Chứng tự ngược đãi bản thân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách vượt qua

Chứng tự ngược đãi bản thân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách vượt qua

30/09/2024

64

0

Chia sẻ lên Facebook
Chứng tự ngược đãi bản thân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách vượt qua

Chứng tự ngược đãi bản thân (Self-harm) là một trong những vấn đề tâm lý nghiêm trọng, người bệnh thường có xu hướng thực hiện các hành vi tự gây tổn thương về thể chất và tinh thần. Việc tự cắt, tự đốt, tự đánh không chỉ gây ra những vết thương trên cơ thể mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng về tâm lý. Song, chứng tự ngược đãi bản thân lại ít được quan tâm và thường bị xem nhẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này đồng thời đưa ra các biện pháp điều trị để bạn và người thân sớm vượt qua.

Hội chứng tự ngược đãi bản thân

Hội chứng tự làm hại bản thân, hay Self-Harm, là một dạng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi những hành vi tự gây tổn thương một cách có chủ ý, thường là để đối phó với những cảm xúc tiêu cực quá mạnh mẽ. Những hành vi này có thể bao gồm tự cắt, tự đốt, tự đánh đập, giật tóc, cào xước, hoặc các hình thức tự hành hạ khác. Quan trọng cần phân biệt, hành vi tự làm hại thường không có mục đích tự sát mà là một cách để giải tỏa căng thẳng tạm thời.

Tại sao người ta lại tự làm tổn thương mình?

Nhiều người tự hỏi tại sao một cá nhân lại có thể tự gây tổn thương cho chính mình. Thực tế, hành vi tự hủy hoại này thường là một tiếng kêu cứu thầm lặng, một cách để đối phó với những cảm xúc tiêu cực quá mạnh mẽ mà họ không thể kiểm soát.

Nguyên nhân của chứng tự ngược đãi bản thân là vì bị chấn thương tâm lý hoặc để giải tỏa căng thẳng
Nguyên nhân của chứng tự ngược đãi bản thân là vì bị chấn thương tâm lý hoặc để giải tỏa căng thẳng

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hành vi tự gây tổn thương bao gồm:

  • Giải tỏa căng thẳng: Khi đối mặt với áp lực cuộc sống, trầm cảm, lo âu, hoặc những trải nghiệm đau buồn, một số người tìm cách giải phóng cảm xúc bằng cách tự làm đau đớn bản thân.
  • Kiểm soát cảm xúc: Đối với những người cảm thấy vô vọng và mất kiểm soát cuộc sống, tự gây tổn thương có thể là một cách để khẳng định sự tồn tại và cảm giác có quyền quyết định về bản thân.
  • Cầu cứu: Mặc dù nghe có vẻ nghịch lý, nhưng nhiều người tự gây tổn thương như một cách để gọi sự chú ý và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
  • Tránh né hiện thực: Đau đớn thể xác có thể giúp tạm thời chuyển hướng sự chú ý khỏi những nỗi đau tinh thần sâu sắc hơn, như tổn thương lòng tự trọng hoặc mối quan hệ đổ vỡ.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác cũng góp phần vào hành vi tự gây tổn thương, bao gồm:

  • Chấn thương tâm lý: Những trải nghiệm đau buồn trong quá khứ, như lạm dụng, bạo lực gia đình, hoặc mất mát người thân có thể để lại những vết sẹo tâm lý sâu sắc.
  • Rối loạn ăn uống: Rối loạn ăn uống như chán ăn, bulimia thường đi kèm với hành vi tự gây tổn thương.
  • Sử dụng chất kích thích: Rượu, ma túy, và các chất kích thích khác có thể làm tăng nguy cơ tự gây tổn thương.

Những dấu hiệu cảnh báo chứng tự ngược đãi bản thân

Chứng tự ngược đãi bản thân là một vấn đề nghiêm trọng, thường được biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu này là rất quan trọng để kịp thời hỗ trợ người gặp khó khăn.

Các dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm:

Thay đổi hành vi:

  • Tránh tiếp xúc với bạn bè, gia đình, hoặc các hoạt động xã hội mà trước đây họ yêu thích.
  • Mặc quần áo dài tay, quần dài để che lấp các vết thương.
  • Thích ở một mình, tránh các tình huống xã hội.
  • Thay đổi đột ngột trong thói quen ăn uống, giấc ngủ, hoặc các hoạt động hàng ngày.

Dấu hiệu vật lý:

  • Các vết cắt, vết bỏng, vết bầm tím, vết xước, vết rách da, hoặc các vết thương khác không rõ nguyên nhân.
  • Cầm những vật sắc nhọn, đốt, đánh, hoặc cào xước da.
  • Xuống cân đột ngột, bỏ bê bản thân.

Dấu hiệu tâm lý:

  • Cảm thấy buồn bã, cô đơn, tức giận, lo lắng, hoặc vô vọng.
  • Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt, hoặc đột ngột trở nên vui vẻ.
  • Cảm thấy tội lỗi về bản thân hoặc hành động của mình.
  • Có những suy nghĩ tiêu cực về chính bản thân, tương lai, hoặc cuộc sống.

Dấu hiệu nhận thức:

  • Tránh nói về cảm xúc của mình hoặc khó khăn trong việc bày tỏ suy nghĩ.
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, hoặc ngủ quá nhiều.
  • Không thể tập trung vào công việc hoặc học tập.

Cách chẩn đoán một người mắc chứng tự ngược đãi bản thân

Chứng tự ngược đãi bản thân được chẩn đoán thông qua việc đánh giá tâm lý và thể chất, không có xét nghiệm cụ thể để phát hiện. Phần lớn bệnh nhân chỉ được đưa đến bác sĩ khi gia đình hoặc bạn bè phát hiện hành vi tự gây tổn thương. Chẩn đoán sẽ loại trừ các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm hay lo âu, vì tự hại thường liên quan đến những vấn đề tâm lý phức tạp.

Làm sao để vượt qua chứng tự ngược đãi bản thân

Điều trị chủ yếu bằng tâm lý trị liệu, giúp bệnh nhân thay đổi hành vi, phát triển kỹ năng sống và quản lý cảm xúc. Trong một số trường hợp, thuốc được sử dụng để giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm. Hầu hết bệnh nhân điều trị ngoại trú, rất ít trường hợp cần nhập viện.

Điều trị chứng tự ngược đãi bản thân bằng thuốc và liệu pháp tâm lý
Điều trị chứng tự ngược đãi bản thân bằng thuốc và liệu pháp tâm lý

Tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân nhận diện và quản lý các vấn đề cảm xúc, trang bị kỹ năng đối phó với căng thẳng và cải thiện mối quan hệ cá nhân. Đối với trẻ vị thành niên, điều trị có thể kết hợp với gia đình để thay đổi cách nuôi dạy. Phương pháp phổ biến như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp hành vi biện chứng giúp bệnh nhân quản lý cảm xúc và giảm hành vi tự hại.

 

Mặc dù chưa có thuốc đặc trị chứng tự ngược đãi bản thân, nhưng thuốc chống trầm cảm có thể được kê đơn để giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Bệnh nhân cũng cần thay đổi lối sống lành mạnh như ăn uống điều độ, tập thể dục và tránh xa các chất kích thích. Các biện pháp hỗ trợ như thiền định, chia sẻ cảm xúc với người thân cũng có tác dụng tích cực trong điều trị.

 

Hội chứng này phổ biến ở thanh thiếu niên, phần lớn do thiếu sự quan tâm từ gia đình và môi trường giáo dục không phù hợp. Thay đổi cách giáo dục và quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của trẻ là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này.

 

Trên đây là thông tin về chứng tự ngược đãi bản thân mà bạn nên nắm. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào xuất hiện ở bản thân hoặc người xung quanh, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý miễn phí. Bạn có thể tham khảo các chuyên gia giỏi trên ứng dung Askany. Họ có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả có thể giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng