Ngành kiến trúc đô thị: Hiểu tường tận về ngành học mới 2024

Ngành kiến trúc đô thị: Hiểu tường tận về ngành học mới 2024

20/06/2023

888

0

Chia sẻ lên Facebook
Ngành kiến trúc đô thị: Hiểu tường tận về ngành học mới 2024

Bạn có biết ngành Kiến trúc đô thị là gì không? Đây là một ngành học hoàn toàn mới, kết hợp nhiều lĩnh vực khác nhau như: Quy hoạch về kiến trúc đô thị, sử dụng đất đai, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,... Nếu phụ huynh và học sinh muốn tìm rõ hơn về ngành học mới và tiềm năng này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Topchuyengia. Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn toàn bộ thắc mắc từ khái niệm, điểm chuẩn cho đến mức lương sau khi tốt nghiệp.

 

Tuy nhiên, để có được cái nhìn chân thực về ngành kiến trúc đô thị, bạn nên nghe thêm thông tin từ những người đã từng trải qua quá trình học tập và làm việc trong ngành này. Hãy kết nối với những chuyên gia hoặc cựu sinh viên ngành Kiến trúc đô thị trên ứng dụng Askany để có câu trả lời khách quan nhất.

 

Ngành Kiến trúc đô thị là gì, đào tạo gì?

Ngành kiến trúc đô thị là ngành học tổng hợp, bao gồm các kiến thức và kỹ năng về:

  • Lý thuyết và phương pháp quy hoạch và thiết kế đô thị, bao gồm các khía cạnh kiến trúc, cảnh quan, giao thông, hạ tầng, kinh tế, xã hội và môi trường.
  • Công nghệ và ứng dụng trong quy hoạch và thiết kế đô thị, bao gồm như VR, AR, 3D Printing, mô phỏng đô thị, trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật.
  • Pháp luật và chính sách liên quan đến quản lý, phát triển và bảo vệ đô thị.
  • Nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tế của đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
ngành kiến trúc đô thị
Sinh viên cần có khả năng tư duy sáng tạo, tổng hợp và phản biện

Để theo học ngành kiến trúc đô thị, sinh viên cần có khả năng tư duy sáng tạo, tổng hợp và phản biện. Họ phải trình bày ý tưởng hoặc kết quả nghiên cứu bằng các biểu đồ, bản đồ chuyên đề hoặc mô hình kiến trúc. Ngoài ra, sinh viên cũng cần thành thạo tiếng Anh và công nghệ thông tin để sử dụng trong quá trình học tập và làm việc.

 

Sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc đô thị, bạn có thể làm việc tại các đơn vị công, tư, quốc tế hoặc phi chính phủ trong các lĩnh vực quy hoạch và thiết kế đô thị, quản lý và phát triển đô thị, nghiên cứu và giảng dạy về các lĩnh vực liên quan đến kiến trúc và thiết kế đô thị.

THAM KHẢO CÁC NGÀNH LIÊN QUAN KHÁC:

Lý do vì sao nên chọn ngành Kiến trúc đô thị?

Ngành kiến trúc đô thị
Nhu cầu thị trường ngày càng tăng, đòi hỏi nguồn nhân lực lớn

Lý do bạn nên chọn ngành kiến trúc đô thị có thể bao gồm:

  • Nhu cầu thị trường: Ngành kiến trúc đô thị là một ngành học mới, nhưng cũng là một ngành học có nhu cầu cao trong thời đại hiện nay. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, vào năm 2050, dân số đô thị sẽ chiếm 68% dân số thế giới, tăng từ 55% hiện nay. Điều này đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho việc quy hoạch và thiết kế đô thị, nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người dân, đồng thời bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Ngoài ra, xu hướng thiết kế xanh hay thiết kế bền vững cũng đang ngày càng được ưa chuộng và tạo ra nhiều việc làm cho các kiến trúc sư có khả năng áp dụng các công nghệ và ứng dụng trong quy hoạch và thiết kế đô thị.
  • Mức lương: Ngành kiến trúc đô thị là một ngành học có mức lương khá cao so với các ngành nghề khác. Theo Joboko, mức lương trung bình của kiến trúc sư là 15 – 20 triệu đồng trên tháng. Đối với sinh viên tập sự hoặc mới ra trường mức lương dao động từ 4 – 6 triệu/tháng. Khi có 1-2 năm kinh nghiệm là từ 10 – 15 triệu đồng/tháng, cao nhất là 35 triệu đồng/tháng. Mức lương của kiến trúc sư cũng phụ thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm, kỹ năng và môi trường làm việc.
  • Cơ hội việc làm: Ngành kiến trúc đô thị là một ngành học có cơ hội việc làm rộng mở và đa dạng. Sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc đô thị, bạn có thể làm việc tại các đơn vị công, tư, quốc tế hoặc phi chính phủ trong các lĩnh vực quy hoạch và thiết kế đô thị, quản lý và phát triển đô thị, nghiên cứu và giảng dạy về các lĩnh vực liên quan đến kiến trúc và thiết kế đô thị. Bạn cũng có thể tự do sáng tạo và phát triển các dự án cá nhân hoặc hợp tác với các bên liên quan.

Tố chất nào phù hợp để học ngành Kiến trúc đô thị?

ngành đô thị học
Nhất định phải có năng khiếu vẽ

Ngành Kiến trúc đô thị yêu cầu sinh viên có một số tố chất như sau:

  • Tư duy sáng tạo, tổng hợp và phản biện: Bạn cần tạo ra các giải pháp thiết kế độc đáo, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của người dân. Đồng thời, tổng hợp và các kiến thức, kỹ năng và công nghệ trong lĩnh vực quy hoạch và thiết kế đô thị. Bạn cũng cần có khả năng phản biện các ý kiến, đề xuất và bản vẽ của bản thân và người khác để cải thiện chất lượng công việc.
  • Có năng khiếu vẽ: Đây là một kỹ năng cơ bản và quan trọng của ngành kiến trúc đô thị, giúp bạn diễn đạt và thể hiện các ý tưởng thiết kế của mình một cách rõ ràng và sinh động. Bạn có thể vẽ bằng tay hoặc sử dụng các phần mềm máy tính để tạo ra các bản vẽ sơ bộ, phối cảnh 3D hoặc mô hình kiến trúc.
  • Đam mê nghệ thuật, thích tìm tòi, học hỏi và nỗ lực vươn lên: Ngành kiến trúc đô thị không chỉ đòi hỏi bạn có khả năng vẽ, mà còn yêu cầu bạn có sự sáng tạo, tinh tế và nhạy cảm với nghệ thuật. Bạn cũng cần có sự ham học hỏi, tìm tòi và nỗ lực vươn lên để cập nhật các kiến thức, kỹ năng và công nghệ mới trong lĩnh vực quy hoạch và thiết kế đô thị.
  • Có năng khiếu với các môn tự nhiên: Ngành kiến trúc đô thị không chỉ liên quan đến mặt thẩm mỹ, mà còn liên quan đến các môn tự nhiên như toán, lý, hóa. Bạn cần có khả năng tính toán, phân tích và áp dụng các nguyên lý khoa học vào thiết kế, để đảm bảo công trình không chỉ đẹp mà còn an toàn, bền vững và hiệu quả.
  • Chịu được áp lực công việc và có kỹ năng làm việc nhóm: Ngành kiến trúc đô thị là một ngành học có áp lực công việc cao, do bạn phải làm việc với các dự án có quy mô lớn, thời gian eo hẹp và yêu cầu chất lượng cao. Bạn cũng phải làm việc với nhiều bên liên quan như khách hàng, chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước… Bạn cần có khả năng chịu đựng, linh hoạt và hợp tác để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Kiến trúc đô thị thi khối nào?

ngành kiến trúc đô thị
Khối thi ngành kiến trúc đô thị vô cùng đa dạng

Mã ngành kiến trúc đô thị: 7580104

Dưới đây là các khối ngành thường được xét tuyển vào ngành đô thị học:

  • Khối A01: Bao gồm môn Toán, Anh và Lý.
  • Khối C00: Bao gồm môn Văn, Địa và Sử.
  • Khối D01: Bao gồm môn Văn, Toán và Anh.
  • Khối D14: Bao gồm môn Anh, Văn và Sử.

Điểm chuẩn ngành Kiến trúc đô thị năm 2023 là bao nhiêu?

  • Điểm chuẩn ngành Kiến trúc đô thị theo hình thức xét điểm thi Tốt nghiệp THPT: từ 14-24.5 điểm
  • Điểm chuẩn ngành Kiến trúc đô thị theo hình thức xét điểm thi Đánh giá năng lực: 650 điểm

Chương trình học của ngành Kiến trúc đô thị có môn gì?

Mỗi trường đại học khác nhau có thể có chương trình đào tạo khác nhau, bạn có thể tham khảo một số môn học của ngành Kiến trúc đô thị tại trường Đại học Kinh tế TPHCM như sau:

Kiến thức giáo dục đại cương (30 tín chỉ)

Bao gồm các môn học như: Tiếng Anh 1,2,3,4, Triết học Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Toán ứng dụng cho thiết kế,...

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (82 tín chỉ)

Kiến thức cơ sở ngành

  • Đồ án cơ bản 1
  • Đồ án cơ bản 2
  • Đồ án cơ bản 3

Kiến thức chuyên ngành bắt buộc

Nguyên lý thiết kế kiến trúc

  • Tham quan đô thị
  • Lịch sử kiến trúc và đô thị
  • Cấu tạo công trình
  • Vật liệu kiến trúc thông minh
  • Vật lý kiến trúc
  • Thiết kế đô thị thông minh
  • Quy hoạch đô thị
  • Thiết kế cảnh quan thông minh
  • Đồ án kiến trúc 1
  • Đồ án kiến trúc 2
  • Đồ án kiến trúc và đô thị thông minh
  • Đồ án đô thị thông minh
  • Đồ án cảnh quan thông minh: Thiết kế cảnh quan có khả năng tự phục

 

Kiến thức chuyên ngành tự chọn

Chuyên ngành 1: Thiết kế đồ thị thông minh

  • Kinh tế vùng và đô thị
  • Kinh tế đô thị mới và Marketing thành phố

 

Chuyên ngành 2: Seminar

  • Seminar: Kiến tạo nơi chốn thông minh
  • Seminar: Tư duy thiết kế
  • Seminar: Tư duy doanh nhân và khởi nghiệp
  • Seminar: Công nghệ và đô thị thông minh

 

Chuyên ngành 3: Lý thuyết đô thị thông minh

  • Xã hội học: Phương pháp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng Thành phố và cộng đồng bền vững
  • Quản lý cơ sở hạ tầng đô thị có khả năng tự phục hồi
  • Mô hình thông tin xây dựng
  • Tiếp cận bền vững và Di chuyển thông minh
  • Quản lý và bảo tồn di sản văn hóa
  • Chính sách đô thị
  • Thiết kế môi trường thông minh Mapping thành phố
  • Hệ thống thông tin địa lý trong quy hoạch và quản lý đô thị
  • Đo lường sự thông minh và bền vững của đô thị

Thực tập và tốt nghiệp: 13 tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 125 tín chỉ

 

Để biết thêm thông tin về chương trình đào tạo của một số trường đại học khác, hãy liên hệ với các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp hoặc cựu sinh viên tại các trường đại học hàng đầu trên ứng dụng Askany.

Mức lương tốt nghiệp ngành Kiến trúc đô thị là bao nhiêu?

Ngành đô thị học có tính cạnh tranh thấp, tuy nhiên yêu cầu công việc lại rất cao do liên quan trực tiếp đến sự phát triển của đất nước. Vì vậy, mức thu nhập trong lĩnh vực này khá cao. Dưới đây là một số mức lương tham khảo cho các vị trí liên quan:

  • Chuyên viên quản lý đô thị: Khoảng 18 triệu đồng.
  • Chuyên viên thiết kế đô thị, hạ tầng, cảnh quan: Khoảng 25 triệu đồng.
  • Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học: Khoảng 15 triệu đồng.
  • Chuyên viên phát triển đô thị: Khoảng 15 triệu đồng.

Mặc dù việc học ngành đô thị còn hạn chế do số trường đào tạo ít và yêu cầu công việc khó khăn, nhưng vẫn là một ngành mà các bạn trẻ có thể xem xét, vì mức độ cạnh tranh ở mức tương đối. Ngành này giúp các bạn nghiên cứu và nâng cao kiến thức, kỹ năng trong các lĩnh vực đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Các trường đào tạo ngành Kiến trúc đô thị uy tín hiện nay

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Kiến trúc đô thị uy tín hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

 

Miền Bắc

  • Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
  • Đại Học Xây Dựng Hà Nội

Miền Trung

  • Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng
  • Đại học Khoa học - Đại học Huế

Miền Nam

  • Đại Học Kinh Tế TPHCM
  • Trường Đại học Kiến trúc TPHCM
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Bách khoa TP. HCM
  • Đại học Công nghệ TP. HCM (HUTECH)
  • Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng TP.HCM
  • Trường Đại học Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản (VIJ)
  • Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam

Xem thêm:

 

Bài viết trên đã thông tin đến bạn chi tiết về ngành Kiến trúc đô thị. Nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào trong quá trình chọn ngành, chọn trường Đại học,... Hãy liên hệ với các chuyên gia hoặc cựu sinh viên của Askany ngay hộm nay để được định hướng và tư vấn 1:1 chính xác nhất.

Ái My là một tác giả lớn của Topchuyengia. Với nhiều năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung về định hướng nghề nghiệp cho các học sinh, sinh viên. Sở hữu nhiều kỹ năng về dạy học và hướng nghiệp cho các bạn trẻ, cô đã tham gia cộng tác cùng Topchuyengia trong công tác đào tạo và bài viết để mang lại nhiều kiến thức chuyên môn hơn đến người đọc.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng