Người trầm cảm có tự khỏi được không? 5 Cách cải thiện nên biết

Người trầm cảm có tự khỏi được không? 5 Cách cải thiện nên biết

10/10/2024

42

0

Chia sẻ lên Facebook
Người trầm cảm có tự khỏi được không? 5 Cách cải thiện nên biết

Người trầm cảm có tự khỏi được không? Câu trả lời là “có” nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trầm cảm vốn được biết là một hội chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng và việc điều trị bệnh này khỏi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ, nguyên nhân, triệu chứng,.... Trong bài viết này, Topchuyengia sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề trầm cảm có thể tự chữa khỏi không, cũng như các cách cải thiện bệnh này hiệu quả nhất.

 

Nếu bạn quan tâm đến sức khoẻ tâm lý, cũng như nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu trầm cảm, thì hãy thử thực hiện bài test trầm cảm tại https://askany.com/bai-test-danh-gia-tram-cam-beck để có thể đánh giá chính xác hơn.

Người trầm cảm có tự khỏi được không?

Người trầm cảm có tự khỏi được không?
Người trầm cảm có tự khỏi được không?

Người trầm cảm có tự khỏi được không sẽ tùy thuộc vào mức độ, cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm. Về cơ bản, một giai đoạn trầm cảm theo diễn tiến tự nhiên có thể tự phục hồi sau 9 - 13 tháng. Đặc biệt, trường hợp người bị trầm cảm nhẹ cũng có thể tự khỏi với sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý và đôi khi không cần dùng đến thuốc.

 

Ngược lại, nếu bệnh nhân không sử dụng bất kỳ phương pháp nào hoặc không có ý muốn điều trị trầm cảm, các triệu chứng có thể kéo dài và khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, lâu dần dẫn đến việc điều trị khó đáp ứng, thời gian mắc rối loạn và uống thuốc sẽ bị kéo dài làm ảnh hưởng đến một số bệnh khác trên cơ thể như dạ dày, huyết áp, tiêu hoá,....

Tại sao nên điều trị trầm cảm sớm?

Việc không phát hiện và điều trị trầm cảm kịp thời có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Khó tập trung: Người bệnh trầm cảm có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt, học tập và làm việc. Đặc biệt, họ còn có khả năng cao mắc Alzheimer sớm.
  • Mất ngủ, đau đầu: Trầm cảm gắn liền với sự mệt mỏi và căng thẳng, cho nên người bệnh sẽ cảm thấy đau nửa đầu một cách dữ dội và khiến giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.
  • Lạm dụng chất gây nghiện: Do mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, người bệnh trầm cảm thường có xu hướng sử dụng các chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá,... để tìm thấy sự thoải mái và hưng phấn. Tuy nhiên, việc sử dụng những chất này sẽ làm quá trình điều trị bị cản trở, đồng thời tình trạng bệnh cũng trầm trọng hơn.
  • Tự làm hại cơ thể: Khi trầm cảm ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh thường có suy nghĩ tự làm hại mình. Trong một số trường hợp tồi tệ, họ còn muốn giải thoát cho bản thân bằng cách tự tử.

Bệnh trầm cảm có hết hẳn không?

Thực tế, nếu bạn bị trầm cảm nhẹ, tình trạng này có thể tự biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, đôi khi nó sẽ trở nên tồi tệ hơn khi không có biện pháp can thiệp nào. Đây cũng chính là lý do rất nhiều trường hợp trầm cảm nhẹ chuyển thành trầm cảm nặng.

 

Vậy nên, bệnh trầm cảm có hết hẳn hay không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào ý muốn của bạn. Ngay khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm, bạn quyết định đi khám và điều trị thì chắc chắn tỷ lệ chữa khỏi bệnh này sẽ cao hơn rất nhiều.

5 Cách cải thiện bệnh trầm cảm hiệu quả

Nhìn chung, trầm cảm là do cảm xúc lo âu, căng thẳng và mệt mỏi kéo dài gây nên. Do đó, để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên chú trọng hơn vào việc thay đổi cách sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học.

Ngủ đủ giấc

Cải thiện bệnh trầm cảm bằng cách ngủ đủ giấc
Cải thiện bệnh trầm cảm bằng cách ngủ đủ giấc

Hơn 80% người bệnh trầm cảm đều trải qua tình trạng rối loạn giấc ngủ. Để cải thiện trầm cảm, bạn cần chú ý chăm sóc giấc ngủ nhiều hơn. Một số cách có thể áp dụng như sau:

  • Đọc sách trước khi đi ngủ.
  • Tạo không gian ngủ thoải mái với nguồn ánh sáng thích hợp.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại, laptop trước khi ngủ 30 phút.

Cố định và nhất quán giờ ngủ và giờ thức dậy mỗi ngày.

Bên cạnh đó, bạn nên dành thời gian ra ngoài thay vì ở mãi trong nhà cả ngày. Bởi ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ và nhịp độ sinh học. Theo các nghiên cứu khoa học, việc thiếu ánh nắng mặt trời có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

Bổ sung vitamin D

Vitamin D là một trong những chất dinh dưỡng có khả năng cải thiện bệnh trầm cảm đáng kể. Theo đó, để cơ thể tiếp nhận đủ vitamin D ngăn ngừa các triệu chứng trầm cảm, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm như cá hồi, lòng đỏ trứng, sữa tươi, nấm, phô mai,.... trong bữa ăn của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiếp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Giảm cafein

Cải thiện bệnh trầm cảm bằng cách giảm cafein
Cải thiện bệnh trầm cảm bằng cách giảm cafein

Hãy hạn chế tiêu thụ các thức uống như cà phê, trà, socola vào buổi chiều và tối, vì hàm lượng cafein cao sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ. Trường hợp bạn là một người nghiện cà phê, bạn nên cắt giảm dần dần thay vì đột ngột. Điều này nhằm tránh xuất hiện cảm giác khó chịu, bồn chồn trong quá trình cai cafein.

Bổ sung omega-3

Một nghiên cứu vào năm 2015 đã chỉ ra rằng các axit béo omega-3 có khả năng cải thiện triệu chứng trầm cảm ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc một vài thực phẩm chức năng có thể hoạt động như thuốc chống trầm cảm tự nhiên, nhưng không có nghĩa chúng hoàn toàn an toàn và phù hợp với tất cả mọi người hoặc không có tác dụng phụ. Do đó, để quá trình điều trị trầm cảm diễn ra tốt nhất, bạn nên chủ động tham vấn với bác sĩ tâm lý trước khi sử dụng.

Tập thể dục

Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai mà còn có thể hỗ trợ cải thiện tâm trạng đáng kể. Mỗi ngày, bạn nên duy trì vận động ít nhất 30 phút để tăng sức đề kháng cơ thể, đồng thời tạo cho mình một lối sống tích cực hơn. Nếu bạn cảm thấy tập thể dục một mình quá khó, bạn có thể tìm thêm một người bạn đồng hành. Sự hỗ trợ từ bạn bè không chỉ giúp bạn có thêm động lực mà còn giúp duy trì các mối quan hệ xã hội.

Như vậy, người trầm cảm có tự khỏi được không hoàn toàn phụ thuộc vào việc người đó có nhận thức được vấn đề bệnh lý của bản thân hay không, có ý muốn điều trị hay không. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn cho quá trình cải thiện sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, nếu bạn cần xin ý kiến từ các chuyên gia tâm lý hàng đầu về việc điều trị bệnh, bạn có thể cân nhắc sử dụng app Askany ngay. Đây là một ứng dụng cho phép bạn kết nối với các chuyên gia dẫn đầu trong lĩnh vực tham vấn tâm lý của nước ta, họ sẽ trực tiếp trao đổi, chẩn đoán và đưa ra một lộ trình điều trị phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của bạn. Hãy trải nghiệm ngay!

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng