Acquisition trong marketing là gì? Chiến lược tăng chuyển đổi

Acquisition trong marketing là gì? Chiến lược tăng chuyển đổi

14/11/2023

556

0

Chia sẻ lên Facebook
Acquisition trong marketing là gì? Chiến lược tăng chuyển đổi

Acquisition trong marketing là gì? Vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm đến quá trình này? Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc triển khai các chiến lược marketing phù hợp và kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật. Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu “từ A đến Z” về thuật ngữ “acquisition” trong marketing nhé!

 

Nhiều doanh nghiệp chỉ khư khư tập trung vào khách hàng hiện tại mà ngại tiếp cận đối tượng tiềm năng do quá trình triển khai acquisition đòi hỏi chi phí và chuyên môn cao, hai yếu tố mà doanh nghiệp trẻ khó đáp ứng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề đó, tìm được phương pháp marketing tối ưu, hiệu quả, tiết kiệm nhất cho doanh nghiệp chỉ thông qua một buổi video call 1:1 với các chuyên gia marketing hàng đầu Việt Nam tại Askany.   

Acquisition trong marketing là gì?

 acquisition trong marketing là gì
Chiến lược tiếp thị mua lại trong marketing là một phương pháp quảng bá nhằm thu hút khách hàng tiềm năng

Acquisition trong marketing là gì? Theo Topchuyengia, acquisition (chiến lược tiếp thị mua lại) trong marketing là một phương pháp quảng bá nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Acquisition là một phần quan trọng trong chiến lược marketing với mục tiêu là mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

 

Acquisition nhắm đến khách hàng mục tiêu đang trong giai đoạn quan tâm hoặc cân nhắc mua hàng/ sử dụng dịch vụ. Những hoạt động của acquisition sẽ tập trung vào việc thiết lập mối quan hệ với những đối tượng đó. Do đối tượng chủ yếu của acquisition là những người đã có tìm hiểu về doanh nghiệp và sản phẩm/ dịch vụ nên khả năng thuyết phục, chuyển đổi họ thành khách hàng sẽ hiệu quả hơn.

 

Một trong những điểm đặc trưng của acquisition marketing là đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp như sale, marketing và chăm sóc khách hàng.

 

Ví dụ: Một shop ở Sài Gòn bán quần áo online muốn thu hút khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến thời trang. Shop này có thể thực hiện các hoạt động acquisition marketing sau:

Đầu tiên shop có thể tạo ra các bài viết về xu hướng thời trang mới nhất, cách phối đồ đẹp,... để thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng.

Tiếp theo sau đó shop cần tối ưu hóa website của mình để khách hàng dễ dàng tìm thấy khi họ tìm kiếm thông tin về thời trang trên Google. Shop cũng có thể tham gia các hoạt động social media marketing để tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Tiếp theo shop có thể tạo ra các chương trình khuyến mãi như giảm giá, tặng quà,... để kích thích khách hàng tiềm năng mua sắm.

Cuối cùng: Shop cần gửi email marketing đến khách hàng tiềm năng để cung cấp cho họ thông tin về sản phẩm, khuyến mãi,...

Vai trò của acquisition trong marketing

 acquisition trong marketing là gì
Acquisition trong marketing giúp doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường quốc tế

Sau khi đã hiểu acquisition trong marketing là gì, chúng ta sẽ khám phá vai trò quan trọng của quá trình này đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Thị trường quốc tế

Thông qua các hoạt động của acquisition như mua lại công ty ở quốc gia khác, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường với quy mô quốc tế. Từ đó, quá trình này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí bằng cách kết hợp tài nguyên sẵn có như nhân sự, thương hiệu, máy móc và dây chuyền sản xuất.

Thâu tóm thị phần

Quá trình thâu tóm hoặc sáp nhập với các đối thủ kinh doanh là một chiến lược quan trọng trong acquisition. Vì khi đó, doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị phần và tăng sức cạnh tranh đáng kể. Đặc biệt khi doanh nghiệp đối mặt với hạn chế về nguồn lực hay tài chính tại một khu vực cụ thể, việc mua lại là biện pháp hiệu quả hơn so với việc thử nghiệm mô hình kinh doanh mới.

Tăng năng suất

Chiến lược acquisition cũng giúp doanh nghiệp giảm công suất dư thừa và tập trung vào những supplier có năng suất cao hơn, đặc biệt trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. 

Lợi thế về công nghệ

Cuối cùng, việc mua lại công ty sở hữu công nghệ mới mang lại lợi thế kinh doanh đột phá, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và đẩy mạnh hiệu suất làm việc, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trong ngành. Đây là một chiến lược toàn diện, giúp doanh nghiệp không chỉ mở rộng quy mô mà còn tối ưu hóa hoạt động kinh doanh toàn cầu.

Các kênh triển khai acquisition trong marketing

 acquisition trong marketing là gì
Social media là một trong những kênh triển khai của chiến lược acquisition 

Để giúp bạn hiểu hơn acquisition trong marketing là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các kênh triển khai cho chiến dịch này. 

Các trang nội dung

Nội dung chất lượng đóng vai trò then chốt trong mọi chiến dịch marketing, đặc biệt đối với khách hàng tiềm năng đang trong giai đoạn quyết định mua hàng. Nội dung sẽ cung cấp thông tin chính thức về sản phẩm/ dịch vụ, đồng thời xây dựng niềm tin và có khả năng thuyết phục khách hàng.

Vì vậy, doanh nghiệp nên chia sẻ những thông tin, kiến thức hữu ích liên quan thông qua những hình thức như bài viết hay video để làm dày nền tảng, thu hút khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tối ưu hóa nội dung để tăng khả năng tương tác và chia sẻ từ khách hàng. 

SEO

SEO đóng vai trò quan trọng để giúp doanh nghiệp đưa nội dung lên trang đầu của kết quả tìm kiếm và mang lại nhiều lượt nhấp chuột hơn. Từ đó, doanh nghiệp có nhiều cơ hội thu hút khách hàng mới và duy trì người đã biết về thương hiệu mà không tốn chi phí quảng cáo. 

Mạng xã hội

Hiện nay, mạng xã hội đã trở thành nơi tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ  hàng đầu của đa số khách hàng. Vì vậy, những nền tảng này là cơ hội lớn để tiếp thị mua lại hiệu quả mà không tốn kém. Quan trọng nhất là doanh nghiệp cần phải xác định nền tảng mạng xã hội nào được khách hàng mục tiêu sử dụng nhiều nhất, từ đó tạo nội dung nhắm mục tiêu và theo dõi kết quả. Mạng xã hội không chỉ là một công cụ quảng bá mà còn là một kênh giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng, giúp xây dựng mối quan hệ và tạo ấn tượng tích cực đối với đối tượng mục tiêu.

Email marketing

Tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua email marketing là một cách hiệu quả để củng cố mối quan hệ, cung cấp thông tin mới nhất về sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng. Thông qua việc theo dõi tỷ lệ đăng ký và hủy đăng ký email, doanh nghiệp có khả năng đánh giá hiệu suất chiến dịch và điều chỉnh chiến lược phù hợp hơn.

 

Ngoài ra, thông qua các công cụ phân tích, doanh nghiệp còn có thể theo dõi số lượng email được mở và đo lường lượt chuyển đổi đến trang web. Quá trình này sẽ cung cấp thông tin quan trọng về sở thích và mong muốn của khách hàng. Từ đó doanh nghiệp có cơ sở để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị mua lại và tạo ra các chiến dịch chính xác và hiệu quả.

Sự kiện

Dù đây là một cách tiếp cận khá truyền thống nhưng vẫn rất phù hợp với acquisition trong marketing. Dù là sự kiện trực offline hay online thì đây cũng là một dịp để doanh nghiệp nâng cao nhận thức của thương hiệu khi xuất hiện và thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng đang có mặt tại sự kiện. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tương tác với đối tác, nhà tài trợ, mở rộng mạng lưới mối quan hệ trong lĩnh vực kinh doanh. 

4 cách tăng hiệu quả của acquisition trong marketing

 acquisition trong marketing là gì
Nghiên cứu khách hàng sẽ giúp chiến lược acquisition thành công.

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Dù triển khai bất kỳ chiến lược nào, doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu khách hàng mục tiêu kỹ lưỡng. Nếu doanh nghiệp không nhắm đúng đối tượng sẽ dẫn đến tăng chi phí tiếp cận khách hàng theo thời gian. Đối với nhóm đối tượng đa dạng, doanh nghiệp hãy nghiên cứu tính cách và sở thích đặc biệt của từng nhóm để xây dựng một chiến lược cá nhân hóa phù hợp nhất. Bằng cách này những thông điệp của doanh nghiệp sẽ phản ánh đúng sở thích và nhu cầu cụ thể của từng nhóm, tạo nên sự phù hợp và kết nối hiệu quả.

Linh hoạt

Trên thực tế, hành vi của người dùng thay đổi không ngừng. Vì vậy, doanh nghiệp cần linh hoạt trong chiến lược marketing. Sự linh hoạt đòi hỏi doanh nghiệp dự đoán tất cả các tình huống và khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi.

 

Doanh nghiệp có thể lên kế hoạch dành riêng cho các tình huống phổ biến như tiếp cận khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, tối ưu hóa quy trình tiếp cận khách hàng tiềm năng, chương trình khuyến mãi và nâng cấp sản phẩm, v.v. Bằng cách này, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh chiến lược của mình để phản ánh đúng nhu cầu và mong muốn của người dùng tại từng giai đoạn của hành trình mua hàng. Sự linh hoạt này giúp đảm bảo chiến lược luôn đáp ứng và thậm chí vượt qua mong đợi của khách hàng, giữ cho doanh nghiệp luôn ở trạng thái tối ưu trong thị trường biến động.

Bền vững

Các chiến lược được tích hợp yếu tố bền vững thường có khả năng hoạt động lâu dài và duy trì sức ảnh hưởng.

 

Ví dụ: Doanh nghiệp có thể xây dựng các quy trình tiêu chuẩn hóa cho các nhóm bán hàng, tiếp thị và dịch vụ khách hàng. Bằng cách này, quy trình làm việc của họ được tối ưu hóa và nhắm mục tiêu hiệu quả, đồng thời cũng giúp tăng cường khả năng tiếp cận đối tượng. Sự bền vững trong chiến lược không chỉ đảm bảo hiệu suất ngay lúc này mà còn xây dựng nền tảng cho sự phát triển và thành công trong tương lai.

Khách hàng hiện tại

Để tận dụng cơ sở khách hàng tiềm năng đã chuyển đổi, doanh nghiệp cần tập trung vào việc giữ chân họ. Thông thường, doanh nghiệp có tỷ lệ giữ chân khách hàng tốt thường có xu hướng lắng nghe và ghi nhận ý kiến phản hồi của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng thể hiện lòng biết ơn đối với sự ủng hộ và không ngừng cải tiến sản phẩm/ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của người tiêu dùng.

 

Việc quan tâm và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ là chìa khóa để doanh nghiệp duy trì sự hỗ trợ từ khách hàng hiện tại và mở rộng mức độ ảnh hưởng của mình trong tương lai.

 

Hy vọng sau bài viết này, bạn đã hiểu acquisition trong marketing là gì cùng những thông tin hữu ích liên quan. Từ việc thu hút khách hàng đến tối ưu hóa chuyển đổi, chiến lược acquisition chính là bước quan trọng để xây dựng sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. 

 

Lập kế hoạch và triển khai acquisition marketing đòi hỏi chuyên môn và nhiều yếu tố khác mà doanh nghiệp trẻ khó đáp ứng. Nếu doanh nghiệp không muốn lãng phí ngân sách cho một chiến lược không đảm bảo thì hãy liên hệ tư vấn 1:1 từ xa với các chuyên gia marketing uy tín tại Askany trước khi triển khai chiến lược nhé!

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng