Làm thế nào để phát triển tìm kiếm bằng giọng nói cho website?

Làm thế nào để phát triển tìm kiếm bằng giọng nói cho website?

30/05/2024

523

0

Chia sẻ lên Facebook
Làm thế nào để phát triển tìm kiếm bằng giọng nói cho website?

Làm thế nào để phát triển tìm kiếm bằng giọng nói nói hiệu quả? Hiện nay, công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói (voice search) đang phát triển mạnh mẽ và được dự đoán sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Việc phát triển và tối ưu hóa website cho voice search sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả hơn đến khách hàng tiềm năng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu chi tiết về tìm kiếm bằng giọng nói, tầm quan trọng nó, các bước phát triển tìm kiếm bằng giọng nói, và những điều cần lưu ý khi thực hiện. 

 

Tìm kiếm bằng giọng nói là gì?

Tìm kiếm bằng giọng nói là tính năng cho phép người dùng sử dụng giọng nói để thực hiện các truy vấn tìm kiếm thay vì nhập văn bản. Nó sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói (STT) để chuyển đổi lời nói của người dùng thành văn bản, sau đó xử lý văn bản đó tương tự như các truy vấn tìm kiếm thông thường. 

 

Tìm kiếm bằng giọng nói là gì

 

Tìm kiếm bằng giọng nói ngày càng phổ biến trên nhiều thiết bị như điện thoại thông minh, loa thông minh, ô tô và máy tính. Trong bối cảnh ngày càng nhiều người dùng sử dụng trợ lý giọng nói (trợ lý Google, Siri, Alexa, AI) để tra cứu thông tin, việc thực hiện SEO voice search (tối ưu hóa tìm kiếm giọng nói) trở nên vô cùng quan trọng để đảm bảo website của bạn đạt được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm.

Tại sao cần phát triển tìm kiếm bằng giọng nói?

Voice Search ngày càng trở nên phổ biến

Tìm kiếm bằng giọng nói đang nhanh chóng trở thành phương thức tìm kiếm phổ biến nhất. Theo một nghiên cứu của ComScore, 51% hộ gia đình tại Mỹ hiện sở hữu loa thông minh và 41% người dùng internet sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói ít nhất một lần mỗi tháng.


Tăng trải nghiệm người dùng (UX)

Tìm kiếm bằng giọng nói mang lại trải nghiệm người dùng (UX) tốt hơn cho người dùng, đặc biệt là những người gặp khó khăn khi nhập văn bản. Bằng cách cung cấp tùy chọn tìm kiếm bằng giọng nói, bạn có thể làm cho trang web của mình dễ sử dụng và truy cập hơn cho tất cả mọi người.

 

Tại sao cần phát triển tìm kiếm bằng giọng nói

 

Tăng hiển thị và traffic cho trang

Tối ưu hóa website cho tìm kiếm giọng nói có thể giúp bạn tăng khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm và thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn từ người dùng tìm kiếm bằng giọng nói.


>>> XEM THÊM:  Giải quyết các vấn đề khó khăn về SEO: Lý do tại sao doanh nghiệp nên tìm tư vấn từ chuyên gia SEO?

Làm thế nào để phát triển tìm kiếm bằng giọng nói?

Để phát triển và tối ưu hóa trang web của bạn cho tìm kiếm bằng giọng nói, bạn có thể thực hiện các bước sau:


Nghiên cứu từ khóa hội thoại

Bước đầu tiên là xác định các từ khóa và cụm từ mà người dùng có thể sử dụng khi thực hiện tìm kiếm bằng giọng nói. Các từ khóa này thường dài hơn và mang tính đàm thoại hơn so với các từ khóa tìm kiếm văn bản truyền thống. 


Để thực hiện, bạn có thể sử dụng các tool nghiên cứu từ khóa, chẳng hạn như Google Keyword Planner hoặc Ahrefs để xác định các từ khóa hội thoại phù hợp cho trang web của mình.

 

Làm thế nào để phát triển tìm kiếm bằng giọng nói

 

Tối ưu hóa nội dung theo câu hỏi

Sau khi bạn đã xác định các từ khóa hội thoại mục tiêu, bạn cần tối ưu hóa nội dung website để phù hợp với các từ khóa đó. Có nghĩa là bạn sẽ sử dụng các từ khóa trong tiêu đề trang, thẻ meta, thẻ tiêu đề và nội dung trang web của bạn. Bạn cũng nên tạo nội dung trả lời các câu hỏi mà người dùng có thể hỏi về chủ đề của bạn.

 

Tối ưu hóa nội dung theo câu hỏi

 

Cải thiện tốc độ tải trang web

Tốc độ tải trang web là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cả SEO tìm kiếm văn bản và tìm kiếm bằng giọng nói. Người dùng có nhiều khả năng sử dụng trang web của bạn nếu nó tải nhanh. Bạn nên dùng các tool như Google PageSpeed Insights để kiểm tra tốc độ tải trang web của mình và xác định các khu vực cần được cải thiện.

 

Cải thiện tốc độ tải trang web

 

Sử dụng đánh dấu Schema (Schema Markup)

Đánh dấu Schema là một cách để cung cấp cho Google thông tin bổ sung về nội dung trang web của bạn. Điều này có thể giúp Google hiểu rõ hơn về trang web của bạn và xếp hạng nó cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Có nhiều loại đánh dấu Schema khác nhau, nhưng một số loại quan trọng cho SEO tìm kiếm bằng giọng nói bao gồm:

  • Đánh dấu Schema cho bài viết.
  • Đánh dấu Schema cho sản phẩm.

Bạn có thể sử dụng công cụ Google Structured Data Markup Helper để tạo đánh dấu Schema cho trang web của bạn. Sau đó, hãy kiểm tra đánh dấu Schema của bạn bằng Google Search Console.


Tối ưu website thân thiện với thiết bị di động

Hiện nay, phần lớn các tìm kiếm bằng voice search được thực hiện trên thiết bị di động, vì vậy điều quan trọng là trang web của bạn phải thân thiện với thiết bị di động. Điều này có nghĩa là trang web của bạn phải dễ điều hướng và đọc trên màn hình nhỏ. Bạn có thể sử dụng Google Mobile-Friendly Test để kiểm tra xem trang web của bạn có thân thiện với thiết bị di động hay không.


Lưu ý khi tối ưu cho các thiết bị di động: 

  • Sử dụng thiết kế đáp ứng để trang web của bạn có thể tự điều chỉnh theo kích thước màn hình khác nhau.
  • Nên dùng cỡ chữ lớn và dễ đọc.
  • Tránh sử dụng quá nhiều flash hoặc các yếu tố khác không thân thiện với thiết bị di động.

Bằng cách thực hiện các bước này, bạn có thể phát triển trang web của mình cho tìm kiếm bằng giọng nói, từ đó tăng khả năng hiển thị trên SERPs, tăng lưu lượng truy cập và chuyển đổi.

 

Nhờ chuyên gia tư vấn

Nếu bạn muốn phát triển tính năng tìm kiếm bằng giọng nói trên trang web của mình, hãy liên hệ với các chuyên gia Digital Marketing tại Askany. Ứng dụng này quy tụ nhiều chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số có kinh nghiệm lâu năm, giúp bạn dễ dàng nhận được tư vấn về cách cải thiện tính năng tìm kiếm bằng giọng nói trên trang của mình với chi phí hợp lý. Một số chuyên gia bạn nên tham khảo để lên lịch tư vấn chiến lược digital marketing gồm:


Chuyên gia Hannie Phạm


Chuyên gia Hannie Phạm hiện là SEO Manager tại Askany, với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Cô đã đóng góp vào sự thành công của nhiều dự án với hiệu suất và tỷ lệ chuyển đổi cao. Hannie Phạm chuyên tư vấn SEO cho các doanh nghiệp SME, từ giai đoạn khởi đầu đến phát triển bền vững. Cô cũng có khả năng thẩm định uy tín của các đơn vị outsource, cũng như đánh giá tính hợp lý về thời gian và chi phí thực hiện dự án. Hãy liên hệ ngay với chuyên gia Hannie Phạm tại https://askany.com/seo/hanniepham 


Chuyên gia Nguyễn Hưng


Nhờ hơn 6 năm làm nghề, chuyên gia Nguyễn Hưng có kiến thức sâu rộng về tiếp thị kỹ thuật số, nắm bắt nhanh các xu hướng và công nghệ mới nhất để tạo ra những chiến dịch tiếp thị hiệu quả. Nếu bạn muốn biết bí quyết phát triển tính năng tìm kiếm bằng giọng nói trên website của mình, hãy liên hệ với chuyên gia SEO Nguyễn Hưng qua đường dẫn https://askany.com/seo/1686886653144674 


Chuyên gia Trần Chí Quyết


Chuyên gia Trần Chí Quyết có hơn 6 năm kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực Marketing, đã đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý cấp cao trong các ngành tài chính, công nghệ cao, Internet và khởi nghiệp. Anh từng là Giám đốc Marketing tại các công ty lớn như Tinbanxe, MiViet, các sàn TMĐT hay sàn bất động sản. Với những kinh nghiệm sâu rộng, chuyên gia Trần Chí Quyết sẽ mang đến cho bạn những lời khuyên chính xác nhất về cách phát triển tìm kiếm bằng giọng nói trên trang web của doanh nghiệp. Hãy liên hệ chuyên gia này tại https://askany.com/seo-website/1671511605959853 


>>> XEM THÊM:  Hướng dẫn cách dùng tool Finder khai thác mọi từ khóa hay.

Việc phát triển voice search sao cho hiệu quả đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về nhiều yếu tố để có thể đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất:

  • Tối ưu hóa trang web cho tìm kiếm bằng giọng nói: Hiện nay, các công cụ tìm kiếm đã hỗ trợ việc tối ưu hóa trang web cho tìm kiếm bằng giọng nói. Điều này bao gồm việc sử dụng các từ khóa dài và các câu hỏi trong nội dung trang web.
  • Phát triển phần mềm trợ lý ảo (AI): Phần mềm trợ lý thông minh được thiết kế để đáp ứng yêu cầu tìm kiếm bằng giọng nói, nâng cao trải nghiệm người dùng. Bạn có thể phát triển phần mềm trợ lý ảo cho doanh nghiệp của mình hoặc tích hợp vào trang web.

Những lưu ý khi phát triển voice search

  • Chú trọng vào SEO địa phương: Tìm kiếm bằng giọng nói thường gắn liền với việc tìm kiếm các doanh nghiệp hoặc địa điểm cụ thể. Do đó, tối ưu hóa SEO địa phương là yếu tố quan trọng trong phát triển tìm kiếm bằng giọng nói.
  • Tạo nội dung âm thanh phù hợp: Người dùng thường đặt câu hỏi và tìm kiếm thông tin cụ thể khi sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói. Tạo nội dung âm thanh phù hợp có thể thu hút khách hàng và nâng cao trải nghiệm người dùng.
  • Ứng dụng các công nghệ mới: Các công nghệ tiên tiến như 5G và AI đang thúc đẩy sự phát triển của tìm kiếm bằng giọng nói. Sử dụng các công nghệ này giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng cường khả năng tìm kiếm bằng giọng nói.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Hy vọng với những hướng dẫn trên đây, bạn đã biết làm thế nào để phát triển tìm kiếm bằng giọng nói cho website của mình. Tuy nhiên, việc tối ưu hóa cho voice search đòi hỏi sự am hiểu chuyên sâu về SEO và kỹ thuật. Do đó, nếu bạn cần hỗ trợ thêm về chiến lược voice search, hãy liên hệ với chuyên gia SEO của chúng tôi trên ứng dụng Askany để được tư vấn ngay hôm nay. 

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng