Hiểu rõ 7P trong Marketing là gì chỉ trong vài phút

Hiểu rõ 7P trong Marketing là gì chỉ trong vài phút

30/10/2023

248

0

Chia sẻ lên Facebook
Hiểu rõ 7P trong Marketing là gì chỉ trong vài phút

7P trong marketing là gì và tại sao những yếu tố này lại góp phần to lớn vào sự thành công của các chiến lược tiếp thị? Nếu không nắm rõ được 7 chữ P quan trọng này, bạn sẽ bỏ lỡ các yếu tố quan trọng và có thể làm hỏng chiến dịch marketing của mình. Vậy 7P trong marketing là gì? Cùng Topchuyengia tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây để có được câu trả lời cho những thắc mắc của mình nhé.

 

Có rất nhiều sách vở và website nói về mô hình 7P trong marketing, nhưng áp dụng chúng vào thực tế như thế nào còn phụ thuộc vào đặc điểm và mục tiêu của từng ngành. Nếu bạn muốn áp dụng chúng để tạo ra những sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, định giá hợp lý, phân phối rộng rãi,... Hãy liên hệ với các chuyên gia Marketing trên Askany để được tư vấn từ kinh nghiệm thực tế ngay hôm nay.

Sản phẩm (hoặc Dịch vụ) - Product

Khách hàng của bạn chỉ quan tâm đến một điều: sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể làm gì cho họ. Vì vậy, hãy làm cho sản phẩm của bạn trở nên tốt nhất có thể và tối ưu hóa các dòng sản phẩm của mình để phù hợp với nhu cầu của họ. Cách tiếp cận này được gọi là “product-led marketing”. Trong Marketing Mix, bạn nên cân nhắc mọi khía cạnh liên quan đến sản phẩm, bao gồm:

  • Thiết kế
  • Chất lượng
  • Đặc trưng
  • Tùy chọn
  • Bao bì
  • Định vị thị trường
 7p trong marketing
7P trong marketing

Có năm thành phần để tiếp thị dựa trên sản phẩm (product-led marketing) thành công, các marketer nên

  • Để sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tự bán. Không nên chỉ tập trung vào việc bán hàng mà bạn cũng nên áp dụng các chiến lược Marketing để khiến người tiêu dùng muốn tự trải nghiệm những gì bạn cung cấp. Để họ có thể tìm hiểu giá trị của sản phẩm đó.
  • Hãy là một chuyên gia đối với khách hàng của bạn. Bạn nên biết nhu cầu của khách hàng và sử dụng kiến ​​thức đó để truyền đạt vào giá trị sản phẩm.
  • Luôn luôn giúp đỡ. Hãy định vị mình là “bạn đồng hành” bằng cách tạo nội dung giàu thông tin, đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu và họ sẽ có nhiều khả năng mua hàng của bạn hơn. (Điều này còn được gọi là Content Marketing)
  • Chia sẻ những câu chuyện xác thực. Khuyến khích những khách hàng đã trải nghiệm và hài lòng về sản phẩm chia sẻ trải nghiệm của họ và cho người khác. Điều này sẽ giúp mọi người nâng cao nhận thức và đánh giá cao thương hiệu của bạn.
  • Phát triển tư duy về sản phẩm. Hãy tập trung vào sản phẩm của bạn trước khi tìm mọi cách bán nó. Đầu tư và tập trung vào phát triển, chất lượng sản phẩm sẽ lo phần còn lại.

 

Bao bì của công ty thu hút sự chú ý của người mua mới và củng cố giá trị để khách hàng tiếp tục quay lại. Dưới đây là một số cách để làm cho bao bì của bạn trông thu hút hơn:

 

Thiết kế tạo sự khác biệt. Một thiết kế tốt giúp mọi người nhận ra thương hiệu của bạn trong nháy mắt và cũng có thể làm nổi bật các tính năng cụ thể của sản phẩm. Ví dụ: nếu bạn là công ty sản xuất dầu gội đầu, bạn có thể sử dụng các màu khác nhau trên bao bì để dán nhãn cho các loại tóc khác nhau.

Cung cấp thông tin có giá trị. Bao bì của bạn là nơi hoàn hảo để giới thiệu sản phẩm hoặc củng cố thương hiệu. Bao gồm các hướng dẫn rõ ràng hoặc yếu tố bất ngờ để gây ngạc nhiên và thích thú cho khách hàng của bạn.

Thêm nhiều giá trị hơn. Bạn có thể đáp ứng trên cả sự mong đợi của khách hàng bằng cách thêm những tiện ích bổ sung, thiết kế đặc biệt tốt mà họ có thể yên tâm sử dụng, chẳng hạn như bàn chải đánh răng được khuyên dùng từ nha sĩ, hướng dẫn tạo kiểu chuyên nghiệp từ thợ làm tóc,...

Giá cả - Price

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm. Doanh nghiệp có thể:

  • Định giá sản phẩm cao hơn đối thủ cạnh tranh để tạo ấn tượng về chất lượng sản phẩm cao hơn.
  • Định giá một sản phẩm tương tự như đối thủ cạnh tranh, sau đó thu hút sự chú ý đến các tính năng hoặc lợi ích mà các thương hiệu khác thiếu.
  • Định giá sản phẩm thấp hơn đối thủ cạnh tranh để thâm nhập vào thị trường đông đúc hoặc thu hút người tiêu dùng quan tâm đến giá trị.
  • Lên kế hoạch tăng giá sau khi thương hiệu được nhiều người biết đến hoặc hạ giá để làm nổi bật giá trị của một mẫu sản phẩm mới.
  • Đặt giá cơ bản cao hơn để làm cho gói hoặc khuyến mãi hấp dẫn hơn.

Hãy xem xét những gì bạn đang cố gắng đạt được với chiến lược định giá của mình và mức giá sẽ tác động như thế nào với phần còn lại của chiến lược tiếp thị của bạn. Một số câu hỏi bạn nên tự hỏi mình khi bán sản phẩm:

  • Bạn sẽ cung cấp các phiên bản cao cấp hơn với một khoản chi phí bổ sung phải không?
  • Bạn có cần trang trải chi phí ngay lập tức hay bạn có thể đặt mức giá thấp hơn và coi đó là một khoản đầu tư để tăng trưởng?
  • Bạn sẽ cung cấp các chương trình khuyến mãi bán hàng?
  • Bạn có thể hạ thấp đến mức nào mà không bị mọi người đặt câu hỏi về chất lượng của bạn?
  • Bạn có thể tăng giá đến mức nào trước khi khách hàng nghĩ rằng bạn được định giá quá cao?
  • Bạn được coi là thương hiệu giá trị hay thương hiệu cao cấp?

Khuyến mãi - Promotion

Khuyến mãi là một phần của Marketing Mix được công chúng chú ý nhiều nhất. Nó bao gồm quảng cáo trên truyền hình và báo in, content marketing, coupons, voucher, hoặc giảm giá theo mùa, social media strategies, email marketing, quảng cáo hiển thị hình ảnh và hơn thế nữa.

 

Tất cả các kênh quảng cáo này gắn kết toàn bộ hoạt động tiếp thị với nhau thành một chiến lược đa kênh nhằm tạo ra trải nghiệm thống nhất cho cơ sở khách hàng. Ví dụ:

  • Khách hàng nhìn thấy chương trình khuyến mãi tại cửa hàng và sử dụng điện thoại của họ để kiểm tra giá cũng như đọc bài đánh giá.
  • Họ xem trang web của thương hiệu, nơi tập trung vào tính năng độc đáo của sản phẩm.
  • Thương hiệu đã thu hút các đánh giá để giải quyết tính năng đó. Những đánh giá đó xuất hiện trên các trang đánh giá xếp hạng cao.
  • Khách hàng mua sản phẩm và bạn đã gửi email cảm ơn bằng cách sử dụng tính năng tự động hóa tiếp thị (marketing automation).

Dưới đây là những cách bạn có thể sử dụng các kênh này cùng nhau:

  • Đảm bảo bạn biết tất cả các kênh có sẵn và tận dụng tối đa chúng để tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình.
  • Kiểm tra phản hồi đối với các chương trình khuyến mãi khác nhau và điều chỉnh chi tiêu tiếp thị của bạn cho phù hợp.
  • Hãy nhớ rằng thành công không phải là con đường một chiều. Khách hàng mong đợi bạn chú ý đến sở thích của họ và đưa ra giải pháp cho họ khi họ cần.

Địa điểm - Place

Bạn sẽ bán sản phẩm của mình ở đâu? Dưới đây là một số điều bạn cần cân nhắc khi nói đến vị trí bán hàng của mình:

  • Mọi người sẽ tìm kiếm sản phẩm của bạn ở đâu?
  • Họ có cần phải cầm nó trong tay không?
  • Bạn sẽ nhận được nhiều doanh số hơn bằng cách tiếp thị trên trang web thương mại điện tử, bán hàng trực tiếp, hay người mua sẽ tìm kiếm bạn trên qua bên thứ ba?
  • Bạn muốn trò chuyện trực tiếp với khách hàng khi họ mua hàng hay bạn muốn bên thứ ba giải quyết các vấn đề về dịch vụ khách hàng ?
7p trong marketing
Địa điểm - Place

Con người - People

People bao gồm bất kỳ ai tiếp xúc với khách hàng của bạn, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đang tuyển dụng những nhân tài giỏi nhất ở mọi cấp độ. Không chỉ ở bộ phận chăm sóc khách hàng và nhân viên sale, mà còn là nhân viên marketing, quản lý, đối tác,...

 

Dưới đây là những gì bạn có thể làm để đảm bảo nhân viên truyền tải được giá trị của thương hiệu đến khách hàng mục tiêu

  • Hãy suy nghĩ về văn hóa công ty và tính cách thương hiệu, truyền đạt chúng một cách chi tiết đến bộ phận nhân viên.
  • Thuê các chuyên gia để thiết kế và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Tập trung vào customer relationship management (CRM), tạo ra các kết nối thực sự và truyền cảm hứng để khách hàng trung thành với thương hiệu bạn.

Quy trình - Process

Quy trình của bạn càng cụ thể và liền mạch thì nhân viên của bạn càng có thể thực hiện chúng một cách suôn sẻ hơn.

Một số quy trình cần xem xét:

  • Dịch vụ hậu cần trong kênh phân phối chính của bạn có hiệu quả về mặt chi phí không?
  • Việc lập kế hoạch và hậu cần giao hàng của bạn như thế nào?
  • Liệu các nhà bán lẻ bên thứ ba của bạn có hết sản phẩm vào những thời điểm quan trọng không?
  • Bạn có đủ nhân viên để đáp ứng thời gian cao điểm không?
  • Những sản phẩm có được vận chuyển một cách đáng tin cậy từ website của bạn không?

Nếu bạn nhận được nhiều hơn một khiếu nại của khách hàng về bất kỳ quy trình nào, hãy xác định điều gì đang xảy ra và tìm ra cách khắc phục.

Bằng chứng hữu hình - Physical Evidence

Bằng chứng hữu hình là chữ P cuối cùng trong 7P. Đây là yếu tố chỉ ra các sản phẩm và các hình thức tương tác: từ cửa hàng, sản phẩm, bao bì, túi xách, biên nhận, và các vật phẩm khác có thể nhìn thấy và sờ được.

 

Physical Evidence rất quan trọng đối với những khách hàng chưa từng mua sản phẩm và cần có thông tin để hiểu rõ hơn trước khi thanh toán cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

 

Ví dụ, đối với một nhà hàng, bằng chứng hữu hình bao gồm không gian, đồng phục của nhân viên, thực đơn và các đánh giá trên mạng để biểu thị trải nghiệm sẽ nhận được. Ví dụ khác, đối với một Agency, trang web chứa bằng chứng hữu hình quan trọng - từ các reviews đến kiến thức chia sẻ, cũng như các hợp đồng thành công doanh nghiệp nhận được để chứng minh dịch vụ mà họ cung cấp.

 

Tóm lại, mô hình 7P trong marketing là một công cụ hữu ích để giúp doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chiến lược tiếp thị hiệu quả. Bằng cách phân tích và tối ưu hóa các yếu tố Product, Price, Place, Promotion, People, Process, và Physical Evidence. Mô hình 7P trong marketing cũng có thể được áp dụng vào các ngành hàng khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm và mục tiêu của từng ngành. Nếu bạn muốn được tư vấn 7P trong marketing và cách áp dụng mô hình này công việc kinh doanh của mình, hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi trên ứng dụng Askany.

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng