Cách khắc phục khi website bị DDOS hiệu quả triệt để nhất

Cách khắc phục khi website bị DDOS hiệu quả triệt để nhất

17/05/2024

676

0

Chia sẻ lên Facebook
Cách khắc phục khi website bị DDOS hiệu quả triệt để nhất

Cách khắc phục khi website bị DDOS là một trong những vấn đề cấp bách đối với các chủ sở hữu website. Cuộc tấn công DDOS có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến hoạt động của trang web nếu không được xử lý kịp thời. Topchuyengia sẽ chỉ bạn giải pháp xử lý tấn công DDOS một cách hiệu quả và nhanh chóng ngay trong bài viết sau đây.


Nếu bạn nghi ngờ trang web bị tấn công DOS, hãy nhanh chóng liên hệ chuyên gia SEO tại Askany để được tư vấn giải quyết vấn đề này.

 

Tìm hiểu về DDOS

Tấn công DDOS là gì?

Tấn công DDOS (Distributed Denial of Service) là một loại tấn công mạng được thực hiện để làm quá tải hoặc làm ngừng hoạt động một trang web hoặc dịch vụ trực tuyến bằng cách tạo ra lượng lớn yêu cầu đến một máy chủ hoặc hệ thống mạng.


Mục đích của tấn công DDOS là làm cho máy chủ hoặc hệ thống không thể xử lý được số lượng lớn yêu cầu này, dẫn đến việc hệ thống trở nên quá tải và không thể cung cấp dịch vụ cho người dùng chính thức. Bên cạnh đó, DDOS cũng có thể gây ảnh hưởng đến thứ hạng SEO của website. 

 

 cách khắc phục khi website bị DDOS

 

Dấu hiệu website bị tấn công DDOS 

Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến cho thấy website của bạn đang bị tấn công DDOS:

  • Website loading chậm bất thường: do lượng truy cập ảo sẽ khiến cho website bị quá tải và trở nên chậm chạp. 
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, website của bạn có thể bị sập hoàn toàn và không thể truy cập được. 
  • Xuất hiện thông báo lỗi trên trang web: Khi website bị tấn công DDOS, người dùng có thể gặp phải các thông báo lỗi như "503 Service Unavailable", "403 Forbidden", hoặc "Gateway Time Out".
  • Lưu lượng truy cập tăng đột biến: Bạn có thể theo dõi lưu lượng truy cập website của mình bằng các công cụ như Google Analytics. 

Cách kiểm tra website có bị DDOS hay không

Sau đây là những bước mà bạn có thể thực hiện để kiểm tra xem website có bị DDOS hay không: 

  • Đầu tiên, đánh giá tình trạng tải trên máy chủ của bạn dựa trên tài nguyên CPU và số lượng luồng.
  • Sử dụng lệnh grep /proc/cpuinfo | wc -l để xem số lượng bộ xử lý logic (luồng) trên máy chủ. 
  • Nếu bị tấn công DDOS, tải thường gấp đôi, gấp ba hoặc thậm chí cao hơn mức tải tối đa mà máy chủ nên có.
  • Bạn cũng có thể theo dõi mức trung bình tải trong các khoảng thời gian 1 phút, 5 phút và 15 phút. Mức tải trung bình lớn hơn 7 là dấu hiệu đáng quan ngại.
  • Sử dụng các công cụ như nload, bmon, iftop, vnstat hoặc ifstat để kiểm tra lưu lượng mạng của máy chủ.

Làm gì khi website bạn bị tấn công DDOS?

Khi website đang bị tấn công DDOS, đừng lo lắng mà phải giữ bình tĩnh và thực hiện các bước sau đây:

  • Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting: Nhà cung cấp dịch vụ hosting của bạn. Họ có thể cung cấp các công cụ và dịch vụ để giúp bạn chống lại tấn công DDOS. 
  • Kích hoạt các tính năng chống DDOS (nếu có): Nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting cung cấp các tính năng chống DDOS cho khách hàng của họ. Nếu website của bạn có các tính năng này, hãy kích hoạt chúng ngay lập tức.

Kích hoạt các tính năng chống DDOS

  • Sử dụng dịch vụ chống DDOS chuyên nghiệp: Nếu tấn công DDOS quá mạnh, bạn có thể cần sử dụng dịch vụ chống DDOS chuyên nghiệp từ các công ty cung cấp dịch vụ bảo mật mạng.

Hướng dẫn cách khắc phục khi website bị DDOS

Dưới đây là một số phương pháp khắc phục và công cụ bảo vệ website khỏi DDOS: 

Sử dụng CloudFlare để chống tấn công DDOS

CloudFlare là một dịch vụ CDN (Content Delivery Network) giúp bảo vệ và phân phối lượng truy cập website thông qua lớp bảo vệ của họ. Thay vì truy cập trực tiếp vào máy chủ web, các truy cập sẽ được điều hướng thông qua máy chủ phân giải tên miền của CloudFlare, giúp giảm nhẹ và ngăn chặn các cuộc tấn công DDOS.

  • Bật chế độ "I'm Under Attack" trên CloudFlare: chế độ này giúp giảm nhẹ và ngăn chặn các cuộc tấn công DDOS. Khách truy cập sẽ thấy một trang thông báo khi truy cập lần đầu, giúp xác nhận tính hợp pháp của truy cập.
  • Sử dụng Web Application Firewall (WAF) của CloudFlare: bật tính năng này để bổ sung bảo vệ và ngăn chặn các cuộc tấn công vào ứng dụng web.
  • Thiết lập bản ghi DNS bảo mật tối đa trên CloudFlare: sử dụng các cài đặt DNS của CloudFlare để tăng cường bảo mật và hiệu suất. Bạn có thể bật bảo mật cho các bản ghi web, sử dụng IP gốc cho các hành động như FTP, SSH, và xóa các thông tin tiềm ẩn.
  • Kiểm soát truy cập từ CloudFlare: xác định các dải IP của CloudFlare và đảm bảo máy chủ chấp nhận kết nối từ chúng.
  • Chặn quốc gia và IP người truy cập cụ thể: sử dụng tính năng kiểm soát mối đe dọa của CloudFlare để chặn các địa chỉ IP và quốc gia cụ thể.

 cách khắc phục khi website bị DDOS

 

Lọc và chặn các IP đáng ngờ

Firewall là một phần mềm hoặc thiết bị giúp kiểm soát lưu lượng truy cập vào website. Bạn có thể sử dụng firewall để lọc các IP đáng ngờ, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công DDOS từ các nguồn này.
 

Dùng một máy chủ email riêng 

Một cách khắc phục khi website bị DDOS cũng khá hiệu quả là sử dụng máy chủ email riêng biệt. Để ngăn chặn kẻ tấn công tìm địa chỉ IP máy chủ gốc thông qua email, hãy chạy dịch vụ email trên máy chủ riêng biệt, không chung với website, điều này có thể bảo vệ máy chủ khỏi DDOS. 


Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cấu hình bộ lọc lưu lượng để chặn hoặc lọc ra các yêu cầu gây hại từ các địa chỉ IP đáng ngờ hoặc không chính thống. Bạn cũng nên triển khai một CDN để phân phối lưu lượng và giảm áp lực lên máy chủ chính. Dịch vụ CDN chống DDOS thường khá hiệu quả. Việc tối ưu hóa cấu hình máy chủ cũng sẽ tăng cường khả năng chịu tải của hệ thống để xử lý được lượng lớn yêu cầu.

Các biện pháp chống DDOS 

Chọn gói hosting có tính năng chống DDOS

Nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting hiện nay cung cấp các gói hosting có tích hợp tính năng chống DDOS. Các tính năng này giúp website tự động phát hiện và chặn các cuộc tấn công DDOS, giúp bảo vệ website một cách hiệu quả.


Tăng cường bảo mật website

Một mật khẩu mạnh và phức tạp là chìa khóa để bảo vệ các tài khoản quản trị trên website của bạn. Hãy sử dụng các mật khẩu có độ dài và sự kết hợp phức tạp giữa chữ cái, chữ số và ký tự đặc biệt cho cả tài khoản quản trị WordPress và máy chủ.

Đặc biệt, tránh sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau để giảm thiểu rủi ro bị tấn công. Đừng quên thay đổi mật khẩu thường xuyên để tăng cường mức độ bảo mật cho hệ thống của bạn.

 

tăng cường bảo mật website

 


Sao lưu dữ liệu website thường xuyên

Việc sao lưu giúp bạn có thể khôi phục lại toàn bộ dữ liệu và hoạt động của website trong trường hợp bị tấn công DDoS hoặc gặp sự cố khác. Hãy lưu trữ bản sao lưu dữ liệu ở những nơi an toàn, chẳng hạn như trên các dịch vụ lưu trữ đám mây hoặc ổ cứng ngoài, để đảm bảo dữ liệu luôn sẵn sàng khi cần thiết.

 

Những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được cách khắc phục khi website bị DDOS. Nếu website của bạn bị tấn công DDOS, đừng ngần ngại tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia SEO tại Askany. Askany là nơi bạn có thể kết nối và tìm kiếm sự tư vấn từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm. Họ sẽ xem xét tình hình và đưa ra lời khuyên chính xác nhất để khắc phục tình trạng website bị tấn công DDOS. 

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng