9+ cách nói chuyện với người bị trầm cảm giúp họ vực dậy tinh thần

9+ cách nói chuyện với người bị trầm cảm giúp họ vực dậy tinh thần

11/10/2024

233

0

Chia sẻ lên Facebook
9+ cách nói chuyện với người bị trầm cảm giúp họ vực dậy tinh thần

Cách nói chuyện với người bị trầm cảm như thế nào rất quan trọng, việc này không chỉ giúp họ cảm thấy nhẹ nhàng mà còn góp phần cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, Topchuyengia sẽ bật mí đến bạn 9 cách giao tiếp phù hợp với người trầm cảm thường được các chuyên gia tâm lý áp dụng.
 

 

Nếu bạn nghi ngờ bản thân có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm và muốn tìm sự hỗ trợ trợ chuyên nghiệp từ các chuyên gia tâm lý, bạn có thể tham khảo top dịch vụ tư vấn tâm lý này.

Nói rằng bạn quan tâm họ

Nói với người trầm cảm rằng bạn quan tâm họ
Nói với người trầm cảm rằng bạn quan tâm họ

Với người trầm cảm, 4 chữ “tôi quan tâm bạn” thật sự rất ý nghĩa. Bên cạnh đó, một cái ôm hay một cái nắm tay cũng giúp họ hiểu rằng bạn quan tâm và coi trọng họ nhiều như thế nào. Ban đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy khó xử và không biết nên thể hiện sao cho phù hợp thì hãy cố gắng thể hiện sự quan tâm từ chính lòng chân thành của mình.

Cho thấy bạn luôn ở bên họ

Người trầm cảm thường nghĩ rằng không ai có thể hiểu được những gì họ đang phải chịu đựng, điều này dần khiến họ tự cô lập và thu mình lại với tập thể, cộng đồng. Vì thế nên nếu họ vẫn chưa sẵn sàng để chia sẻ các vấn đề tâm lý với bạn, đừng cố ép họ. Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian cho họ nhiều hơn bằng cách thường xuyên liên lạc hỏi thăm, hẹn gặp giúp đỡ hoặc thậm chí là sắp xếp tham gia một vài hoạt động chung với nhau.

 

Ngoài ra, để nói chuyện với người trầm cảm hiệu quả, bạn cần cho họ biết rằng sự hiện diện của bạn chính là dành cho họ, bạn ở đây là vì họ. Thời gian đầu có thể khá khó khăn, bạn chỉ cần nhẹ nhàng nhắc họ: “Mặc dù mình không thể cảm nhận hết những gì bạn đang trải qua, nhưng mình vẫn luôn ở đây để bạn có thể dựa vào và tìm đến mỗi khi cần”. Thực tế, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với những ai đang phải đối mặt với căn bệnh trầm cảm.

Học cách lắng nghe

Học cách lắng nghe người trầm cảm
Học cách lắng nghe người trầm cảm

Lắng nghe được xem là một trong những cách giao tiếp hiệu quả, giúp người trầm cảm giảm bớt những dồn nén cảm xúc bấy lâu trong lòng, đồng thời mang đến cho họ một môi trường dễ chịu, không còn áp lực hay bất kỳ căng thẳng nào. Đôi lúc điều người trầm cảm muốn không phải là lời khuyên mà chỉ là sự lắng nghe của bạn để họ có thể giải bày tất cả tâm tư của mình.

Nhắc nhở họ rất quan trọng

Những người bị trầm cảm thường có cảm giác vô vọng, trống rỗng về cuộc sống, thậm chí nếu họ rời đi thì cũng không có ai quan tâm họ. Do đó, cách nói chuyện với người trầm cảm bằng lòng chân thành sẽ cho họ biết rằng, bạn và người thân xung quanh vẫn luôn quan tâm và yêu thương họ hết mình, điều này sẽ phần nào giúp họ nhận ra họ có giá trị rất lớn trong cuộc đời này.

Đề nghị giúp đỡ họ

Đề nghị giúp đỡ người bị trầm cảm
Đề nghị giúp đỡ người bị trầm cảm

Người mắc bệnh trầm cảm thường trải qua những khoảng thời gian không tốt đẹp về tinh thần lẫn thể chất. Đây cũng chính là lý do họ có xu hướng miễn cưỡng chấp nhận những lời đề nghị giúp đỡ hoặc tránh né chia sẻ vì sợ trở thành gánh nặng cho người khác. Trong trường hợp này, bạn nên cố gắng cho họ biết rằng việc bạn muốn giúp đỡ xuất phát từ chính sự quan tâm cùng với niềm tin họ cũng sẽ giúp bạn nếu bạn rơi vào tình huống tương tự.

 

Mặc khác, nhiều người trầm cảm thường bối rối và không biết mình thực sự muốn gì. Vậy nên, thay vì hỏi “Mình có thể làm gì để giúp bạn?”, bạn nên chủ động đưa ra các lời đề nghị cụ thể như:

  • Bạn có muốn đi dạo cùng mình không?
  • Bạn có muốn đi mua đồ ăn với mình không?
  • Cuối tuần này mình nấu ăn chung với bạn nhé?
  • Nếu bạn muốn, mình có thể cùng bạn đi gặp bác sĩ.

Công nhận và không phán xét

Công nhận và không phán xét là một cách nói chuyện với người trầm cảm nên được chú trọng nhiều hơn. Ngay cả khi những vấn đề đó chỉ là chuyện nhỏ với bạn, bạn cũng không nên đưa ra bất kỳ góp ý hay sự phán xét nào. Trái lại, hãy thử nói với họ rằng: “Mình rất tiếc khi bạn phải trải qua những điều như vậy và mình thấy được việc này đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn như thế nào”.

Động viên giúp họ củng cố niềm tin

Động viên giúp người bệnh trầm cảm củng cố niềm tin
Động viên giúp người bệnh trầm cảm củng cố niềm tin

Ngoài việc cùng họ chấp nhận rằng bản thân đang bị trầm cảm, bạn cũng có thể trấn an họ bằng cách nói rằng căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị được thông qua việc dùng thuốc và trị liệu tâm lý, đồng thời luôn nhắc nhở họ sẽ sớm trở lại với cuộc sống vui vẻ bình thường như trước.

An ủi họ bằng năng lượng tích cực của bạn

Người trầm cảm thường có cái nhìn tiêu cực về mọi thứ xung quanh, cũng như mất niềm tin vào cuộc sống. Thế nên, khi trò chuyện cùng họ, bạn hãy lan tỏa những năng lượng tích cực của bản thân bằng cách kể cho họ nghe về những điều thú vị trong cuộc sống, qua đó giúp họ nhận thấy niềm vui, sự lạc quan luôn tồn tại bên mình.

 

Ngoài ra, bạn nên tránh kể lể hay khoe khoang về các thành tích của bản thân. Thay vào đó, hãy chọn những mẩu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa, điều này vừa giúp truyền tải năng lượng tích cực vừa thúc đẩy động lực sống và nỗ lực vượt qua trầm cảm ở họ.

Nhấn mạnh rằng họ đã mạnh mẽ và kiên cường

Mặc dù trầm cảm là một căn bệnh, nhưng những người đang đối mặt với bệnh này luôn cảm thấy tất cả là lỗi của bản thân. Thậm chí, họ còn cho rằng tình trạng hiện tại là sự trừng phạt đối với những lỗi lầm mà họ từng mắc phải. Do đó, hãy cố gắng để người trầm cảm biết đây chỉ là tình trạng sức khoẻ tâm lý phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai và không phải là lỗi của họ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhắc nhở họ rằng họ đã mạnh mẽ, kiên cường như thế nào khi sống với bệnh trầm cảm.

Trên đây là 9 cách nói chuyện với người bị trầm cảm hiệu quả, giúp họ cải thiện tình trạng và nhanh chóng vượt qua khó khăn hiện tại. Tuy nhiên, để quá trình điều trị diễn ra tốt nhất, bạn nên tham vấn với các chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm. Họ sẽ hỗ trợ bạn chẩn đoán, đánh giá và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hiện tại, bạn hoàn toàn có thể kết nối nhanh hơn với những chuyên gia này qua app Askany. Hãy trải nghiệm ngay!

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng