ mang giá trị nhân văn mà còn giúp bạn nhìn nhận bản thân và các vấn đề xung quanh một cách khách quan hơn.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã nắm bắt những tác hại của suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Khi nhận thức rõ được điều này, bạn sẽ biết cách điều chỉnh nhận thức và kiểm soát tốt cảm xúc, hành vi của bản thân. Ngoài ra, nếu tình trạng của bạn ngày càng trầm trọng, đừng ngần ngại tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý tại Askany để được hỗ trợ điều trị một cách tổng thể và hiệu quả nhất nhé!

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng