7 mẫu giấy phép xây dựng thường được sử dụng nhất hiện nay

7 mẫu giấy phép xây dựng thường được sử dụng nhất hiện nay
Hoàng Trúc

03/02/2023

318

0

Chia sẻ lên Facebook
7 mẫu giấy phép xây dựng thường được sử dụng nhất hiện nay

Bạn đã biết các mẫu giấy phép xây dựng mới nhất hiện nay chưa? Hãy cùng tìm hiểu đâu là những loại giấy phép thông dụng nhất được cấp trong lĩnh vực xây dựng và những thông tin cần phải có trong giấy phép. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các mẫu sau:

  • Giấy phép xây dựng lần đầu dành cho nhà ở 
  • Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo nhà ở
  • Giấy phép di dời công trình.
  • Giấy phép xây dựng được cấp cho các công trình dự án.
  • Giấy phép xây dựng có thời hạn dành cho nhà ở riêng lẻ.
  • Giấy phép xây dựng cấp cho các cho công trình ngầm.
  • Giấy phép theo giai đoạn

Có những loại giấy phép xây dựng rất khó xin nếu bạn không nắm rõ quy định về giấy tờ. Do đó, trước khi xin thì bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của một chuyên gia trong ngành để có sự chuẩn bị tốt nhất. Ứng dụng Askany sẽ giúp bạn kết nối với chuyên gia là cựu thanh tra xây dựng với hơn 10 năm kinh nghiệm. Chỉ cần khoảng 15-30 phút trao đổi, anh sẽ chỉ cho bạn hướng đi tốt nhất, tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền bạc. Bạn có thể liên hệ ngay tại đây để đặt lịch hẹn tư vấn với mức chi phí tốt nhất.

Mẫu giấy phép xây dựng mới sử dụng cho nhà ở 

Đây là loại giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư, cá nhân hay hộ gia đình, được phép xây dựng mới nhà ở lần đầu. Trong giấy này sẽ bao gồm các thông tin như sau:

  • Các thông tin cơ bản của ngôi nhà như địa chỉ, tên chủ nhà/chủ đầu tư.
  • Các thông tin về vị trí xây dựng, cốt nền, mật độ xây dựng, diện tích, chiều cao, số tầng,...
  • Trong giấy phép sẽ ghi rõ thời hạn hiệu lực là 12 tháng. Sau thời gian trên nếu bạn vẫn chưa bắt đầu khởi công thì bạn cần phải đi gia hạn giấy phép tại Ủy ban nhân dân quận, huyện. Bạn có thể gia hạn tối đa 2 lần và mỗi lần gia hạn thì sẽ được cấp phép thêm 12 tháng.
  • Khi nhận được giấy phép này thì bạn cần đảm bảo khởi công xây dựng theo đúng quy định, và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xâm phạm vào quyền hợp pháp của các chủ nhà liền kề. Nghĩa là bạn cần phải bồi thường nếu gây ra ảnh hưởng gì cho các nhà bên cạnh.
Mẫu giấy phép xây dựng
Mẫu giấy phép xây dựng mới sử dụng cho nhà ở

Mẫu giấy phép xây dựng được cấp cho dự án

Trong mẫu giấy phép này sẽ có thông tin của chủ dự án, địa chỉ xây dựng, tổng số công trình,... Giấy phép này còn ghi nhận số công trình đã khởi công hay chưa khởi công. Giấy phép này cũng có thời gian hiệu lực là 12 tháng.

Mẫu giấy phép xây dựng
Mẫu giấy phép xây dựng được cấp cho dự án

Mẫu giấy phép được cấp để di dời công trình, nhà ở

Khi được cấp mẫu giấy phép xây dựng này thì bạn có thể di dời công trình tới một địa điểm khác. Trong giấy phép này sẽ thể hiện địa điểm, quy mô của công trình cũ, địa điểm mới, cũng như thông tin về lô đất nền di dời tới, cốt nền công trình, chỉ giới xây dựng,... Thời hạn để di dời được ghi rõ trên giấy phép. Nếu quá thời hạn kể trên thì bạn cần phải đi gia hạn.

Mẫu giấy phép xây dựng
Mẫu giấy phép xây dựng cấp để di dời công trình, nhà ở

Mẫu giấy phép áp dụng cho sửa chữa, cải tạo nhà ở

Trong mẫu giấy phép này có có đầy đủ các chi tiết về công trình được cải tạo, sửa chữa như sau:

  • Hiện trạng công trình cũ: lô đất nào, diện tích bao nhiêu, chiều cao, số tầng.
  • Nội dung được phép cải tạo sửa chữa bao gồm những gì.
  • Bạn cần phải bắt đầu sửa chữa, cải tạo công trình trong vòng 12 tháng kể từ khi có giấy.
Mẫu giấy phép xây dựng
Mẫu giấy phép xây dựng để sửa chữa, cải tạo nhà ở

Mẫu giấy phép xây dựng có thời hạn dành cho nhà ở riêng lẻ

Đây là loại giấy phép xây dựng tạm thời. Nội dung của giấy phép xây dựng này sẽ tương tự với xây phép xây dựng nhà ở, nhưng khác ở chỗ là công trình chỉ được sử dụng, tồn tại đến một mốc thời gian cụ thể. Lý do là vì nhà được xây trên khu đất nằm trong dự án quy hoạch nhưng Nhà nước chưa tiến hành thu hồi. Đến thời hạn thì chủ công trình cần tự dỡ bỏ nhà theo quy định. 

Mẫu giấy phép xây dựng
Mẫu giấy phép xây dựng có thời hạn dành cho nhà ở riêng lẻ

Mẫu giấy phép xây dựng dành cho các công trình ngầm

Giấy phép này có hiệu lực 12 tháng, áp dụng cho các công trình ngầm trong đô thị. Trước khi khởi công xây dựng thì chủ đầu tư cần có văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép biết.

Mẫu giấy phép xây dựng
Mẫu giấy phép xây dựng dành cho các công trình ngầm

Mẫu giấy phép theo giai đoạn

Mẫu giấy phép này được cấp theo từng giai đoạn thực hiện của công trình, từng phần của công trình hoặc dự án. Chủ đầu tư cần thực hiện khởi công trong vòng 12 tháng kể từ khi được cấp phép, và phải thông báo khởi công cho cơ quan có thẩm quyền bằng văn bản. 

Mẫu giấy phép xây dựng
Mẫu giấy phép xây dựng theo giai đoạn

 

Kết luận

Trên đây là 7 mẫu giấy phép xây dựng được ban hành theo quy định mới nhất được ban hành bởi Chính phủ. Mỗi địa phương, quận huyện sẽ có sự khác nhau trong quy trình thực hiện. Tại Askany chúng tôi có mối liên hệ với cựu thanh tra xây dựng, anh sẽ tư vấn cách xin giấy phép xây dựng theo từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra anh cũng có thể hỗ trợ kiểm tra quy hoạch đất đai, hay check uy tín của công ty làm dịch vụ mà bạn muốn thuê, hoặc giới thiệu bạn đến đúng người để quá trình xin giấy phép diễn ra được suôn sẻ. Hãy liên hệ với anh ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp 1:1.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng