TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ QUYỀN HƯỞNG DỤNG - BIẾT VÀ HIỂU LUẬT ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA MỖI NGƯỜI

TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ QUYỀN HƯỞNG DỤNG - BIẾT VÀ HIỂU LUẬT ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA MỖI NGƯỜI

14/10/2021

1688

0

Chia sẻ lên Facebook
TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ QUYỀN HƯỞNG DỤNG - BIẾT VÀ HIỂU LUẬT ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA MỖI NGƯỜI

Luật dân sự quyền hưởng dụng là một loại quyền mới đối với tài sản được bổ sung trong Bộ luật dân sự 2015. Với quyền này có hai chủ thể trong quan hệ hưởng dụng đối với tài sản là chủ thể sở hữu và người có quyền hưởng dụng. Trong cuộc sống hàng ngày có không ít trường hợp tài sản thuộc sở hữu của một người nhưng việc khai thác tài sản lại thuộc một khác. Ví dụ như ba mẹ có điều kiện mua nhà cho con ở thành phố để tiện việc học, trao cho con quyền hưởng dụng, tức con có thể khai thác dùng để ở hoặc cho thuê, nhưng ba mẹ là chủ sở hữu có quyền toàn bộ kiểm soát và gìn giữ tài sản. Để hiểu thêm về loại quyền mới này cùng topchuyengia.vn tìm hiểu về Luật dân sự quyền hưởng dụng.

Tìm hiểu quyền hưởng dụng là gì?

Tư vấn luật theo điều 257 Luật dân sự quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.

Theo quyền hưởng dụng như luật dân sự đã quy định, chủ sở hữu có thể trao cho người khác quyền hưởng dụng đối với tài sản của nhưng vẫn giữ quyền sở hữu đối với tài sản. Người có quyền hưởng dụng cũng có các quyền tương đối độc lập đối với tài sản, vì vậy có thể thực hiện quyền hưởng dụng của mình cụ thể nhất như ở hoặc cho thuê,..

Luật dân sự quyền hưởng dụng
Luật dân sự quyền hưởng dụng

 

Quyền hưởng dụng phát sinh từ căn cứ nào?

Quyền hưởng dụng được xác lập căn cứ vào điều 258 Bộ luật dân sự: theo pháp luật, theo di chúc của chủ sở hữu tài sản hoặc theo thỏa thuận của các bên. 

Các trường hợp phát sinh quyền hưởng dụng tuy chưa có căn cứ trong văn bản pháp luật hiện hành nhưng được hình thành trên yêu cầu phải đảm bảo quyền lợi của một số chủ thể đặc biệt cần được bảo vệ như người giả, trẻ nhỏ, người tàn tật,...

Thỏa thuận và di chúc là những căn cứ phổ biến trong các căn cứ phát sinh quyền hưởng dụng. Chủ sở hữu tài sản dựa trên ý chí của mình xác lập hợp đồng với người được quyền hưởng dụng, hoặc trường hợp khác là lập di chúc trao quyền sở hữu tài sản và để lại quyền hưởng dụng cho những người khác nhau được chủ sở hữu lựa chọn. Ngoài ra chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người và giữ lại quyền hưởng dụng cho mình trong thỏa thuận trong hợp đồng.

Bạn có thể xem thêm về phần luật dân sự chia thừa kế để coi kỹ hơn về khoảng mục thừa kế.

Quyền và nghĩa vụ đối với các chủ thể quyền hưởng dụng

Tư vấn luật dân sự về quyền hưởng dụng cho những đối tượng nào và người chủ tài sản.

Đối với người hưởng dụng

  • Người hưởng dụng có quyền theo khoản 4 điều 263 Bộ luật dân sự 2015, cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản; tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, tức lợi từ đối tượng của quyền hưởng dụng; yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản hoặc trả phí nếu thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu
  • Trong thời gian quyền hưởng dụng có hiệu lực có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản. Trường hợp đã đến thời hạn của quyền hưởng dụng nhưng chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến hạn người hưởng dụng được quyền hưởng giá trị của hoa lợi tức, hoa lợi thu được, với giá trị tương ứng thời gian được quyền hưởng dụng

Nghĩa vụ:

  • Tiếp nhận theo hiện trạng và thực hiện tài sản đăng ký nếu luật có quy định
  • Tùy vào công dụng, mục đích sử dụng của tài sản mà khai thác sao cho phù hợp
  • Giữ gìn, bảo quản tài sản được quyền hưởng dụng như tài sản của mình
  • Theo định kỳ phải bảo dưỡng, sửa chữa tài sản để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường
  • Khi không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, người có quyền hưởng dụng phải khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản sao cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản
  •  Khi hết thời hạn hưởng dụng phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu
Đối với người hưởng dụng
Đối với người hưởng dụng

 

Đối với chủ sở hữu tài sản

  • Chủ sở hữu tài sản có quyền định đoạt tài sản, kèm theo điều kiện không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập
  • Trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình có quyền yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng

Nghĩa vụ:

  • Nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng
  • Sửa chữa tài sản để đảm đảo không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản

Hiệu lực và thời hạn của quyền hưởng dụng từ khi nào?

Hiệu lực của quyền hưởng dụng

Theo như luật dân sự mới nhất thì hiệu lực quyền hưởng dụng tính từ thời điểm một người nhận chuyển giao tài sản. Kể từ thời điểm này người đó có quyền được khai thác công dụng, hưởng lợi tức, hoa lợi đối với tài sản đó. Trong trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác về hiệu lực của quyền hưởng dụng thì sẽ được xác lập theo thời điểm được luật quy định hoặc thời điểm các bên thỏa thuận.

Kể từ thời điểm hiệu lực của quyền hưởng dụng bắt đầu, quyền hưởng dụng sẽ được bảo vệ, tôn trọng, và có giá trị đối kháng với các chủ thể khác trong xã hội. Trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác, quyền hưởng dụng có hiệu lực với mọi cá nhân, pháp nhân khi đã được xác lập.

Hiệu lực và thời hạn của quyền hưởng dụng
Hiệu lực và thời hạn của quyền hưởng dụng

Thời hạn của quyền hưởng dụng

Quyền hưởng dụng có thời hạn tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu là cá nhân, tối đa là 30 năm nếu người dụng dụng đầu tiện là pháp nhân. Thời hạn này thường do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định

Đối với cá nhân, trong trường hợp được hưởng dụng suốt đời nhưng cho phép người khác khai thác, sử dụng đối tượng của quyền hưởng dụng thì thời hạn tối đa thực hiện quyền khi người hưởng dụng đầu tiên chết

Đối với pháp nhân, khi được hưởng dụng đến khi pháp nhân giải thể nhưng sau đó cho phép pháp nhân khác khai thác, sử dụng đối tượng của quyền hưởng dụng thì thời hạn tối đa mà pháp nhân thứ hai khai thác, sử dụng là không quá 30 năm tính từ thời điểm pháp nhân đầu tiên bắt đầu hưởng dụng

Quyền hưởng dụng kết thúc khi nào?

Quyền hưởng dụng có một thời hạn được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác là nhất định. Quyền hưởng dụng kết thúc khi:

  • Quyền hưởng dụng đã đến thời hạn
  • Kết thúc theo thỏa thuận giữa các bên
  • Người có quyền hưởng dụng được trao quyền sở hữu, đối với tài sản họ không còn với tư cách người hưởng dụng
  • Người hưởng dụng không thực hiện hoặc từ bỏ quyền của mình
  • Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn
  • Theo quy định khác của pháp luật
  • Theo quyết định của Tòa án

Tuy nhiên, khi chưa đến thời hạn kết thúc quyền hưởng dụng quyền này có cũng có thể chấm dứt trong các trường hợp như: các bên thỏa thuận chấm dứt; người hưởng dụng tự từ bỏ quyền, không thực hiện quyền của mình; người hưởng dụng được trao quyền sở hữu tài sản; theo quy định khác của luật; theo quyết định của tòa án

Hết thời gian hưởng dụng, tài sản phải được hoàn trả cho chủ sở hữu, trừ trường hợp có quy định khác hoặc thỏa thuận khác giữa các bên.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Luật dân sự quyền hưởng dụng mà topchuyengia.vn muốn cung cấp cho bạn. Quyền hưởng dụng là một quyền mới và một trong quyền về tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự. Các vấn đề liên quan đến tài sản có không ít trường hợp gây xung đột về quyền và nghĩa vụ của các bên. Nếu bạn không có thời gian tìm hiểu, cần xử lý gấp trường hợp nào đó về quyền hưởng dụng hoặc liên quan đến tài sản thì các luật sư với sự giàu kinh nghiệm, giàu nghiệp vụ chuyên môn sẽ hỗ trợ bạn. Dựa trên phân tích, góc nhìn về luật, góc nhìn thực tế từ kinh nghiệm họ sẽ tư vấn, đưa ra lời khuyên hợp lý cho bạn.

Tôi là Hoàng Thi - với niềm đam mê trong lĩnh vực về luật pháp như luật hôn nhân, luật dân sự, luật đất đai, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án tư vấn luật hôn nhân gia đình, đất đai, doanh nghiệp. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được và bạn có thể theo dõi để nâng cao vốn am hiểu về luật của mình

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng