Cách tạo sitemap cho Wordpress mới nhất giúp Google index nhanh hơn

Cách tạo sitemap cho Wordpress mới nhất giúp Google index nhanh hơn

15/05/2024

840

0

Chia sẻ lên Facebook
Cách tạo sitemap cho Wordpress mới nhất giúp Google index nhanh hơn

Nếu biết cách tạo sitemap cho WordPress, bạn có thể quản lý và tối ưu hóa hiệu suất trang web tốt hơn. Sitemap chính là bản đồ dẫn đường giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ cấu trúc của trang web, từ đó giúp cải thiện khả năng index và hiển thị trang web trong kết quả tìm kiếm. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các phương pháp tạo sitemap cho WordPress cũng như cách submit lên Google ngay trong bài viết này.


Nếu sitemap của bạn có lỗi hoặc không được xử lý đúng cách, có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất và sự hiển thị của trang web trong kết quả tìm kiếm. Do đó, bạn nên liên hệ với chuyên gia SEO tại Askany để được tư vấn cụ thể cách thực hiện, nhất là những trang có sitemap quá lớn. 

Tìm hiểu về sitemap

Sitemap là gì?

Sitemap là một loại tệp tin đặc biệt được thiết kế để giúp công cụ tìm kiếm như Google hiểu rõ cấu trúc của trang web của bạn. Nó giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng xác định và quét tất cả các trang web của bạn một cách hiệu quả hơn.

 

cách tạo sitemap cho wordpress


Có thể hiểu đơn giản là, nếu bạn xem trang web như một khu phố, thì sitemap là bản đồ. Nó cho phép máy chủ tìm kiếm biết được những ngóc ngách nào cần ghé thăm và cách chúng kết nối với nhau. 

Lợi ích khi tạo sitemap cho website

Sitemap giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng phát hiện và lập chỉ mục tất cả các trang web trên website, bao gồm cả những trang ẩn hoặc ít được liên kết đến. Khi các bot tìm kiếm hiểu rõ cấu trúc website và nội dung của bạn, thì website của bạn có thể xếp hạng website cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Từ đó, bạn sẽ nhận được nhiều lượt truy cập hơn từ người dùng tìm kiếm thông tin liên quan.


Bên cạnh đó, sitemap có thể giúp bạn phát hiện các lỗi website như liên kết bị hỏng hoặc trang web không thể truy cập được.

Tóm lại, lợi ích của sitemap là sẽ giúp máy chủ tìm kiếm hiểu rõ về cấu trúc và nội dung của trang web, giúp tối ưu hóa quá trình lập chỉ mục website, cũng như tăng hiệu suất SEO.

Các loại sitemap phổ biến

Về cấu trúc, sitemap được phân thành hai loại là XML và HTML sitemap. Điểm khác biệt quan trọng giữa cả hai là XML được sử dụng chủ yếu cho các công cụ tìm kiếm, trong khi HTML sitemap được tạo ra cho người dùng của trang web.

  • XML sitemap chứa thông tin về các URL cùng với các siêu dữ liệu của trang web. Nó bao gồm các chi tiết như thời gian cập nhật lần cuối của URL, thời điểm thay đổi gần nhất, và những thông tin liên quan khác.
  • HTML sitemap chủ yếu được tạo ra cho người dùng để họ có thể dễ dàng tìm kiếm và chuyển hướng trên trang web. 

 

Cách tạo sitemap cho Wordpress


Cả hai loại sitemap HTML và XML đều giúp cho việc crawl trang web trở nên dễ dàng đối với các công cụ tìm kiếm. Thông thường bạn nên kết hợp cả hai loại thì sẽ đạt kết quả tốt nhất.

 

Nếu phân loại theo định dạng thì sitemap có bốn dạng là: Image Sitemap, News Sitemap, Video Sitemap, Mobile Sitemap. 

 

Cho dù trang của bạn có quy mô nhỏ hay lớn thì đều cần có sitemap bởi vì nó hỗ trợ rất nhiều cho quá trình SEO WordPress, cũng như giúp website được Google index nhanh hơn, nhất là các website có ít backlink. 

Hướng dẫn tạo sitemap Wordpress

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 4 cách tạo sitemap trong Wordpress ngay sau đây:  

Cài đặt sitemap bằng Yoast SEO

Bước 1: Cài đặt Yoast SEO.
Trước tiên, hãy cài đặt Yoast SEO vào trang web WordPress của bạn: 

  • Truy cập vào trang quản trị WordPress, tìm kiếm "Yoast SEO" trong mục Plugin.

Cách tạo sitemap cho Wordpress

  • Bấm chọn "Yoast SEO" và nhấn nút Tải về để cài đặt.

cách tạo sitemap cho wordpress

 

Bước 2: Sau khi cài đặt, bạn cần kích hoạt Yoast SEO và bật tính năng tạo sitemap.

  • Bấm vào mục SEO ở phía bên trái bảng điều khiển. 
  • Bấm chọn tab Feature. 
  • Ở phần Advanced setting page, double click vào Enable. 

Cách tạo Sitemap cho website WordPress

 

Bước 3: Tiếp theo, bạn cần kích hoạt sitemap. 

  • Bấm vào "XML sitemaps" trên trang cài đặt Yoast SEO.
  • Bấm tiếp vào mục “XML sitemap Functionality” rồi double click vào Enable.  
  • Cuối cùng, bạn bấm chọn vào link “Your XML sitemap” để xem lại. 

Cách tạo Sitemap cho website WordPress

 

Như vậy là bạn đã hoàn thành tạo sitemap bằng Yoast SEO.

Tạo bằng Google XML Sitemaps

Một cách tạo sitemap cho Wordpress cũng thường được sử dụng nhiều là thực hiện thông qua Google XML Sitemap: 


Bước 1: Để thực hiện, bạn tiến hành cài đặt và kích hoạt Google XML Sitemap tại đường link: https://vi.wordpress.org/plugins/.

 

cách tạo sitemap cho wordpress


Bước 2: Sau khi kích hoạt thành công, Google XML Sitemap sẽ tự động tạo Sitemap WordPress cho trang web của bạn.


Bước 3: Tiếp theo, bạn mở trang cấu hình Plugin bằng cách nhấp chọn "Settings", sau đó chọn "XML sitemap". Tại đây, bạn sẽ tìm thấy URL của sitemap.

 

cách tạo sitemap cho wordpress

 

Tạo bằng WP Sitemap Page

WP Sitemap Page là một công cụ của bên thứ 3 cho phép bạn tạo sitemap cho Wordpress. 

  • Vào mục "Page" và chọn "Add New Page", sau đó nhập [wp_sitemap_page] vào nơi bạn muốn hiển thị sitemap.

tạo Sitemap bằng WP Sitemap Page

  • Cuối cùng, bạn nhấn nút "Publish" để đưa trang sitemap của bạn lên trang web.

Tạo sitemap thủ công

Những phiên bản trước thì Wordpress không có tích hợp sơ đồ sitemap, tuy nhiên từ bản 5.5 trở lên thì đã có tính năng cho phép bạn tạo sitemap thủ công cơ bản. 


Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần thêm "wp-sitemap.xml" vào cuối tên miền của trang. Ví dụ: https://www.example.com/wp-sitemap.xml. WordPress sẽ tự động hiển thị sơ đồ XML sitemap mặc định.


Tuy cách tạo sitemap này đơn giản, nhưng đối với những trang web yêu cầu tính năng mở rộng và quản lý linh hoạt hơn thì bạn nên dùng các cách khác đã được hướng dẫn ở trên. Lý do là vì sơ đồ mặc định này sẽ bị hạn chế khi bạn muốn chỉnh sửa, thêm hoặc bỏ các phần nhất định. 

Cách khai báo sitemap với Google Search Console

Để gửi sitemap lên Google, trước tiên, bạn cần đăng nhập vào tài khoản Google của mình và truy cập vào Google Search Console và thực hiện các bước sau: 

  • Chọn trang web mà bạn muốn submit sitemap từ danh sách các trang web được liên kết với tài khoản của bạn trong Google Search Console.
  • Chọn mục "Crawl" và sau đó chọn "Sitemaps".
  • Nhấp vào "Add/Test Sitemap".
  • Gõ địa chỉ URL của Sitemap WordPress đã tạo vào phần “Add a new sitemap”. Lưu ý: nếu sitemap được tạo từ YOAST SEO thì ở phần này bạn chỉ cần nhập sitemap_index.xml là được. Sau đó bạn bấm nút "Gửi" để hoàn tất quá trình này. 

Cách submit sitemap lên Google

 

Google Bot sẽ cần một vài ngày làm việc để xử lý yêu cầu của bạn và quét trang web của bạn.

Lưu ý khi tạo sitemap

Tạo sitemap không quá khó nhưng yêu cầu bạn phải nắm vững kỹ thuật và cẩn thận. Nếu không có kinh nghiệm thì người tạo sitemap có thể quên một số URL quan trọng hoặc bị thiếu các trang trong sitemap. Ngoài ra, một số lỗi cú pháp nhỏ có thể làm cho sitemap không đọc được.

Sitemap không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp, nhưng nó giúp Google thu thập dữ liệu website hiệu quả hơn. Nên cập nhật sitemap thường xuyên khi có thay đổi trên website. Sử dụng công cụ kiểm tra sitemap để đảm bảo sitemap khi up lên Google không có lỗi.


Để tránh mắc phải những sai lầm này, bạn nên đặt lịch hẹn trao đổi với chuyên gia SEO tại Askany. Chỉ cần 15-30 phút trò chuyện cùng người có kinh nghiệm, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, đảm bảo sitemap không gặp vấn đề.


Hiện nay Askany có rất nhiều chuyên gia SEO giỏi, đang làm việc cho các công ty SEO uy tín. Bạn có thể đặt lịch hẹn và trao đổi online bằng video call 1:1 hoặc gặp mặt trực tiếp chuyên gia. 


Hannie Phạm là SEOer có hơn 4 năm kinh nghiệm, được rất nhiều khách hàng đánh giá cao. Cô có thể tư vấn giúp bạn xử lý tất cả vấn đề liên quan, xử lý trường hợp sitemap có dữ liệu quá lớn cần chia nhỏ, URL bị lỗi, cú pháp XML không chính xác, v.v…


Hãy đặt lịch hẹn với Hannie tại đây để được tư vấn thêm: 

  • https://askany.com/seo/hanniepham
  • Giá tư vấn SEO: 250.000 - 300.000 đồng/15 phút.
  • Đặt lịch hẹn từ T2 - CN, 08:00 - 20:00. 

Các câu hỏi thường gặp (FAQ) về sitemap

1. Sitemap update tự động như thế nào?


Tần suất update sitemap tự động sẽ phụ thuộc vào plugin hoặc công cụ mà bạn dùng để tạo sitemap. Một số plugin sẽ tự động update sitemap mỗi khi bạn thêm hoặc sửa đổi nội dung trên website. Tuy nhiên, cũng có một số plugin yêu cầu bạn update sitemap thủ công.


2. Có cần submit Sitemap lại cho Google Search Console không?


Có, bạn nên submit sitemap lại cho Google Search Console sau khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với sitemap, chẳng hạn như thêm mới trang web hoặc sửa đổi cấu trúc của website. Việc submit sitemap lại giúp Google cập nhật thông tin mới nhất về website của bạn từ đó index trang nhanh hơn. 


3. Website của tôi có cần cả Sitemap XML và HTML không?


Sitemap XML là dạng sitemap phổ biến nhất và được sử dụng để nộp cho các công cụ tìm kiếm. Sitemap HTML được sử dụng để hiển thị cho người dùng trên website. Bạn không cần phải có cả hai loại sitemap. Chỉ cần sitemap XML là đủ để tối ưu hóa SEO cho website của bạn.
 

Hướng dẫn trên đây đã giúp bạn biết cách tạo sitemap cho Wordpress dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tối ưu hóa trang web của mình một cách toàn diện và đạt được kết quả cao hơn trên công cụ tìm kiếm, hãy đặt câu hỏi đến chuyên gia SEO tại Askany. Sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường tối ưu hóa trang web của mình, cũng như tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí hơn. 

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng