6+ Cách định hướng dễ dàng khi không biết mình thích nghề gì

6+ Cách định hướng dễ dàng khi không biết mình thích nghề gì

19/07/2023

466

0

Chia sẻ lên Facebook
6+ Cách định hướng dễ dàng khi không biết mình thích nghề gì

Không biết mình thích nghề gì thì làm sao? đây là câu hỏi phổ biến đến từ nhiều đối tượng chứ không riêng gì các bạn học sinh. Định hướng nghề nghiệp chắc chắn là một vấn đề quan trọng của mỗi người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ mình muốn gì trong tương lai. Hiện nay vẫn có rất nhiều cách định hướng nghề nghiệp dễ dàng khi không biết mình thích gì.

 

Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu về những phương pháp hiệu quả giúp bạn giải quyết vấn đề này nhé! Ngoài ra, ứng dụng Askany -  nền tảng thông minh có thể hỗ trợ kết nối trực tiếp bạn với các chuyên gia kinh nghiệm trong lĩnh vực. Họ sẽ tư vấn và giúp bạn khám phá đam mê nghề nghiệp đang ẩn sâu trong bạn.

 

Nguyên nhân không biết mình thích nghề gì

Có nhiều nguyên nhân khiến một người rơi vào trạng thái mông lung, không biết mình thích nghề gì. Một số nguyên nhân có thể liên quan đến:

Thiếu thông tin về thị trường nghề nghiệp

Tình trạng mất định hướng có thế xuất phát từ sự thiếu thông tin, thiếu tìm hiểu về thị trường nghề nghiệp hiện nay. Khi không chủ động tìm tòi, bạn sẽ thiếu góc nhìn tổng quan về các lĩnh vực khác nhau. Từ đó, không biết cách mở rộng cơ hội công việc của mình. 

Thiếu trải nghiệm thực tế

Có nhiều thứ nếu không thử thì bạn sẽ không biết mình có phù hợp không, công việc cũng vậy. Nếu bạn chưa bao giờ tham gia các hoạt động xã hội hoặc các công việc bán thời gian thì sẽ rất khó để xác định được bạn hợp với ngành nghề gì/ lĩnh vực gì. Chưa kể, thiếu trải nghiệm thực tế sẽ làm cho mạng lưới các mối quan hệ xã hội của bạn không được dày. Từ đó, bạn cũng khó tìm được cho mình những người mentor có thể hỗ trợ bạn trong sự nghiệp.

Chịu áp lực từ gia đình và xã hội

Nếu bạn chỉ răm rắp tuân theo sự sắp đặt của gia đình mà không cân nhắc đến các giá trị của bản thân, bạn sẽ dễ bị áp lực và mất phương hướng dần. Tất nhiên vẫn có một số những bạn trẻ phù hợp với định hướng của gia đình nhưng phần lớn vẫn cảm thấy không hài lòng vì đó không phải là quyết định đến từ sự mong muốn của bản thân. 

 

Chọn nghề theo xu hướng xã hội cũng là một nguyên nhân và kết quả của việc mất phương hướng. Vì quá lạc lõng nên bạn chọn đại một nghề để theo học và tất nhiên cảm giác mất phương hướng đó cũng sẽ trở lại sớm hay muộn vì đó không phải là một quyết định đến từ lý trí mà đến từ nỗi sợ. Chưa kể đến khả năng bị đào thải của một ngành nghề khi đến thời điểm. Xu hướng nào rồi cũng sẽ qua đi, chỉ có những giá trị của bản thân và hậu quả của những quyết định là ở lại. 

Phương pháp khám phá ngành nghề phù hợp

Không có vấn đề nào mà không có lời giải. Dưới đây là một số phương pháp mà Topchuyengia gợi ý để bạn tự khám phá bản thân mình phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề gì:

Tự tìm hiểu về các ngành nghề

Nếu vấn đề của bạn là thiếu những thông tin về thị trường tuyển dụng ngày nay, hãy tham gia những hội nhóm hoặc tham khảo các trang tuyển dụng nổi bật. Khi tiếp cận một loạt lĩnh vực và ngành nghề, bạn có thể dựa vào phần “miêu tả công việc” để xác định mình có hứng thú không. Với nhu cầu kết nối cộng đồng hiện nay, bạn hoàn toàn có thể đặt câu hỏi tại các cộng đồng tuyển dụng/ tìm việc về những lĩnh vực mà bạn quan tâm. Bên cạnh đó, nếu bạn còn đang ngồi ghế nhà trường Trung học Phổ thông, hãy tiếp cận đến những chương trình hướng nghiệp của các trường đại học liên kết với trường của bạn. 

Làm các bài kiểm tra, phân loại tính cách

Nếu không tìm được câu trả lời ở bên ngoài, hãy quay lại với thế giới nội tâm của mình. Hiện nay, có rất nhiều bài trắc nghiệm tính cách từ cơ bản đến nâng cao để bạn khám phá bản thân mình. Nổi bật nhất có thể kể đến bài trắc nghiệm tính cách MBTI hay Enneagram. Thông thường, kết quả trả về sẽ có gợi ý, lời khuyên hữu ích cho sự nghiệp dựa trên những xu hướng của bản thân bạn. Thế nhưng, những bài kiểm tra này chỉ mang tính ngắn hạn vì xu hướng của bản thân sẽ thay đổi dựa vào những thời kỳ sống khác nhau. Theo Topchuyengia, bạn nên làm lại bài kiểm tra mỗi 01 năm để so sánh kết quả trước. 

Tham gia các hoạt động thực tế

Nếu bạn chưa biết bản thân gì hợp với những ngành nghề gì hoặc lĩnh vực nào, hãy thử tham gia các hoạt động cộng đồng. Từ đó, hãy quan sát những suy nghĩ, phản ứng của bản thân trước những tình huống xảy ra để hiểu hơn về chính mình. 

 

Ví dụ, khi tham gia một buổi thiện nguyện, kế hoạch bạn đề xuất giúp cả nhóm hoàn thành suôn sẻ hoạt động đó. Bạn có tố chất của một người lập kế hoạch nhờ sự cầu toàn và suy nghĩ logic của mình. 

Tìm kiếm các cơ hội việc làm

Một trong những cách hiệu quả để hiểu bản thân mình là dấn thân. Hãy thử sức mình với một công việc bán thời gian hoặc công việc thời vụ như phục vụ quán cà phê hay tổ chức sự kiện. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ hiểu được mình phát huy được thế mạnh với tình huống nào, vị trí nào hợp với mình, vị trí nào không hợp với mình, hoặc thậm chí là kiểu đồng nghiệp/ sếp nào mà mình được truyền cảm hứng.

Xem thêm:

Tư vấn và hỗ trợ khi không biết mình thích nghề gì

Nếu không tự tìm ra câu trả lời cho định hướng nghề nghiệp của mình cũng không sao, bạn luôn có thể tìm đến những sự hỗ trợ từ các đối tượng khác.

Tham khảo ý kiến từ các mối quan hệ gần

Gia đình hoặc bạn bè có cơ hội tiếp xúc gần với bạn nên họ có thể cho bạn biết thế mạnh, điểm cần khắc phục. Từ đó, họ sẽ đưa ra những gợi ý mang tính chủ quan của họ cho bạn. Thế nhưng, bạn nên lưu ý rằng đó chỉ là những góc nhìn rất cá nhân của họ. Có thể trong mắt gia đình thì bạn là một người năng động nhưng với bạn bè thì bạn lại nổi bật với vai trò lắng nghe hơn. Vậy nên, bạn chỉ nên tham khảo những ý kiến này và đón nhận những quan điểm hợp với bản thân mình nhất. 

Tham khảo ý kiến từ chuyên gia

Với những chuyên gia đã dành nhiều năm trong lĩnh vực hướng nghiệp, vấn đề của bạn sẽ được tiếp cận dưới góc độ khách quan và phù hợp nhất. Vì họ không có sẵn bất kì “nhãn dán” nào với bạn như bạn bè hay gia đình.

 

Vấn đề lớn nhất khi tham khảo ý kiến của chuyên gia là liên hệ với họ như thế nào và chi phí ra sao. Để hỗ trợ bạn trên hành trình khám phá bản thân, nền tảng thông minh Askany sẽ giúp bạn kết nối với những chuyên gia trong lĩnh vực hướng nghiệp theo tiêu chí nhanh-gọn và công khai chi phí.

 

Rất hy vọng những chia sẻ từ Topchuyengia về câu hỏi Không biết mình thích nghề gì thì làm sao? sẽ giúp bạn nhanh chóng có tìm được hướng đi phù hợp với bản thân. Trên đây chỉ là những thông tin dựa trên thị trường hiện nay mà Topchuyengia gợi ý cho bạn. Để tìm hiểu sâu hơn cũng như đúng với hoàn cảnh cá nhân của bạn hơn, kết nối ngay với các chuyên gia tại Askany trong lĩnh vực Hướng nghiệp. Họ sẽ giúp bạn tìm hiểu về các ngành nghề khác nhau cũng như tư vấn dựa trên sở thích và khả năng của bạn. Đừng ngần ngại, hãy khám phá ngay con đường nghề nghiệp phù hợp với bạn. 

Ái My là một tác giả lớn của Topchuyengia. Với nhiều năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung về định hướng nghề nghiệp cho các học sinh, sinh viên. Sở hữu nhiều kỹ năng về dạy học và hướng nghiệp cho các bạn trẻ, cô đã tham gia cộng tác cùng Topchuyengia trong công tác đào tạo và bài viết để mang lại nhiều kiến thức chuyên môn hơn đến người đọc.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng