Làm sao để giúp người trầm cảm? Top 7 điều nên làm

Làm sao để giúp người trầm cảm? Top 7 điều nên làm

03/10/2024

62

0

Chia sẻ lên Facebook
Làm sao để giúp người trầm cảm? Top 7 điều nên làm

Làm sao để giúp người trầm cảm? Sự phát triển nhanh chóng của xã hội dẫn đến tỷ lệ trầm cảm ngày càng tăng cao. Việc tự thân vượt qua trầm cảm là điều rất khó, vì thế nên sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi đối với họ, bạn chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc, cho họ động lực điều trị bệnh để có thể cải thiện sức khỏe theo chiều hướng tốt nhất. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để cập nhật chính xác những điều nên và không nên làm khi muốn giúp đỡ người bị trầm cảm nhé!

 

Tham khảo thực hiện “Test trầm cảm Beck” để có thể tự đánh giá sơ lược tình hình và mức độ bệnh ngay tại nhà.

Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Trên thực tế, không phải người bị trầm cảm nào cũng có những biểu hiệu giống nhau. Do đó, nếu bạn muốn giúp người bị trầm cảm, bạn cần có sự am hiểu nhất định về căn bệnh này. Những dấu hiệu cụ thể của bệnh trầm cảm bao gồm:

  • Hay buồn phiền hoặc dễ rơi nước mắt hơn người bình thường.
  • Thường tuyệt vọng và bi quan về tương lai.
  • Có cảm giác tội lỗi, trống rỗng hoặc vô giá trị.
  • Ít quan tâm đến việc dành thời gian bên người khác, cũng như ít giao tiếp hơn bình thường.
  • Khó chịu và cáu kỉnh bất thường.
  • Thiếu năng lượng, bơ phờ, di chuyển chậm chạp.
  • Ít chú ý đến ngoại hình và thường bỏ qua các nhu cầu chăm sóc bản thân cơ bản như, chẳng hạn như tắm hoặc đánh răng.
  • Khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Không còn hứng thú với các hoạt động và sở thích thông thường.
  • Hay quên hoặc khó tập trung làm một việc nào đó.
  • Ăn nhiều hoặc ít hơn so với bình thường.
  • Từng suy nghĩ đến cái chết hoặc tự sát.

7 điều nên làm để giúp người trầm cảm

Khi người thân của bạn được chẩn đoán trầm cảm, sau đây là 7 lời khuyên để bạn trở thành nguồn động viên và hỗ trợ họ vượt qua căn bệnh này:

Tự tìm hiểu về bệnh trầm cảm

Tự tìm hiểu về bệnh trầm cảm
Tự tìm hiểu về bệnh trầm cảm

Cách tốt nhất để giúp đỡ người trầm cảm là chính bạn cũng phải có những kiến thức, sự hiểu biết nhất định về tình trạng này. Hãy tự tìm hiểu các triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị trầm cảm. Mặc dù mỗi người sẽ trải qua trầm cảm theo nhiều cách khác nhau, nhưng việc quen thuộc với các triệu chứng hay thuật ngữ liên quan sẽ hỗ trợ bạn trò chuyện sâu sắc hơn với họ. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc yêu cầu họ diễn giải và chia sẻ với bạn về bệnh trầm cảm nói chung.

Lắng nghe

Hãy cho người bệnh biết rằng họ không cô đơn, bạn sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ khi họ cần. Để làm điều này, bạn có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện với những chia sẻ về mối quan tâm của mình và đặt một vài câu hỏi cụ thể. Ví dụ như:

  • Có vẻ gần đây bạn đang gặp khó khăn. Bạn đang nghĩ gì vậy?
  • Lần trước khi chúng ta gặp nhau, bạn có vẻ hơi hụt hẫng. Có điều gì xảy ra mà bạn muốn nói với tôi không?
  • Bạn từng nhắc rằng bạn đang trải qua một số khó khăn trong thời gian gần đây. Bây giờ bạn cảm thấy thế nào rồi?

Bạn cần nhớ rằng, có thể đối phương muốn nói về những gì họ cảm thấy, nhưng chưa chắc họ muốn nghe lời khuyên. Cho nên, hãy cố gắng tương tác với họ bằng cách sử dụng các kỹ thuật lắng nghe tích cực như sau:

  • Chỉ nên đặt câu hỏi để có thêm thông tin thay vì thể hiện bạn hiểu ý họ.
  • Đưa ra những phản hồi xác thực cảm xúc của họ. Bạn có thể nói “Điều đó thực sự khó khăn, tôi cũng buồn khi nghe vậy”.
  • Thể hiện sự đồng cảm và quan tâm họ bằng ngôn ngữ cơ thể.
  • Đối phương có thể không muốn chia sẻ trong lần đầu tiên bạn hỏi, vì vậy hãy nói với họ rằng bạn vẫn luôn quan tâm.
  • Đặt những câu hỏi mở, không thúc ép và bày tỏ mối quan tâm của bạn đối với cảm xúc của họ.
  • Cố gắng trò chuyện trực tiếp với người bệnh bất cứ khi nào có thể.

Giúp họ tìm kiếm các nguồn hỗ trợ

Giúp người trầm cảm tìm kiếm các nguồn hỗ trợ
Giúp người trầm cảm tìm kiếm các nguồn hỗ trợ

Một vài người có thể không biết mình đang mắc chứng trầm cảm hoặc không biết làm thế nào để tìm kiếm sự hỗ trợ. Ngay cả khi họ đã biết được nguồn tư vấn hữu ích, nhưng việc chủ động liên hệ với nhà trị liệu lại không hề dễ dàng, có thể vướng phải nhiều rào cản.

 

Khi đó, bạn hãy đề nghị và cùng đối phương xem xét những đơn vị trị liệu tiềm năng. Bạn cũng có thể giúp họ liệt kê những điều cần hỏi và chia sẻ với bác sĩ trong lần trị liệu đầu tiêu. Trường hợp người bệnh lưỡng lự về cuộc hẹn với bác sĩ, đừng chần chừ mà hãy khuyến khích họ hành động đặt lịch hẹn để kịp thời cải thiện tình trạng.

Động viên và hỗ trợ họ trị liệu

Về cơ bản, việc trị liệu trầm cảm có thể bị gián đoạn bất cứ khi nào. Người bệnh có thể kiệt quệ năng lượng và gia tăng mong muốn tự cô lập. Vì thế nên, nếu nhận thấy đối phương đang có xu hướng khép kín và tránh né các cuộc trị liệu, bạn hãy thử động viên bằng cách nói: “Sau đợt trị liệu trước, bạn đã nói rằng nó rất hiệu quả và bạn cũng cảm thấy tốt hơn nhiều. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu các buổi trị liệu tiếp theo cũng hữu ích?”.

 

Ngoài ra, nếu đối phương muốn ngừng sử dụng thuốc do các tác dụng phụ khó chịu, bạn có thể khuyến khích họ trao đổi với bác sĩ chuyển sang một loại thuốc chống trầm cảm khác hoặc cân nhắc ngừng uống thuốc (nếu cần). Lưu ý rằng, việc ngừng thuốc chống trầm cảm đột ngột mà không có sự giám sát của bác sĩ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, hãy luôn trao đổi với bác sĩ trước khi ngừng thuốc để đảm bảo tránh được các biến chứng về sức khỏe.

Đề nghị giúp đỡ họ các công việc hàng ngày

Đề nghị giúp đỡ người bị trầm cảm làm các công việc hàng ngày
Đề nghị giúp đỡ người bị trầm cảm làm các công việc hàng ngày

Với những bất ổn trong cảm xúc và tâm lý, việc duy trì các công việc hàng ngày có thể trở nên quá tải với người bệnh trầm cảm. Chính vì vậy, bạn có thể chủ động đề nghị giúp đỡ họ bằng cách hỏi “Hôm nay bạn cần tôi giúp điều gì không?”. Hay khi bạn thấy tủ lạnh của họ trống, hãy nói “ Tôi thấy tủ lạnh bạn hết đồ ăn rồi, bạn muốn mua gì, tôi đi mua giúp bạn nhé?” hoặc “Chúng ta đi siêu thị mua đồ nấu ăn cùng nhau nhé”.

 

Ngoài ra, trong lúc đối phương làm việc nhà như rửa chén, giặt đồ, lau nhà,...., bạn hãy bật một vài bản nhạc và cùng họ xử lý các công việc, điều này sẽ giúp tăng sự kết nối giữa cả hai hơn rất nhiều.

Kiên nhẫn

Trầm cảm là một căn bệnh hoàn toàn có thể điều trị, tuy nhiên nó sẽ là một chặng đường dài. Người bệnh phải thử nhiều phương pháp trị liệu hoặc nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau trước khi tìm ra điều phụ hợp cho bản thân. Kể cả khi quá trình điều trị đã được đánh giá là thành công thì cũng chưa chắc bệnh sẽ được chữa khỏi và có thể tái phát bất cứ lúc nào.

 

Lúc đó, bạn cần tránh để người bệnh hiểu sai những ngày tốt lành là những ngày họ đã khỏi bệnh. Đồng thời, bạn cũng đừng tỏ ra nản chí và biểu hiện bệnh nhân sẽ không bao giờ khỏi bệnh trong những ngày họ cảm thấy tồi tệ.

Giữ liên lạc

Hãy cho đối phương biết rằng bạn vẫn luôn quan tâm đến họ cho dù bạn không thể dành nhiều thời gian cho họ. Khi muốn giúp người trầm cảm, bạn nên thường xuyên duy trì nhắn tin, gọi điện thăm hỏi, điều này sẽ không làm họ cảm thấy cô đơn. Chỉ bằng việc gửi một tin nhắn nhanh với nội dung “Tôi vừa nghĩ đến bạn, tôi rất quan tâm đến bạn” cũng rất hữu ích.

Những điều nên tránh khi giúp người trầm cảm

Bên cạnh những việc nên làm để giúp người trầm cảm, bạn cũng cần lưu ý tránh một vài điều sau:

Không để bản thân cuốn vào tiêu cực

Tránh để bản thân cuốn vào tiêu cực khi giúp người trầm cảm
Tránh để bản thân cuốn vào tiêu cực khi giúp người trầm cảm

Khi trò chuyện với người trầm cảm, bạn có thể sẽ hứng chịu những lời đả kích vô cớ trong lúc họ tức giận. Lúc này, bạn cần giữ vững tinh thần, đừng để bản thân mình bị cuốn theo những điều tiêu cực đó. Thêm nữa, đôi khi bạn cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi nếu cảm thấy kiệt sức khi ở bên bệnh nhân trầm cảm quá lâu. Đặc biệt, nếu cần thêm sự hỗ trợ, hãy mạnh dạn lên tiếng.

Không cố gắng điều chỉnh bệnh nhân

Trầm cảm là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần, đòi hỏi sự điều trị chuyên nghiệp. Có thể sẽ khó hiểu được cảm giác trầm cảm chính xác là như thế nào nếu bạn chưa bao giờ trải nghiệm nó. Tuy nhiên, bệnh này vẫn sẽ cải thiện được theo thời gian nếu áp dụng đúng phương pháp. Cho nên, điều tốt nhất mà bạn nên làm là chấp nhận tình trạng của người bệnh, để họ sống với cảm xúc của mình và nhẹ nhàng xử lý mọi việc bằng cách trị liệu phù hợp.

Tránh đưa ra lời khuyên

Tránh đưa ra lời khuyên với người trầm cảm
Tránh đưa ra lời khuyên với người trầm cảm

Mặc dù việc thay đổi lối sống sẽ cải thiện phần nào triệu chứng bệnh trầm cảm. Song, nếu người bệnh đang ở giữa các giai đoạn trầm cảm thì thật khó để áp dụng những thay đổi đó. Hơn nữa, khi giúp người trầm cảm, bạn có thể muốn đưa ra những lời khuyên tốt, nhưng có nhiều khả năng họ sẽ không muốn nghe. Trong trường hợp này, hãy chủ động đề xuất cùng họ làm một việc gì đó, chẳng hạn như đi dạo hay nấu một bữa ăn với những thực phẩm tốt cho sức khỏe tinh thần.

Tránh so sánh bệnh nhân với người khác

Khi đối phương tâm sự với bạn về căn bệnh trầm cảm của họ, có thể bạn sẽ muốn nói những điều thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm như “Tôi hiểu mà, tôi cũng từng như vậy”, nhưng nếu bạn chưa bao giờ đối mặt với chứng trầm cảm thì điều này rất có thể làm suy giảm cảm xúc ở họ.

 

Trầm cảm không chỉ đơn thuần như một nỗi buồn, lo lắng thoáng qua. Trái lại, nó sẽ kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm trạng, các mối quan hệ, công việc hoặc tất cả các khía cạnh khác trong cuộc sống.

 

Do vậy, việc so sánh những gì người bệnh đang trải qua với những vấn đề của người khác hay nói những câu như “Mọi thứ còn có thể tệ hơn” thực sự không hữu ích. Thay vào đó, bạn hãy nói “Tôi không thể tưởng tượng được việc này khó khăn như thế nào” hoặc “Tôi biết tôi không thể làm bạn cảm thấy tốt hơn, nhưng hãy nhớ rằng bạn không cô đơn”. 

Bài viết trên đây đã đưa ra những lời khuyên làm sao để giúp người trầm cảm cụ thể. Hy vọng với các thông tin này, bạn có thể trở thành một chỗ dựa vững chắc cho người thân và bạn bè của mình nếu họ đang phải đối mặt với những khó khăn do trầm cảm gây ra. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm nơi tư vấn trị liệu tâm lý uy tín, chất lượng, đừng bỏ qua cơ hội liên hệ với các chuyên gia tâm lý dày dặn kinh nghiệm tại Askany nhé. Họ sẽ chẩn đoán chính xác để đưa ra lộ trình điều trị phù hợp nhất.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng