SEO web ReactJS là gì? Bí quyết tăng hạng top 1 cho web ReactJS

SEO web ReactJS là gì? Bí quyết tăng hạng top 1 cho web ReactJS

25/06/2024

2249

0

Chia sẻ lên Facebook
SEO web ReactJS là gì? Bí quyết tăng hạng top 1 cho web ReactJS

Việc SEO web ReactJS có thể gặp một số thách thức do đặc thù của framework này. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng các giải pháp phù hợp, bạn có thể tối ưu hóa website ReactJS của mình để đạt được thứ hạng cao hơn trên Google và thu hút nhiều người dùng hơn. Hãy cùng Topchuyengia khám phá chi tiết về cách triển khai SEO web ReactJS ngay trong bài viết phân tích dưới đây nhé.

 

Để thực hiện SEO web ReactJS là một công việc cực kỳ phức tạp và cần có một đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao thì mới có thể thực hiện một cách thành công và trọn vẹn nhất. Do đó, bạn hãy tận dụng ngay cơ hội này để trao đổi với các chuyên gia SEO tại Askany, nhờ đó mà quá trình tối ưu web của bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian, công sức mà vẫn đạt được hiệu quả cao.

ReactJS là gì?

Trước khi tiến hành SEO web ReactJS thì bạn cần biết ReactJS là gì trước đã. ReactJS là một thư viện mã nguồn mở của JavaScript được phát triển bởi Meta (trước đây là Facebook) với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà phát triển bên ngoài có thể tạo và xây dựng ứng dụng cho web và di động. Nó xuất hiện đầu tiên vào năm 2011, với tên gọi là FaxJS.

ReactJS là gì?
ReactJS cho phép nhà phát triển tạo và quản lý trong thiết kế

Không lâu sau khi được công bố, ReactJS đã nhanh chóng trở thành một công cụ quan trọng để phát triển giao diện người dùng cho các dự án của Facebook, bao gồm New Feed vào năm 2011 và sau đó là Instagram vào năm 2012. Tính năng lớn nhất của ReactJS chính là sự linh hoạt, tập trung vào các thành phần, và sự thuận tiện trong thao tác với giao diện lập trình ứng dụng (gọi tắt là DOM).


Bạn có thể hình dung ReactJS như là một plugin được cài đặt trong WordPress vậy. Chúng cho phép nhà phát triển nhanh hơn trong quá trình tạo và quản lý các thành phần trong thiết kế giao diện người người dùng (UI library).

SEO web ReactJS là gì?

SEO web ReactJS là quá trình tối ưu hóa các trang web được xây dựng bằng ReactJS, một thư viện JavaScript phổ biến được sử dụng để phát triển giao diện người dùng cho các ứng dụng web. Khi sử dụng ReactJS để xây dựng trang web, cơ cấu của trang thường không được tạo ra ở mức độ tĩnh (như truyền thống), mà thay vào đó, nó được tạo ra động thông qua việc sử dụng các thành phần (components) và việc cập nhật trạng thái (state) của ứng dụng.


SEO web ReactJS là việc áp dụng các kỹ thuật và chiến lược để đảm bảo rằng trang web xây dựng bằng ReactJS có thể được tìm thấy và xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, hoặc Yahoo!. Điều này bao gồm tối ưu hóa cả phần nội dung hiển thị cho người dùng và mã nguồn của trang web để đảm bảo rằng các công cụ tìm kiếm có thể hiểu được nội dung và xếp hạng trang web một cách hiệu quả.
 

Tại sao nên SEO web ReactJS
ReactJS giúp quản lý giao diện thông qua Virtual DOM

 

Những khó khăn khi SEO web ReactJS

Việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho các website ReactJS có thể gặp một số thách thức do đặc thù của framework này. Dưới đây là một số vấn đề SEO phổ biến liên quan đến ReactJS:

  • Client-side rendering: ReactJS sử dụng client-side rendering để hiển thị nội dung trang web. Khi người dùng truy cập trang web, trình duyệt sẽ tải JavaScript của ReactJS và sau đó thực hiện việc render nội dung trên máy tính của người dùng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện nội dung trống ban đầu (blank content) vì trình duyệt sẽ hiển thị trang web trống cho đến khi JavaScript được tải và render xong.
  • JavaScript nặng: ReactJS sử dụng nhiều JavaScript để tạo ra các giao diện người dùng phức tạp. Việc sử dụng quá nhiều JavaScript có thể dẫn đến thời gian tải trang chậm hơn, ảnh hưởng đến cả SEO và trải nghiệm người dùng.
  • URL động: ReactJS sử dụng URL động để điều hướng giữa các trang web, do đó có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng crawl dữ liệu cho Googlebot, vì Googlebot có thể gặp khó khăn trong việc xác định các trang web cần thu thập và lập chỉ mục.

Xem thêm: Thiết kế lại website có ảnh hưởng SEO không? Cách để không giảm ranking ít ai biết

Cách test SEO web ReactJS

Đối với ứng dụng viết bằng JavaScript, một cách thông thường để giải quyết vấn đề về SEO là thực hiện render nội dung HTML trên máy chủ trước khi gửi nó đến trình duyệt. Thay vì chỉ đơn giản trả về một tệp tham chiếu đến file .js (như ví dụ trước), và cho trình duyệt tự render thành mã HTML, ta sẽ render mã HTML ngay trên máy chủ và gửi mã HTML đó về cho Googlebot có thể đọc và lập chỉ mục. 

Cách test SEO web ReactJS
Test SEO web ReactJS

Một cách làm khá hay khác là khi bạn nhận yêu cầu từ Crawler-Bot, bạn sẽ trả về mã HTML đã được render từ phía server. Còn đối với các yêu cầu từ người dùng cuối, bạn vẫn thực hiện việc render như thông thường để đảm bảo tốc độ xử lý và hiển thị. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng thư viện như Next.js để xây dựng ứng dụng.

 

Trước hết, bạn hãy tiến hành kiểm tra xem liệu Googlebot có khả năng tự động render thành mã HTML từ các thành phần React hay không. Nếu không, thì bạn sẽ phải tìm cách giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt. Thông thường, Google sẽ crawl trang web từ một liên kết (có thể được thu thập từ các nguồn khác nhau), sau đó phân tích nội dung và lập chỉ mục. 


Hiện nay Google đang cung cấp một công cụ trực tuyến cho người dùng để kiểm tra quá trình crawl này có tên là "Google’s Fetch as Google tool". Đây là công cụ chính dùng cho việc kiểm tra quá trình crawl bởi Googlebot, tool cho phép bạn thực hiện quá trình hiển thị nội dung sau khi Googlebot đã crawl một liên kết cụ thể.


Bạn có thể sử dụng tool này để làm các công việc như sau:

  • Kiểm tra xem Googlebot có thể truy cập được vào liên kết đầu vào hay không.
  • Xem cách Googlebot hiển thị trang web sau khi đã crawl.
  • Kiểm tra xem có bất kỳ tài nguyên nào (ảnh, video, JS, vv.) mà Googlebot không thể truy cập được hay không.

Đầu tiên, bạn cần tạo một ứng dụng ReactJS và sau đó triển khai nó lên máy chủ nào đó (Heroku hoặc bất kỳ dịch vụ máy chủ đám mây cloud nào cũng đều được) miễn là bạn có một liên kết công khai để truy cập vào ứng dụng:

Seo web reactjs là gì

 

XEM THÊM: 

Cách chuyển đổi HTTP sang HTTPs siêu dễ, tăng thứ hạng SEO cho web

 

Các bước kiểm tra crawl và render website để SEO web ReactJS

Để sử dụng công cụ "Fetch as Google" để kiểm tra việc crawl và render trang web của bạn, bạn cần truy cập vào Google Search Console. Sau đó hãy tham khảo thử một số bước sau đây nha bạn:
Bước 1: Chọn loại trang web và nhập miền của ứng dụng của bạn vào ô văn bản. Ví dụ, bạn có thể nhập "react-seo-app.herokuapp.com" và sau đó nhấn nút "Add a Property".

 

Các bước kiểm tra crawl và render website để SEO web ReactJS

 

Bước 2: Sau đó, Google sẽ yêu cầu bạn xác nhận trang web bạn muốn kiểm tra. Bạn sẽ phải xác nhận thông tin theo hướng dẫn.

 

Các bước kiểm tra crawl và render website để SEO web ReactJS

 

Bước 3: Khi xác nhận đã hoàn tất, bạn sẽ thấy một menu bên trái (Sidebar)  gồm các mục khác nhau.

 

Các bước kiểm tra crawl và render website để SEO web ReactJS

 

Bước 4: Nhấn vào phần "Crawl" tại Sidebar này. Màn hình sau đó sẽ hiển thị các tùy chọn liên quan đến crawl.

 

Các bước kiểm tra crawl và render website để SEO web ReactJS

 

Bước 5: Sử dụng công cụ "Fetch as Google," bạn có thể kiểm tra một liên kết cụ thể bằng cách nhập URI (đường dẫn) vào ô văn bản, sau đó nhấn một trong hai nút "FETCH" (Crawl) hoặc "FETCH AND RENDER" (Crawl và Render).

 

  • "FETCH": Công cụ sẽ crawl liên kết bạn đã nhập và hiển thị phản hồi HTTP, nhưng không hiển thị nội dung.
  • "FETCH AND RENDER": Tương tự như "FETCH," nhưng cũng hiển thị nội dung mà Googlebot đã crawl.

Trong ví dụ này, mình sẽ thử chọn "FETCH AND RENDER" để kiểm tra cách Googlebot xử lý trang web. Kết quả sẽ hiển thị nội dung mà Googlebot đã crawl như sau:

 

Các bước kiểm tra crawl và render website để SEO web ReactJS

 

Một số lưu ý

Nếu bạn gặp trường hợp Googlebot chỉ hiển thị trang trắng mà không có nội dung (trong trường hợp trang web quá chậm hoặc sử dụng Ajax để tải dữ liệu sau khi gọi API máy chủ), bạn có thể cân nhắc thực hiện một số thay đổi:

  • Ưu tiên việc render ra các nội dung mà bạn muốn Googlebot hiển thị một cách nhanh chóng.
  • Nếu không thành công, hãy xem xét việc render mã HTML trên máy chủ trước khi trả về trình duyệt.
  • Sử dụng các cuộc gọi không đồng bộ trong ứng dụng của bạn.
  • Kiểm tra lại trang web sau mỗi thay đổi bằng "Fetch as Google" để xem cách Googlebot xử lý.

Phương pháp tốt nhất là render mã HTML trên máy chủ, đặc biệt khi trang web của bạn khá nặng. Cách này đảm bảo rằng Googlebot sẽ crawl và hiển thị trang web của bạn trên trang tìm kiếm Google. Trong phần tiếp theo, bạn có thể sử dụng các cách và thư viện khác để thực hiện việc render mã HTML trên máy chủ và tối ưu hóa việc chỉ render trên máy chủ cho các yêu cầu từ Googlebot.

Hướng dẫn thực hiện SEO web ReactJS

Sử dụng Server-side Rendering

Ở phần này, Topchuyengia sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện Server Rendering trong ứng dụng ReactJS thay vì phụ thuộc vào việc render bởi trình duyệt. Phương pháp này có thể giúp tối ưu hóa SEO web ReactJS, đặc biệt là khi tải trang chậm hoặc khi Googlebot không thể lấy thông tin và chỉ index trang trống do chờ đợi kết quả từ API.

Hướng dẫn thực hiện SEO web ReactJS
Quy trình thực hiện SEO web ReactJS

Server rendering là gì?

Server rendering (hoặc còn gọi là server-side rendering) là quá trình tạo và cung cấp mã HTML hoặc DOM từ phía máy chủ, thay vì tạo và cập nhật DOM hoặc mã HTML trên trình duyệt của người dùng bằng JavaScript. Máy chủ sẽ xử lý việc tạo mã HTML ban đầu và gửi nó đến trình duyệt để hiển thị.


Các thư viện giao diện người dùng như React sử dụng Virtual DOM để quản lý trạng thái của ứng dụng và cách hiển thị nó. Virtual DOM giúp tối ưu hóa quá trình cập nhật giao diện bằng cách chỉ cập nhật các phần thay đổi trong giao diện thay vì cả trang.


Chẳng hạn, khi có một sự kiện xảy ra, như khi người dùng nhấn vào một nút, Virtual DOM chỉ cập nhật các phần giao diện cần thay đổi, chẳng hạn như giá trị của những nhãn (label) hiển thị, thay vì cập nhật toàn bộ trang web. 


Mô hình làm việc này khác với cách trước đây mà máy chủ tạo mã HTML, sau đó gửi nó đến trình duyệt để hiển thị, sau đó trình duyệt tạo một cây DOM từ mã HTML. 


Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm và không hỗ trợ việc quản lý trạng thái (state) một cách hiệu quả, trong khi các thư viện giao diện người dùng cung cấp cách làm mới & hỗ trợ tốt việc quản lý trạng thái.
Vấn đề nảy sinh khi chúng ta sử dụng các thư viện DOM dựa trên JavaScript là kết quả khi xem mã nguồn (view-source) sẽ trông như sau:

 

Server rendering là gì?

 

Dù là khi bạn view thông qua trình duyệt, thì rõ ràng nó hiện định dạng text:

 

Server rendering là gì?

 

Khi triển khai ứng dụng lên máy chủ web, chúng ta thường mong đợi rằng các công cụ tìm kiếm sẽ duyệt nội dung của trang web và lập chỉ mục nó.


Hiện nay, Google Search Engine đã hỗ trợ việc duyệt nội dung của các trang web được tạo bằng JavaScript để tạo mã HTML. Tuy nhiên, nếu quá trình tạo mã HTML mất nhiều thời gian, thì Google có thể chỉ duyệt và lập chỉ mục nội dung ban đầu được hiển thị trong mã nguồn của trang.


Next.js là một công cụ được hỗ trợ ngay trên React, cho phép tự động tạo mã trang web trên máy chủ. Không cần cài đặt hoặc thiết lập bất kỳ thư viện máy chủ nào.


Để thiết lập Next.js, bạn cần đã cài đặt Node và npm trước. 

Các bước thực hiện Server Rendering trong ReactJS

Để tạo một dự án Node mới bằng npm, bạn hãy thực hiện đầy đủ các bước được liệt kê sau đây nhé:
Bước 1: Bạn tiến hành sử dụng lệnh: npm init -y
Bước 2: Trong file package.json sẽ được tạo với lệnh như sau:

{
    "name": "next-first-step",
    "version": "1.0.0",
    "main": "index.js",
    "license": "MIT"
}

Bước 3: Cài đặt tool Next.js ngay tại project mới bằng lệnh: npm install --save next
Bước 4: Cài đặt React & React DOM: npm install --save react react-dom
Bước 5: Thêm đoạn lệnh vào file package.json để có script khởi động app:

...
"scripts": {
  "dev": "next"
},
...

Bước 6: Start ứng dụng bằng lệnh này: npm run dev. Sau bước này, màn hình sẽ hiện lỗi như sau:

Các bước thực hiện Server Rendering trong ReactJS

Lý do có lỗi này là vì bạn đang không có thư mục pages nào trong project (Thư mục này có nhiệm vụ lưu trữ toàn bộ thư mục .js ứng dụng của bạn.

Bước 7: Create folder pages & tiến hành chạy lại nhé, màn hình sẽ hiển thị thành công như thế này:

Các bước thực hiện Server Rendering trong ReactJS

Bước 8: Mở trình duyệt và sao chép đường dẫn URL này: localhost:3000

Các bước thực hiện Server Rendering trong ReactJS

Vì thư mục "pages" đang không chứa bất kỳ tệp nào, nên đã gây ra lỗi 404 rất khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể thêm tệp "index.js" vào thư mục và cung cấp nội dung sau:

Seo web reactjs

Bước 9: Hãy tải lại trang, giờ thì page sẽ hiện như thế này:

Các bước thực hiện Server Rendering trong ReactJS

Bước 10: Sử dụng tính năng Implicit routing trong Next.js, chỉ cần tạo một tệp JS trong thư mục "pages", nó sẽ tự động được ánh xạ thành một route. Ví dụ, nếu bạn tạo một tệp có tên "about.js", nó sẽ tự động ánh xạ vào đường dẫn "/about". Trừ khi tệp có tên là "index.js", thì sẽ ánh xạ vào "/". 

Seo web reactjs

 

Khi bạn truy cập qua URL localhost:3000/about, màn hình hiển thị như sau sẽ là thành công:

Các bước thực hiện Server Rendering trong ReactJS

Bước 11: Thao tác cuối cùng bạn cần làm là khi kiểm tra SEO bằng cách xem mã nguồn (view-source), bạn sẽ thấy toàn bộ nội dung HTML đã được render từ phía máy chủ (server), thay vì chỉ có các tệp JS như trước đây, màn hình sẽ hiển thị kiểu như sau:

Các bước thực hiện Server Rendering trong ReactJS

 

Quản lý URL động và cấu trúc trang web

URL động sử dụng JavaScript để tạo ra các URL độc đáo cho mỗi trang web. Tuy nhiên Googlebot có thể gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu và lập chỉ mục các trang web có URL động.


Chính vì vậy, giải pháp trong trường hợp này là tạo URL tĩnh cho các trang web quan trọng, ví dụ như trang chủ, trang sản phẩm, trang blog.

 

quản lý URL động


Bên cạnh đó, bạn sẽ thêm thẻ rel="canonical" vào các trang web có URL động để cho Googlebot biết URL chính thức của trang.


Cuối cùng, bạn tạo sitemap XML để cung cấp cho Googlebot danh sách đầy đủ các trang web trên website.


Đối với cấu trúc trang web, bạn cần sử dụng thẻ heading (H1, H2, H3,...) để phân cấp nội dung trang web và tạo breadcrumbs để giúp người dùng dễ dàng điều hướng giữa các trang web.


Xây dựng nội dung có giá trị

Để đạt được hiệu quả tối đa trong việc tối ưu hóa nội dung trên trang web và cải thiện SEO, bạn cần tập trung vào việc tạo ra nội dung chất lượng và mang lại giá trị cho người dùng. 


Đầu tiên, việc nghiên cứu từ khóa và viết nội dung độc đáo, liên quan đến chủ đề của trang web là cực kỳ quan trọng. Bằng cách này, bạn không chỉ thu hút sự chú ý của người đọc mà còn nâng cao khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo rằng từ khóa được sử dụng một cách tự nhiên và hợp lý trong tiêu đề, nội dung và thẻ meta description cũng là một yếu tố không thể bỏ qua.


Xây dựng liên kết chất lượng

Xây dựng liên kết chất lượng là một phần quan trọng khác của chiến lược SEO. Bạn có thể tham gia vào việc viết bài guest post trên các trang web uy tín và thiết lập các backlink có giá trị cho website. 


Đồng thời, việc tham gia vào các diễn đàn và cộng đồng trực tuyến cũng giúp xây dựng uy tín và tạo ra các liên kết tự nhiên. Không chỉ vậy, việc chia sẻ nội dung trên các nền tảng mạng xã hội cũng là một cách tốt để thu hút lưu lượng truy cập và tạo ra các backlink chất lượng.


Sử dụng công cụ và kỹ thuật SEO phù hợp

Một số kỹ thuật SEO website ReactJS mà bạn có thể tham khảo: 

  • Tận dụng các công cụ như React Router để cải thiện cấu trúc URL và thêm thẻ rel="canonical" cho các URL động, giúp tối ưu hóa SEO.
  • Tạo và duy trì tệp sitemap XML để Googlebot có thể dễ dàng tìm thấy và lập chỉ mục các trang web của bạn.
  • Sử dụng Google Search Console để theo dõi hiệu suất SEO của trang web, đồng thời xác định và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn ảnh hưởng đến thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.

HƯỚNG DẪN THÊM: 

Cách đánh Index trong SQL giúp giảm tới 90% thời gian truy vấn

 

Cách phòng chống và khắc phục khi website bị DDOS nhanh và triệt để nhất

 

Tư vấn SEO web ReactJS top 1

Việc tối ưu hóa SEO cho website ReactJS có thể gặp nhiều thách thức do đặc thù của framework này, nhưng không phải là không thể thực hiện được. Bằng cách áp dụng các kỹ thuật và chiến lược phù hợp, bạn có thể cải thiện đáng kể thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google. Để thực sự hiểu rõ và áp dụng hiệu quả những giải pháp này, bạn cần sự tư vấn từ những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực SEO.


Askany là nền tảng kết nối trực tiếp bạn với những chuyên gia hàng đầu, giúp bạn nhận được những tư vấn chuyên sâu và giải pháp tối ưu nhất cho dự án của mình.


1. Hannie Phạm

Hannie có hơn 4 năm kinh nghiệm trong ngành SEO, với vai trò là SEO Manager tại Askany, cô đã tích lũy được nhiều kỹ năng chuyên sâu về tối ưu hóa onpage (bao gồm giao diện và technical SEO) và offpage (xây dựng backlink hiệu quả). Hannie đã từng làm việc với nhiều dự án lớn, đạt được những thành tích ấn tượng như đưa từ khóa lên top Google và tăng lượng truy cập cho các website.


Một trong những case study tiêu biểu mà Hannie Pham muốn chia sẻ liên quan đến từ khóa "chuyên gia SEO". Với chiến lược phù hợp, cô đã SEO lên top 1 cho từ khóa này cùng nhiều từ khóa liên quan chỉ trong 4 ngày. Kết quả đáng chú ý là tỷ lệ Click-through Rate (CTR) cao và sự chuyển đổi tốt từ lượng truy cập.


Những gì chuyên gia có thể tư vấn về SEO web ReactJS: 

  • Hướng dẫn chi tiết về cách tối ưu hóa các yếu tố On-Page (như tiêu đề, thẻ meta, nội dung) cho website ReactJS của bạn.
  • Chiến lược xây dựng liên kết hiệu quả để tăng cường uy tín và thứ hạng của website.
  • Phân tích từ khóa chuyên sâu để xác định các từ khóa mục tiêu và cách tối ưu hóa nội dung cho chúng.
  • Tư vấn về cách sử dụng các công cụ phân tích SEO để theo dõi và báo cáo hiệu quả chiến dịch SEO của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về SEO web ReactJS, hãy đặt lịch hẹn trao đổi với Hannie ngay tại đây: 

https://askany.com/seo/hanniepham 


2. Trần Chí Quyết

Anh Trần Chí Quyết là Founder của SEOSEONA, một công ty SEO uy tín trên thị trường. Anh đã thực hiện nhiều dự án thành công ở đa dạng lĩnh vực như Tinbanxe, MiViet, nội thất, sàn thương mại điện tử và bất động sản.


Hiện tại anh Trần Chí Quyết đang cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn SEO chuyên sâu tại Askany. Về SEO web ReactJS, anh có thể hỗ trợ bạn các vấn đề sau: 

  • Kỹ thuật tối ưu hóa SEO cho các ứng dụng đơn trang (SPA) được xây dựng bằng ReactJS.
  • Chiến lược tối ưu hóa hiệu suất website để cải thiện tốc độ tải trang và trải nghiệm người dùng.
  • Hướng dẫn về SEO Local để giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận khách hàng tại khu vực cụ thể.
  • Tư vấn về việc cải thiện trải nghiệm người dùng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và thời gian truy cập trang.
  • Quản lý toàn bộ dự án SEO từ lập kế hoạch đến triển khai và theo dõi kết quả.

Nếu bạn cần hỗ trợ SEO web ReactJS, hãy liên hệ với anh Trần Chí Quyết ngay để nhận được sự tư vấn chuyên sâu và giải pháp tối ưu cho dự án của bạn!

https://askany.com/seo-website/1671511605959853 


3. Thống Đoàn

Anh Thống Đoàn có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO và là người sáng lập của Forza SEO. Anh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu từ việc làm việc với nhiều dự án công nghệ khác nhau. Đặc biệt, anh đã thành công trong việc áp dụng các chiến lược SEO đặc thù cho các framework phức tạp như ReactJS. Nhờ vào sự am hiểu sâu sắc về cách hoạt động của các công nghệ này, anh đã đưa các dự án lên tầm cao mới trong việc tối ưu hóa SEO và tăng cường hiệu quả marketing trực tuyến.


Một số dự án thành công:

  • Với Tập đoàn đa quốc gia HLG (Harvey Law Group) tại các khu vực Châu  u và Châu Mỹ, anh đã đưa các từ khóa lên từ Top 1 đến Top 10, với hơn 60 từ khóa đứng top và khoảng 40-45% trong top 5.
  • Với Ngân hàng SCB, anh đã tăng lượng traffic từ 110,000 lượt/tháng lên 230,000 lượt/tháng và có 35 từ khóa đứng top 5 như Lãi suất tiết kiệm, lãi suất thẻ tín dụng,...

Tại Askany, anh Thống Đoàn có thể giúp bạn đưa ra các đề xuất cụ thể về từ khóa phù hợp và chiến lược nội dung để nâng cao vị trí của website ReactJS của bạn trên Google. Anh cũng có thể hướng dẫn bạn về cách sử dụng công cụ Google Analytics và các công cụ đo lường khác để theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến dịch SEO.


Đặt lịch tư vấn với anh Thống Đoàn tại đây để biết thêm chi tiết: 

https://askany.com/seo/1680517809883105 
 

Tóm lại, bài viết này đã chia sẻ toàn bộ thông tin về SEO web ReactJS mà bạn nên nắm để biết cách áp dụng trong công việc SEO của chính bạn. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp và tính năng đơn giản nhất mà ReactJS có thể thực hiện, ngoài ra nó còn làm được nhiều thứ khác hay ho hơn như là Parameterized routing, API calls, và, route queries,... Liên hệ ngay với các chuyên gia SEO tại Askany để được cập nhật và nhận ngay nhiều phương pháp giá trị khác từ ứng dụng này, bạn sẽ được tiếp cận nguồn kiến thức khổng lồ chỉ với giá tư vấn SEO vô cùng rẻ và hợp lý.

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng