Các loại trầm cảm thường gặp và dấu hiệu nhận biết cụ thể

Các loại trầm cảm thường gặp và dấu hiệu nhận biết cụ thể

08/10/2024

67

0

Chia sẻ lên Facebook
Các loại trầm cảm thường gặp và dấu hiệu nhận biết cụ thể

các loại trầm cảm thường gặp nào? Trầm cảm được biết là một dạng rối loạn tâm trạng có tác động rất lớn đến đời sống tinh thần, thể chất và thậm chí là cả cuộc đời của người bệnh. Đặc biệt, trầm cảm còn được chia thành nhiều loại như trầm cảm nhẹ, trầm cảm nặng, trầm cảm mãn tính,.... Vậy nên, trong bài viết này, Topchuyengia sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt các loại trầm cảm trên, cũng như dấu hiệu và yếu tố nguy cơ mắc phải để có thể sớm can thiệp và điều trị kịp thời.

Trầm cảm có phổ biến không?

Trầm cảm có phổ biến không?
Trầm cảm có phổ biến không?

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 20 người bình thường thì sẽ có 1 người từng trải qua giai đoạn trầm cảm và có đến 80% dân số thế giới từng bị trầm cảm vào một thời gian nào đó trong cuộc đời. Ngoài ra, bệnh trầm cảm có thể gặp ở bất cứ giới tính và độ tuổi nào. Trong đó, tỷ lệ mắc trầm cảm ở nữ giới thường cao hơn so với nam giới và các đối tượng mắc bệnh thường là những người có hoàn cảnh thất nghiệp, ly thân, ly hôn hoặc stress quá mức.

Nguyên nhân chung gây ra các loại trầm cảm

Về cơ bản, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào xác định được nguyên nhân gây ra trầm cảm. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến căn bệnh này bao gồm:

  • Do bệnh lý hoặc chấn thương: Người có tiền sử mắc các bệnh về não hoặc bị chấn thương ở phần đầu trước đó thường sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm.
  • Lạm dụng chất kích thích: Người bệnh sẽ dễ bị trầm cảm hơn nếu sử dụng quá nhiều chất kích thích như thuốc lá, rượu bia hoặc các loại ma túy gây tổn thương hệ thần kinh.
  • Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài: Người trải qua nhiều biến cố liên quan đến gia đình, bạn bè, tình cảm và sự nghiệp rất có khả năng mắc trầm cảm.
  • Một số yếu tố khác: Nguy cơ trầm cảm cũng có thể đến từ các yếu tố liên quan đến sinh học (di truyền, thay đổi chất dẫn truyền ở não,...), môi trường (căng thẳng kéo dài, thiếu nguồn lực xã hội,…) và tâm lý (quá khứ từng bị bạo lực, lạm dụng,...).

Để biết bản thân có đang mắc trầm cảm không và mức độ nghiêm trọng như thế nào, bạn có thể thực hiện Test trầm cảm tại đây.

Các loại trầm cảm thường gặp nhất

Trầm cảm là một dạng bệnh lý đến trong âm thầm nhưng lại có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đôi khi, rất khó để cảm nhận được dạng rối loạn mà người bệnh đang gặp phải. Trong phần này, Topchuyengia sẽ giúp bạn nhận biết rõ hơn các loại trầm cảm thường gặp nhất hiện nay.

Rối loạn trầm cảm nặng (MDD)

Rối loạn trầm cảm nặng (MDD)
Rối loạn trầm cảm nặng (MDD)

Rối loạn trầm cảm nặng (Major Depressive Disorder) hay còn gọi là trầm cảm lâm sàng, đây là một tình trạng bệnh lý cực kỳ nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của người bệnh.

 

Ở mỗi người, triệu chứng của rối loạn trầm cảm nặng có thể sẽ có sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, vẫn có một vài triệu chứng trầm cảm lâm sàng giúp bạn xác định được liệu mình hay người thân có đang mắc căn bệnh này hay không. Các triệu chứng đặc trưng đó là:

  • Tâm trạng buồn bã, chán nản.
  • Ít quan tâm đến các hoạt động trước đây từng yêu thích.
  • Hay cáu kỉnh, gắt gỏng.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, ngủ nghỉ một cách đột ngột.
  • Thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Cảm giác vô dụng và tội lỗi.
  • Khó tập trung làm một việc nào đó hoặc đưa ra quyết định.
  • Có xu hướng muốn làm hại bản thân, thậm chí là tự tử.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD)

Rối loạn trầm cảm dai dẳng (Persistent depressive disorder) hay còn gọi là rối loạn trầm cảm mãn tính. Theo đó, người bị tình trạng này thường khó tìm thấy cảm giác lạc quan, cho dù là ở những thời điểm hạnh phúc nhất trong cuộc sống. Trầm cảm dai dẳng là dạng bệnh có hiện tượng rối loạn nhịp tim và có thể kéo dài nhiều năm liên tiếp với các triệu chứng cụ thể như sau:

  • Buồn bã, ảm đạm và hay phàn nàn.
  • Mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày.
  • Trở nên thiếu tự tin và hay tự trách móc bản thân.
  • Thường cảm thấy tội lỗi và luôn trong trạng thái lo lắng.
  • Bị rối loạn giấc ngủ.
  • Gặp khó khăn khi tập trung làm một việc nào đó.
  • Ăn ít đi hoặc ăn mất kiểm soát.

Lưu ý, các triệu chứng trầm cảm dai dẳng thường xuất hiện và biến mất trong khoảng vài năm với cường độ thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Cho nên, khi nhận thấy những dấu hiệu cảm xúc trên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để trao đổi, cũng như nhận lời khuyên phù hợp nhất.

Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là tình trạng tâm thần thay đổi một cách bất thường khiến cho tâm trạng người bệnh đột ngột trở nên hưng phấn, ví dụ như quá phấn khích hoặc tăng động và nhiều khi còn rơi vào trạng thái trầm cảm nặng. Các dấu hiệu nhận biết rối loạn lưỡng cực bao gồm:

  • Hay cảm thấy buồn chán, mệt mỏi và khóc không rõ lý do.
  • Luôn trong trạng thái lo lắng, bồn chồn và thất vọng.
  • Mất ngủ, lười vận động.
  • Suy giảm khả năng đưa ra quyết định.

Trong các loại trầm cảm, rối loạn lưỡng cực thường xảy ra theo từng chu kỳ, cũng vì thế mà tâm trạng người bệnh sẽ thay đổi theo từng ngày, từng tuần, từng tháng hoặc từng năm.

Trầm cảm sau sinh (PPD)

Theo một vài thống kê, tỷ lệ phụ nữ trầm cảm sau sinh hiện nay chiếm khoảng 15% trong vòng 3 tháng đầu và 25% trong 12 tháng sau sinh. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều người xem nhẹ căn bệnh này, chỉ đến khi bản thân thật sự trải qua thì mới hiểu được sức ảnh hưởng nghiêm trọng nó. Có thể nhận biết trầm cảm sau sinh bằng các dấu hiệu về cảm xúc và hành vi như sau:

  • Hay có những suy nghĩ tiêu cực, buồn bã kéo dài.
  • Mệt mỏi, thường lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống.
  • Gặp khó khăn khi chăm sóc em bé.
  • Có suy nghĩ tự làm tổn thương chính mình và cả em bé.

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là một dạng nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) ở phụ nữ. Trong khi triệu chứng PMS có thể là cả thể chất và tâm lý như dễ cáu giận, lo lắng, mệt mỏi, mất tập trung, bồn chồn,... thì các triệu chứng PMDD có xu hướng chủ yếu là tâm lý. Những triệu chứng đặc trưng của PMDD bao gồm:

  • Căng thẳng, lo âu quá mức.
  • Dễ nổi giận và xảy ra xung đột với người khác.
  • Mất ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ.
  • Hay quên.
  • Trở nên mất kiểm soát.

Tương tự chứng trầm cảm sau sinh, rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt được cho là có liên quan đến thay đổi nội tiết tố. Do đó, các triệu chứng của nó thường sẽ bắt đầu ngay sau khi rụng trứng và bắt đầu giảm bớt khi bạn hành kinh.

Rối loạn tâm lý theo mùa (SAD)

Trầm cảm theo mùa là một dạng rối loạn cảm xúc theo mùa, xảy ra đồng thời tại một thời điểm hàng năm. Hầu hết những người mắc phải tình trạng này đều bắt đầu các triệu chứng vào mùa thu và kéo dài trong những tháng mùa đông. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh trầm cảm theo mùa bao gồm:

  • Mệt mỏi, buồn bã.
  • Thiếu sự quan tâm, hứng thú với các hoạt động hàng ngày.
  • Thu mình lại với tập thể, xã hội,
  • Tăng cảm giác thèm ăn đối với những thực phẩm có hàm lượng carbohydrates cao dẫn đến tăng cân đột ngột.
  • Nhu cầu ngủ tăng lên.

Thông thường, hội chứng trầm cảm theo mùa sẽ trở nên tồi tệ hơn khi thay đổi mùa và thậm chí là dẫn đến ý định tự tử. Sau mùa xuân, các triệu chứng của bệnh có xu hướng cải thiện, điều này có thể liên quan đến những thay đổi trong nhịp điệu cơ thể người bệnh để đáp ứng với sự gia tăng của ánh sáng tự nhiên.

Trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình
Trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình là một loại trầm cảm không tuân theo những đặc điểm “điển hình” thường thấy. Ví dụ, bạn có các dấu hiệu trầm cảm như ăn quá nhiều, ngủ quá nhiều hoặc cực kỳ nhạy cảm với việc bị từ chối nhưng lại đột nhiên vui vẻ khi đối mặt với một sự kiện tích cực nào. Dựa trên các triệu chứng này, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn đang mắc chứng trầm cảm không điển hình.

 

Đặc biệt, không giống như các loại trầm cảm khác, người bị trầm cảm không điển hình có thể phản ứng tốt với một loại thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế monoamine oxidase (MAOI). Dưới đây là một vài biểu hiện đặc trưng của chứng rối loạn trầm cảm không điển hình mà bạn có thể tham khảo:

  • Ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân đột ngột.
  • Ngủ quá nhiều.
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể và có cảm giác “đè nặng”.
  • Cực nhạy cảm với sự từ chối.
  • Tâm trạng thường có những phản ứng mãnh liệt hơn bình thường.

Trầm cảm cười

Trầm cảm cười (Smiling Depression) là một dạng rối loạn trầm cảm kéo dài đặc biệt, mọi suy nghĩ và cảm xúc thật bên trong đều được người bệnh che giấu bởi nụ cười và thái độ sống tích cực. Mặc dù vẻ ngoài luôn lạc quan, hạnh phúc nhưng bản thân người bệnh thường phải đấu tranh tư tưởng, giằng xé nội tâm, vật lộn những mặc cảm, tội lỗi và bi quan về tương lai. Các triệu chứng thường gặp ở người mắc chứng trầm cảm cười bao gồm:

  • Buồn bã, chán nản kéo dài.
  • Thay đổi khẩu vị, cân nặng, thói quen ngủ nghỉ.
  • Mệt mỏi và thờ ơ với mọi thứ, kể cả những việc từng yêu thích/
  • Tuyệt vọng, tự ti, thường hạ thấp giá trị bản thân.
  • Suy giảm năng lượng sống.

Cách điều trị các loại trầm cảm

Cách điều trị các loại trầm cảm 
Cách điều trị các loại trầm cảm 

Có 2 cách điều trị trầm cảm được các chuyên gia, bác sĩ tâm lý áp dụng nhiều nhất hiện nay là:

Điều trị các loại trầm cảm bằng hoá dược

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, thuốc chống trầm cảm thật sự hữu ích với những người bị trầm cảm trung bình hoặc nặng và thường không được khuyên dùng cho những trường hợp trầm cảm nhẹ, vì mức độ này có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý.

 

Hiện nay, các loại thuốc phổ biến được dùng điều trị trầm cảm bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc ức chế monoamine oxidase, thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc chống trầm cảm không điển hình. Liều lượng và thời gian điều trị bằng thuốc sẽ do bác sĩ chỉ định.

Điều trị các loại trầm cảm bằng liệu pháp tâm lý

Trị liệu tâm lý được xem là liệu pháp chữa trị trầm cảm cực kỳ hiệu quả trong xã hội hiện đại. Theo đó, các nhà tâm lý học sẽ được đào tạo bài bản các liệu pháp và kỹ thuật để đồng hành hỗ trợ bệnh nhân. Việc trị liệu tâm lý không chỉ giúp bệnh nhân dần hồi phục sức khoẻ tinh thần mà còn là hành trình để người bệnh hiểu thêm về bản thân, từ đó gia tăng sự tự tin và thích nghi với cuộc sống hơn.

 

Tuỳ vào mỗi cá nhân và tình trạng bệnh của họ mà bác sĩ sẽ lựa chọn liệu pháp phù hợp. Các liệu pháp trị liệu tâm lý phổ biến bao gồm:

  • Nhận thức và trị liệu hành vi.
  • Trị liệu nghệ thuật.
  • Trị liệu gia đình.

Trên đây là các loại trầm cảm thường gặp và dấu hiệu nhận biết cụ thể mà bạn có thể tham khảo để phòng tránh sớm. Ngoài ra, nếu bạn nghi ngờ bản thân đang rơi vào tình trạng rối loạn cảm xúc, đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay các chuyên gia tâm lý tại ứng dụng Askany để được họ hỗ trợ kịp thời cũng như cho lời khuyên điều trị hiệu quả nhất nhé.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng