Thang điểm trầm cảm: Cách đánh giá mức độ trầm cảm chính xác

Thang điểm trầm cảm: Cách đánh giá mức độ trầm cảm chính xác

07/10/2024

220

0

Chia sẻ lên Facebook
Thang điểm trầm cảm: Cách đánh giá mức độ trầm cảm chính xác

Thang điểm trầm cảm được biết đến là công cụ giúp tự đánh giá, đo lường mức độ trầm cảm của một cá nhân cực kỳ hữu ích. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm thì chắc chắn không nên bỏ qua công cụ này. Để biết rõ hơn ý nghĩa của  thang đánh giá trầm cảm là gì, những thang nào được sử dụng rộng rãi hiện nay, cũng như cách xem kết quả chính xác nhất, hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Khi nào nên sử dụng thang điểm trầm cảm?

Khi nào nên sử dụng thang điểm trầm cảm?
Khi nào nên sử dụng thang điểm trầm cảm?

Bạn cần khám sàng lọc và sử dụng thang điểm trầm cảm nếu có những dấu hiệu sau:

  • Mất hứng thú hoặc niềm vui đối với các hoạt động yêu thích thông thường.
  • Cảm thấy buồn hoặc lo lắng trong thời gian dài.
  • Thường có cảm giác tội lỗi, vô dụng hoặc bất lực.
  • Hạ thấp giá trị bản thân, cảm giác vô vọng về tương lai.
  • Rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng sống.
  • Khó tập trung, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định.
  • Cân nặng thay đổi đột ngột.
  • Có suy nghĩ làm tổn thương bản thân, thậm chí là tự sát.

Lưu ý: Việc sử dụng thang điểm trầm cảm chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vẫn nên tìm đến chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán chính xác mức độ trầm cảm dựa trên các dấu hiệu lâm sàng hoặc xét nghiệm đánh giá. Để kết nối nhanh hơn với các chuyên gia tâm lý hàng đầu, bạn hãy truy cập vào ứng dụng Askany.

Ý nghĩa của thang điểm trầm cảm

Thang điểm trầm cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định và đánh giá mức độ trầm cảm cụ thể của một cá nhân. Các giá trị mà công cụ này có thể mang lại như sau:

Phân loại và xác định mức độ trầm cảm

Thang điểm trầm cảm mang ý nghĩa phân loại và xác định mức độ nghiêm trọng
Thang điểm trầm cảm mang ý nghĩa phân loại và xác định mức độ nghiêm trọng

Dựa vào thang điểm trầm cảm, các chuyên gia, bác sĩ tâm lý có thể xác định liệu bệnh nhân có đang bị trầm cảm hay không, đồng thời phân loại được mức độ trầm cảm từ nặng đến nhẹ để đảm bảo người bệnh nhận được sự chăm sóc đúng lúc và kịp thời.

Giúp theo dõi tiến trình điều trị

Thang điểm trầm cảm có thể được sử dụng định kỳ để theo dõi những sự thay đổi trong quá trình điều trị trầm cảm của bệnh nhân. Điều này giúp các bác sĩ, chuyên gia tâm lý điều chỉnh phương pháp trị liệu phù hợp hơn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hỗ trợ công trình nghiên cứu khoa học

Thang điểm trầm cảm có khả năng hỗ trợ các công trình nghiên cứu khoa học
Thang điểm trầm cảm có khả năng hỗ trợ các công trình nghiên cứu khoa học

Ngoài lợi ích phát hiện sớm các dấu hiệu trầm cảm, thang điểm trầm cảm còn cực kỳ hữu ích đối với các công trình nghiên cứu khoa học. Cụ thể, nó có thể các nhà tâm lý học thu thập dữ liệu về mức độ trầm cảm ở từng nhóm đối tượng khác nhau, cũng như đánh giá tác động của các yếu tố lên sức khoẻ tâm lý.

Tăng nhận thức và hiểu biết

Việc sử dụng thang điểm trầm cảm sẽ tạo điều kiện cho người bệnh nhận thức được mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trầm cảm, từ đó khuyến khích họ tìm kiếm sự trọ giúp từ các y bác sĩ có chuyên môn cao.

3 thang điểm trầm cảm phổ biến nhất

Dưới đây là 3 thang điểm trầm cảm được sử dụng phổ biến nhất mà bạn có thể khảo thực hiện:

Thang đánh giá trầm cảm Beck

Beck (Beck Depression Inventory – BDI) là một thang đánh giá trầm cảm gồm 21 mục, giúp đo lường các thái độ và triệu chứng đặc trưng của bệnh. Beck không chỉ được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của trầm cảm mà còn để sàng lọc trầm cảm trong thực hành lâm sàng đối với thanh thiếu niên nói chung và người trưởng thành nói riêng.

 

Beck xuất hiện lần đầu dưới dạng tài liệu tiếng Anh vào năm 1961, sau đó được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau với độ tin cậy cao. Thang điểm này đã trải qua hai lần sửa đổi lớn vào năm 1978 là BDI-IA và năm 1996 là BDI-II.

 

Bạn có thể đăng ký tham gia Test trầm cảm tại đây.

Thang trầm cảm PHQ-9

PHQ-9 là một bảng câu hỏi ngắn của thang đo PHQ gốc, nó không chỉ giúp đánh giá các triệu chứng trầm cảm mà còn có thể giải quyết các mối lo ngại về sức khỏe tâm thần như rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ và nhiều vấn đề khác.

 

Ban đầu, PHQ ra đời từ một công cụ chẩn đoán sức khỏe tâm thần được các chuyên gia tâm lý học sử dụng có tên là PRIME-MD. Đến năm 1999 với sự tài trợ của Pfizer, Inc, Tiến sĩ R.L. Spitzer, J.B.W. Williams và K. Kroenke đã phát minh ra PHQ-9, trong đó số 9 là tham chiến đến 9 câu hỏi đánh giá từng tiêu chí trầm cảm dựa theo Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần.

 

Nhìn chung, việc thực hiện test PQH-9 định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi và đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe tâm thần, từ đó sớm có những phương pháp can thiệp và điều trị kịp thời nhất.

 

Dưới đây là 9 câu hỏi PHQ-9 bạn có thể tham khảo:

 

Thang trầm cảm PHQ-9

 

Lưu ý: Mỗi câu hỏi sẽ được tính điểm từ 0 - 3, trong đó:

  • 0: Không bao giờ
  • 1: Hiếm khi.
  • 2: Thường xuyên.
  • 3: Rất thường xuyên.

Thang trầm cảm DASS 21

Thang trầm cảm DASS-21 là một dạng rút gọn của DASS-42, được thiết kế để đo lường các trạng thái cảm xúc tiêu cực như trầm cảm, căng thẳng và lo lắng. Thang đo này đặc biệt phù hợp với các cơ sở lâm sàng giúp hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi kết quả, cũng như các cơ sở phi lâm sàng với nhiệm vụ sàng lọc sức khỏe tâm thần.

 

Vì được chứng minh là có tính nhất quán nội tại cao, DASS-21 có thể đáp ứng nhu cầu của cả nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng trong việc đo lường trạng thái hiện tại và cả trạng thái thay đổi theo thời gian. Nhìn chung, đây là một công cụ vô cùng hữu ích để theo dõi kết quả thường quy và đánh giá mức độ bệnh cụ thể.

 

Dưới đây là bảng câu hỏi của thang đo trầm cảm DASS-21 bạn có thể tham khảo tự đánh giá:

 

Thang trầm cảm PHQ-9

Thang trầm cảm PHQ-9

 

Bạn có thể thực hiện Test DASS 21 hoàn toàn miễn phí tại đây.

 

Lưu ý: Tương tự như thang đo PHQ-9, mỗi câu hỏi trong DASS-21 sẽ được tính từ 0 - 3, trong đó:

  • 0: Không bao giờ.
  • 1: Hiếm khi.
  • 2: Thường xuyên.
  • 3: Rất thường xuyên.

Kết quả thang điểm trầm cảm

Dưới đây là điểm số tương ứng cho từng mức độ trầm cảm:

  • Trầm cảm nhẹ:
    • Beck: 14 - 19.
    • PHQ-9: 10 – 14.
    • DASS 21: 15 – 18.
  • Trầm cảm vừa:
    • Beck: 20 – 29.
    • PHQ-9: 15 – 19.
    • DASS 21: 19 – 25.
  • Trầm cảm nặng:
    • Beck: >30.
    • PHQ-9: >19.
    • DASS 21: 26 – 33.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn thêm hiểu rõ hơn về thang điểm trầm cảm, cũng như nắm bắt được các thang đo đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu bạn hoặc người thân xuất hiện những triệu chứng của bệnh trầm cảm, chúng tôi khuyến khích bạn nên thực hiện ngay các thang đo liệt kê trong bài kết hợp tham vấn với các chuyên gia tâm lý hàng đầu để có thể nhận được sự hỗ trợ chăm sóc kịp thời. 

 

Trường hợp chưa biết tìm chuyên gia tâm lý ở đâu uy tín, bạn có thể truy cập ứng dụng Askany để kết nối 1:1 nhanh hơn. Họ đều là những y bác sĩ có bề dày kinh nghiệm và chuyên môn cao, đang công tác tại các bệnh viện tâm thần lớn trên toàn quốc.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng