Cách chăm sóc bệnh nhân trầm cảm giúp họ vực dậy tinh thần nhanh chóng

Cách chăm sóc bệnh nhân trầm cảm giúp họ vực dậy tinh thần nhanh chóng

17/10/2024

114

0

Chia sẻ lên Facebook
Cách chăm sóc bệnh nhân trầm cảm giúp họ vực dậy tinh thần nhanh chóng

Cách chăm sóc bệnh nhân trầm cảm như nào luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn hiện nay, đặc biệt là những người đang có người thân rơi vào tình trạng này. Đôi khi, bạn sẽ phải đối diện với cảm giác băn khoăn, không biết làm gì mới đúng để giúp bệnh nhân trầm cảm vực dậy tinh thần, thậm chí là làm sao để bản thân không bị kéo theo họ. Trong bài viết dưới đây, Topchuyengia sẽ bật mí cho bạn những điều nên và không nên làm khi chăm sóc bệnh nhân trầm cảm một cách chi tiết nhất.

 

Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân đang có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, hãy tham khảo thực hiện Test trầm cảm Beck tại đây để có thể đánh giá chính xác hơn.

Trầm cảm có chữa được không?

Câu trả lời là “có”. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh trầm cảm sẽ vượt qua được rối loạn này và quay trở lại cuộc sống bình thường trước đây. Tuy nhiên, trầm cảm có thể tái phát, do vậy khi nhận thấy các triệu chứng xuất hiện trở lại, người bệnh nên tìm đến các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để nhận sự hỗ trợ tốt hơn.
 

Trầm cảm có chữa được không?
Trầm cảm có chữa được không?

 

Triệu chứng đặc trưng của trầm cảm

Theo nhiều nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời người được ước tính là 15% - 25%, trong đó nữ giới sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Sau đây là một số triệu chứng điển hình giúp nhận biết bệnh trầm cảm:

  • Khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường, khi ngủ dậy cảm giác mệt mỏi.
  • Không có cảm giác thèm ăn, nhưng đôi khi lại ăn rất nhiều dẫn đến việc tăng giảm cân bất thường.
  • Hay buồn bã, dễ cáu kỉnh hoặc bị kích thích.
  • Mất khả năng tập trung và tự đưa ra quyết định.
  • Mất hứng thú đối với các hoạt động từng yêu thích.
  • Cảm thấy trống rỗng, chán nản và tuyệt vọng.
  • Thường xuyên đau đầu, chuột rút hoặc gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hoá mà không rõ lý do hoặc đã điều trị nhưng không thuyên giảm.
  • Có suy nghĩ làm hại bản thân, thậm chí là tìm đến cái chết.

Cách chăm sóc bệnh nhân trầm cảm hiệu quả

Sẽ có những điều nên và không nên làm khi chăm sóc bệnh nhân trầm cảm. Những lưu ý mà bạn cần biết bao gồm:

Những điều nên làm

Nâng cao sự hiểu biết về bệnh trầm cảm

Việc am hiểu về bệnh trầm cảm không chỉ có ích trong việc chăm sóc người bệnh mà còn rất tốt đối với chính bạn. Khi biết rõ các triệu chứng cũng như nguy cơ mà căn bệnh mang lại, bạn hoàn toàn có thể chủ động giúp người bệnh vượt qua tình trạng này.

Nâng cao sự hiểu biết về bệnh trầm cảm
Nâng cao sự hiểu biết về bệnh trầm cảm

Bên cạnh đó, trang bị kiến thức về bệnh trầm cảm sẽ tạo cơ hội cho bạn có những cuộc trò chuyện sâu với người bệnh, nhờ vậy dễ nắm bắt những cảm xúc tiêu cực mà họ đang gặp phải. Đặc biệt, điều này còn vô cùng hữu ích nếu người bệnh bị ám ảnh bởi cái chết và có ý định tự sát.

Lắng nghe và trò chuyện

Lắng nghe là một trong những cách giúp bạn thể hiện sự quan tâm đến người bệnh, cũng như cho họ thấy bạn luôn bên cạnh họ. Để làm được điều này, bạn cần tương tác với họ bằng cách đặt những câu hỏi mở để có thêm thông tin, lưu ý không nên thúc ép họ trả lời. Song song đó, hãy bày tỏ sự đồng cảm của bạn với họ thông qua lời nói và ngôn ngữ cơ thể.

 

Trò chuyện với người bệnh trầm cảm có thể khá khó khăn, bởi không phải lúc nào họ cũng muốn chia sẻ những tâm tư, cảm xúc với bạn. Tuy nhiên, hãy luôn kiên nhẫn và tìm cách trò chuyện trực tiếp bất cứ khi nào có thể, điều này sẽ giúp họ biết rằng họ được quan tâm và có thể nói ra hết mọi thứ khiến họ khó chịu.

Dành thời gian bên người bị trầm cảm

Khi chăm sóc bệnh nhân trầm cảm, việc dành thời gian bên họ rất quan trọng. Thông qua cách này, bạn có thể giúp họ thoát khỏi tâm trạng buồn bã, cũng như tránh được các hoạt động mang lại cảm cảm xúc tiêu cực. Không những vậy, trong một giai đoạn nào đó, người trầm cảm sẽ có xu hướng tự làm mình bị thương và thậm chí là có ý định tự tử. Do đó, việc ở bên cạnh họ sẽ giúp bạn đảm bảo được những tình huống này không bao giờ xảy ra.

Dành thời gian bên người bị trầm cảm
Dành thời gian bên người bị trầm cảm

Kiên nhẫn và tôn trọng

Thỉnh thoảng, việc chăm sóc bệnh nhân trầm cảm sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản, phiền phức vì đã rất lâu mà tình trạng của họ không có bất kỳ chuyển biến nào. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, căn bệnh này mất rất nhiều thời gian điều trị và hơn ai hết người bị trầm cảm luôn muốn thoát khỏi những điều mà họ đang trải qua. Chính vì vậy, hãy cho người bệnh trầm cảm biết rằng bạn luôn tôn trọng và kiên nhẫn với họ trong mọi tình huống. Tất cả những điều này sẽ tăng cường sự tự tin ở họ rất nhiều trong quá trình điều trị.

Khuyến khích người trầm cảm tiếp nhận trị liệu

Một trong những điều cần làm nhất khi chăm sóc bệnh nhân trầm cảm chính là khuyến khích họ tiếp nhận trị liệu. Thực tế, người bị trầm cảm thường không thể cảm nhận rõ vấn đề của mình, cũng như không biết nên tìm kiếm sự hỗ trợ ở đâu hoặc dù biết tất cả nhưng việc liên hệ bác sĩ, chuyên gia lại luôn là một khó khăn với họ. Lúc này, hãy trở thành cầu nối và giúp đỡ họ. Bạn có thể cùng họ liệt kê những điều cần trao đổi với bác sĩ, hỗ trợ họ đặt lịch hẹn đầu tiên, đưa họ đến gặp bác sĩ,....

Khuyến khích người trầm cảm tiếp nhận trị liệu
Khuyến khích người trầm cảm tiếp nhận trị liệu

Hỗ trợ người trầm cảm những công việc thường ngày

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân trầm cảm, việc chủ động giúp đỡ họ những công việc thường ngày như nấu ăn, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa,.... cực kỳ hữu ích. Điều này sẽ phần nào giúp họ giảm bớt việc tự cô lập bản thân, cũng như cho họ thấy bạn luôn sẵn sàng bên cạnh và quan tâm họ. Vì thế, hãy cố gắng quan sát xem họ đang cần điều gì và đề nghị cùng làm điều đó với họ.

Giữ gìn sức khoẻ cho chính mình

Chăm sóc bệnh nhân trầm cảm cần rất nhiều sức lực và sự kiên nhẫn. Vì vậy, để làm tốt những điều này, bạn cũng cần phải chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ cho chính bản thân mình. Đừng dành toàn bộ thời gian cho người bệnh, bởi việc này có thể khiến bạn kiệt quệ và cảm thấy mệt mỏi. Hãy biết giới hạn của mình ở đâu và luôn đảm bảo rằng bản thân có những khoảng thời gian nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng cho cơ thể.

Những điều không nên làm

Không nên chăm sóc người trầm cảm một mình

Việc tự chăm sóc người bệnh trầm cảm một mình có thể khiến cả bạn và đối phương mệt mỏi hơn. Do đó, đừng ngần ngại tìm kiếm thêm sự giúp đỡ phù hợp từ những người khác, có thể là người thân trong gia đình hoặc bác sĩ tâm lý dày dặn kinh nghiệm.

Không so sánh người bị trầm cảm với bất kỳ ai

Mỗi người bệnh sẽ có những biểu hiện và trải nghiệm khác nhau. Vậy nên, điều cần làm là không nên so sánh những điều mà họ đang trải qua với người khác và với cả chính bản thân bạn. Bởi vì điều này chỉ càng khiến người bệnh trầm cảm thu mình và khó chia sẻ các cảm xúc thật. Bên cạnh đó, cũng đừng khiến họ mặc cảm về bản thân, hãy cố gắng động viên và tâm sự những suy nghĩ tích cực của bạn dành cho họ.

Hạn chế các hành động và suy nghĩ cá nhân

Điều cần nhớ cuối cùng khi chăm sóc bệnh nhân trầm cảm là hãy hạn chế những hành động và suy nghĩ cá nhân của bạn. Điển hình nhất chính là việc đưa ra lời khuyên, cố gắng sửa chữa tình trạng bệnh hay xem việc mắc bệnh là một khiếm khuyết.

 

Trầm cảm là một bệnh lý nghiêm trọng, cần được chữa trị nghiêm túc. Bệnh này sẽ không biết mất chỉ với một vài câu nói mang tính tích cực và người bệnh cũng chưa chắc tiếp thu các lời khuyên dù chúng thực sự tốt cho họ. Cho nên, đừng cố so sánh bệnh tình của họ với bất kỳ ai hoặc xem những trải nghiệm của họ là điều thông thường. Thay vào đó, bạn chỉ cần hiện diện và đồng cảm với những gì mà họ đang trải qua.

Nhìn chung, cách chăm sóc bệnh nhân trầm cảm có thể không dễ dàng và đôi khi việc này cũng sẽ rút cạn năng lượng, làm tổn hại đến tinh thần bạn. Tuy nhiên, nếu bạn kiên nhẫn và tích lũy những kiến thức cần thiết bệnh trầm cảm, chúng tôi tin rằng bạn có thể giúp đỡ người bệnh vượt qua và tiến triển tốt hơn. Thêm nữa, nếu quá trình này thật sự quá khó, đừng ngần ngại tìm đến Dịch vụ tư vấn tâm lý tại ứng dụng Askany. Bằng kinh nghiệm dày dặn, các chuyên gia tâm lý tại đây sẽ trực tiếp tham vấn và cho bạn những lời khuyên tốt nhất.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng