Sinh viên trầm cảm: Thực trạng đáng báo động không nên lơ là

Sinh viên trầm cảm: Thực trạng đáng báo động không nên lơ là

04/10/2024

184

0

Chia sẻ lên Facebook
Sinh viên trầm cảm: Thực trạng đáng báo động không nên lơ là

Sinh viên trầm cảm là một trong những thực trạng đáng báo động hiện nay. Sự căng thẳng đi kèm với những áp lực về thành tích, tài chính và các mối quan hệ chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh trầm cảm ở phần lớn sinh viên đại học. Đặc biệt, nếu vấn đề này không được can thiệp kịp thời, có thể sẽ tác động vô cùng tiêu cực đến sức khỏe cũng như đời sống của mỗi sinh viên. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị cụ thể đối với trầm cảm ở sinh viên.

 

Thực hiện Test trầm cảm Beck miễn phí để đánh giá chi tiết hơn về tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn.

Thực trạng sinh viên trầm cảm hiện nay

Thực trạng sinh viên trầm cảm hiện nay
Thực trạng sinh viên trầm cảm hiện nay

Trong những năm gần đây, các vụ tự tử ở thanh thiếu niên đang tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Một vài con số đáng báo động như sau:

  • Mỗi 100 phút có một thanh thiếu niên tự sát.
  • Tử tử là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 ở thanh niên từ 15 - 34 tuổi tại Hoa Kỳ.
  • Khoảng 20% thanh thiếu niên mắc trầm cảm trước khi bước vào tuổi trưởng thành.
  • Có đến 8.3% người trẻ từ 18 - 25 tuổi duy trì những suy nghĩ đầy tính cực đoan trong việc tự tử.

Mặc khác, theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), tại Việt Nam ước tính có ít nhất 3 triệu thanh thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Đáng nói, một bộ phận thanh thiếu niên thường có thói quen lạm dụng rượu, thuốc lá và chất kích thích như một cách giải tỏa cho những rối loạn tâm thần. Điều này không những không cải thiện được sức khoẻ mà còn khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, thậm chí còn có những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Ngoài ra, trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng số người tự tự ở Việt Nam, con số này gấp 2,5 lần so với số người chết vì tai nạn giao thông.

Dấu hiệu trầm cảm ở sinh viên

Các dấu hiệu điển hình nhất của bệnh trầm cảm ở sinh viên bao gồm:

  • Buồn bã và dễ rơi nước mắt hơn bình thường.
  • Lo lắng, bồn chồn, sợ hãi mà không có lý do cụ thể.
  • Thiếu năng lượng sống.
  • Bốc đồng, nóng nảy, dễ bị kích động bởi nhiều yếu tố.
  • Bắt đầu có xu hướng bạo lực.
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Chán ăn hoặc ăn một cách không kiểm soát.
  • Dần xa cách với gia đình, bạn bè.
  • Mất hứng thú với các hoạt động mà bản thân yêu thích trước đó.
  • Cảm giác tội lỗi, tinh thần khó chịu hoặc hay xấu hổ.
  • Trí nhớ giảm sút, gặp khó khăn trong việc tập trung.
  • Sử dụng rượu bia nhiều hơn, thậm chí là tìm đến chất cấm.
  • Nghỉ học thường xuyên, kết quả học tập sa sút.
  • Tự chê trách, chán ghét chính mình.
  • Cảm thấy sợ hãi, bất lực khi phải thay đổi môi trường sinh sống và làm việc.
  • Bắt đầu có các suy nghĩ, nói chuyện hoặc hành động liên quan đến bạo lực, sự tuyệt vọng và cái chết.

Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở sinh viên

Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở sinh viên
Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở sinh viên

Thực tế, chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm ở sinh viên. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra một vài yếu tố có khả năng nhất như sau:

  • Bị so sánh hoặc tự so sánh thành tích học tập với các bạn cùng trang lứa.
  • Lạm dụng rượu bia và chất cấm.
  • Tiền sử gia đình có người bị trầm cảm.
  • Gặp khó khăn trong các mối quan hệ ngang hàng như tình yêu, tình bạn.
  • Mối quan hệ thân thiết bị tan vỡ.
  • Từng bị tấn công, bạo lực hoặc xâm hại tình dục.
  • Gặp khó khăn trong việc nhận biết bản dạng giới và xu hướng tính dục của bản thân.
  • Đối mặt với nhiều căng thẳng trong cuộc sống.
  • Tiếp xúc với những đối tượng có biểu hiện cổ súy cho hành vi tự sát.

Những rủi ro và hậu quả của trầm cảm ở sinh viên

Nếu sinh viên trầm cảm không được điều trị có thể dẫn đến những thay đổi bất thường trong cảm xúc, hành vi và suy nghĩ. Các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến trầm cảm ở thanh thiếu niên có thể kể đến như:

  • Làm suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Xung đột gia đình và gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội.
  • Kết quả học tập đi xuống.
  • Có những hành vi vi phạm pháp luật.
  • Hình thành nên các thói quen tình dục đầy rủi ro.
  • Nỗ lực tự tử.

Nếu bạn đang phải đối mặt với những khó khăn trong tâm lý và chưa biết xử lý như thế nào, Askany sẽ hỗ trợ bạn kết nối 1:1 với các chuyên gia tư vấn tâm lý dày dặn kinh nghiệm. Họ có khăn năng chẩn đoán chính xác và đưa ra những lời khuyên trị liệu có ích nhất.

Cách điều trị trầm cảm ở sinh viên

Giải pháp tốt nhất giúp cải thiện chứng trầm cảm hiệu quả ở sinh viên là phối hợp điều trị bằng thuốc chống trầm cảm và các liệu pháp trao đổi thông tin trực tiếp như liệu pháp tương tác cá nhân và liệu pháp hành vi nhận thức. Thêm nữa, việc thường xuyên luyện tập thể thao, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý cũng góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi chứng trầm cảm ở sinh viên.

 

Thông thường, do lo sợ sự kỳ thị xã hội, sinh viên sẽ trở nên bị động trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị trầm cảm. Chính vì vậy, sự quan tâm, chia sẻ từ gia đình, bạn bè và giảng viên sẽ là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi học sinh sinh viên có biểu hiện hoặc đang tự chịu đựng chứng trầm cảm.

Có thể thấy, thực trạng sinh viên trầm cảm mang đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, nó không chỉ làm suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh mà còn hạn chế những cơ hội để họ có được cuộc sống trọn vẹn khi trưởng thành. Hy vọng, bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề trầm cảm ở sinh viên, đặc biệt là những dấu hiệu cụ thể để có thể nhận biết bản thân, bạn bè và người thân của mình.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng