Làm sao để giao tiếp tốt - 8 cách giúp bạn tự tin trước đám đông

Làm sao để giao tiếp tốt - 8 cách giúp bạn tự tin trước đám đông

18/10/2021

1239

0

Chia sẻ lên Facebook
Làm sao để giao tiếp tốt - 8 cách giúp bạn tự tin trước đám đông

Làm sao để giao tiếp tốt là một thắc mắc của rất nhiều người cần đến kỹ năng này trong công việc và cuộc sống. Giao tiếp là một việc hàng ngày mà ai cũng trải qua. Một lời chào, một câu thăm hỏi, quan tâm giúp mọi người gắn kết lại với nhau. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng trong việc cởi mở giao tiếp. Sự tương tác tốt sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế khi xây dựng các mối quan hệ xã hội, mở ra cho bạn nhiều cơ hội trong công việc, đặc biệt là kinh doanh. Kỹ năng giao tiếp khiến bạn có thể chinh phục các nhà tuyển dụng, vậy làm sao để giao tiếp hiệu quả thì bạn có thể tham khảo những cách sau đây mà Topchuyengia đã tổng hợp được từ chia sẻ của chuyên gia.

Làm sao để giao tiếp tốt
Giao tiếp giữa các đồng nghiệp

Giao tiếp là việc truyền tải những thông tin giữa các đối tượng khác nhau; có sự gửi đi và nhận lại các phản hồi. Kỹ năng giao tiếp được tổng hợp nhiều kỹ năng khác nhau như:

  • Kỹ năng lắng nghe
  • Kỹ năng đặt câu hỏi
  • Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ
  • Giao tiếp phi ngôn ngữ
  • Dựa trên sự đồng cảm và tôn trọng

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong khi giao tiếp

Làm sao để giao tiếp tốt
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp tốt hơn

Ngôn ngữ cơ thể hay ngôn ngữ phi ngôn từ là những cử chỉ được thể hiện bằng cơ thể con người, nhằm tăng hiệu quả khi giao tiếp. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng với ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp như ánh mắt chú tâm thể hiện đến câu chuyện, vấn đề mà đối phương đang nói, họ sẽ thấy được tôn trọng và cởi mở nói nhiều hơn với bạn. Thỉnh thoảng trong cuộc trò chuyện nên gật đầu nhẹ đề biểu đạt sự đồng quan điểm với người nói

Hành động đan hai bàn tay với nhau để trước bụng thể hiện sự tự tin trong giao tiếp. Trong khi cắn móng tay, mắt đảo liên tục, siết chặt hai tay cho thấy họ đang bối rối, có điều đó không ổn. Để uyển chuyển hơn khi giao tiếp bạn có thể vung tay nhẹ để dẫn dắt câu chuyện.

Trạng thái khi nói - nghe

Trước khi nói hay thì bạn cần phải nói đúng, hãy đi vào trực tiếp câu chuyện, tránh nói lê thê làm người nghe phân tán tư tưởng. Đó là cách để giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn. Để chắc chắn mọi người đã hiểu những gì bạn truyền đạt nên hỏi lại họ. Nếu ai đó không hiểu đừng ngần ngại nói lại vấn đề một lần nữa thật chậm, giải thích nó chi tiết hơn. Không phải lúc nào ai đó cũng có thể thấu hiểu điều bạn nói và nó là một điều bình thường thôi, không sao cả.

Làm sao để giao tiếp tốt
Tránh nói dài dòng, không hiệu quả

Để giao tiếp tốt hơn bạn cần thực hiện kỹ năng nghe tích cực. Việc lắng nghe và ghi chú trong đầu những điểm quan trọng đối phương đang nói giúp bạn chủ động khi lập luận, phản bác lại ý kiến. Vừa nghe và hãy cố suy nghĩ về những điều họ đang nói sẽ giúp bạn tiếp thu đến 75% thông tin bạn nghe được so với thông thường.

Truyền tải đầy đủ, dễ hiểu và tránh dài dòng

Để trình bày một cách trơn tru, không bị vấp vấn đề nào đó bạn có thể vạch đầu dòng những điểm chính cần có. Việc này không tốn quá nhiều thời gian nhưng giúp bạn không bỏ sót khi nói, tiện thể bộ não một lần được hình dung và sắp xếp các ý logic hơn khi nói một cách tự phát. Không phải ai cũng có thể đứng trước đám đông và khiến bao nhiêu con người vỗ tay rào rào như vậy đâu. Để đạt được thành quả giao tiếp tốt như bao thấy họ cũng bỏ rất nhiều công sức để luyện tập. Trước một buổi trình bày, thuyết trình nào đó quan trọng bạn có thể đứng trước gương luyện tập, học cách nở nụ cười, luyện ngữ âm cho phù hợp.

Làm sao để giao tiếp tốt
Hạn chế sử dụng từ ngữ chuyên ngành khi giao tiếp

Một lưu ý nhỏ cho bạn với những buổi trò chuyện thông thường bạn không nên sử dụng nhiều từ chuyên ngành, lạm dụng từ nước ngoài. Điều này không giúp bạn “sang” hơn mà gây ác cảm đối với người đối diện.

Xóa bỏ rào cản của sự nhút nhát

Làm sao để giao tiếp tốt
Nhút nhát cản trở bạn giao tiếp  tốt hơn

Sự nhút nhát chính là yếu tố chính cản trở bạn trong giao tiếp. Việc tiếp xúc với người lạ, không thích mở lời làm khả năng phản xạ tự nhiên về giao tiếp dần dần thui chột. Hãy bắt đầu từ những câu chào đơn giản nhất như Con cả nhà con mới về, dạo này ông khỏe không ạ, ông đang làm việc gì thế, có cần cháu giúp không,... Với một thái độ hòa nhã họ sẽ vui vẻ trả lời bạn, và những câu chuyện phím bắt đầu. Nếu bạn không sẽ làm phiền hay không có ai trả lời thì có thể luyện với một người bạn hoạt ngôn, cởi mở mà bạn biết. Nói với họ mục đích đang luyện tập để giao tiếp tốt hơn, họ sẽ sẵn lòng giúp đỡ bạn thôi.

Lặp lại câu hỏi của người khác

Lặp lại câu hỏi của người khác rồi mới tiếp lời của mình sẽ chắc chắn rằng bạn không nghe nhầm, bộ não của bạn tập trung vào câu hỏi hơn, không trả lời lan man, giảm hiệu quả khi giao tiếp. Đồng thời hành động này còn thể hiện sự quan tâm đến câu chuyện đối phương đang đề cập. Còn họ sẽ yêu quý người mà đã lắng nghe những gì họ nói.

Giữ cho răng luôn sạch sẽ, nở nụ cười tươi

Làm sao để giao tiếp tốt
Giuwx cho răng miệng sạch và nụ cười tươi

Để tự tin giao tiếp tốt thì giữ cho răng miệng luôn luôn sạch, thơm tho là một cách đơn giản nhưng hiệu quả khỏi phải bàn. Không gây sự khó chịu vì mùi hôi cho người đối diện, bạn có thể tự tin cười nói. Trong mọi trường hợp lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo thì một nụ cười tươi sẽ giúp bạn “chữa cháy” ngay tức khắc. Lúc này bạn cũng đủ bình tĩnh và có thể bắt đầu vấn đề của mình thôi nào.

Tham gia tiệc tùng nếu có cơ hội

Nếu một người bạn mời bạn đi sinh nhật, hội nghị, tiệc tùng gì đó đừng từ chối nhé. Ở đó có rất nhiều người, bạn có thể ngại ban đầu nhưng nhiều lần sẽ quen hơn. Bắt đầu từ những buổi tiệc thân mật sau tăng cấp độ lên bạn nhé.

 

Tại sao tham gia những bữa tiệc có nhiều người sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn? Ở trong môi trường có nhiều người mới, họ sẽ thoải mái kết bạn, những lời chào, hỏi thăm sẽ bạn hình thành phản xạ khi giao tiếp với họ. Ngoài ra, bạn có cơ hội được quan sát cách người khác bắt đầu câu chuyện, dẫn dắt câu chuyện như thế nào. Tất cả đều luyện tập và có nghệ thuật hết cả đấy.

Đừng quá đắm chìm trong mạng xã hội

Quá đắm chìm trong không gian mạng, các mối quan hệ ảo làm bạn ngày càng “lười” nói chuyện trực tiếp với những người xung quanh. Không có sự tiếp xúc thân mật, không có sự đối mặt trực tiếp, chỉ bày tỏ cảm xúc qua các biểu tượng được thiết kế sẵn. Mạng xã hội chỉ giúp con người gắn kết với nhau ở mọi không gian chứ không phải phụ thuộc vào chúng. Vậy mới có trường hợp nhiều cặp đôi bị vỡ mộng khi gặp nhau từ trên mạng ra ngoài đời thực; hoặc trên mạng thì nhắn tin với nhau rất là nhiều nhưng gặp mặt thì một câu mãi chẳng xong. Cách làm sao để giao tiếp tốt hơn là đừng quá phụ thuộc vào internet, mở rộng mạng lưới kết nối bạn bè, tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ sẽ giúp bạn nhiều hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan:

 

Trên đây là 8 cách làm sao để giao tiếp tốt. Một người giao tiếp sẽ được mọi người quý mến, cởi mở hơn vì thế khá thuận lợi trong công việc lẫn cuộc sống thường nhật. Giao tiếp khiến con người có thể thấu hiểu, đồng cảm và dễ dàng chia sẻ với nhau nhiều điều hơn. Bởi thế, con người chính là một mắt xích quan trọng trong xã hội. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt chính là luyện tập cách nói và cách lắng nghe nhiều hơn. Sau đó bạn sẽ đạt đến trình độ giao tiếp để đạt được mục đích của mình. Tại topchuyengia.vn có những “tấm gương” có khả năng thuyết phục người khác, diễn thuyết mê lòng người sẵn sàng chia sẻ bí quyết trực tiếp cho bạn nếu bạn có nhu cầu liên hệ.

Tôi là Bảo Linh - một người có niềm đam mê lớn với các lĩnh vực nhân sự, du lịch, cuộc sống và nghệ thuật, mình sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích dựa trên trải nghiệm thực tế. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến những vấn đề này để tăng cơ hội phát triển bản thân, hãy cùng theo dõi các bài viết của mình tại Topchuyengia.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng