Ngành kinh tế: Những điều bạn cần biết trước khi chọn học

Ngành kinh tế: Những điều bạn cần biết trước khi chọn học
Ái My

08/06/2023

846

0

Chia sẻ lên Facebook
Ngành kinh tế: Những điều bạn cần biết trước khi chọn học

Bạn đang muốn tìm hiểu về ngành kinh tế năm 2023? Bạn muốn biết học ngành này có công việc ổn định, thu nhập cao hay không? Những tố chất nào sẽ phù hợp để học ngành kinh tế? Nếu đó là những gì bạn quan tâm, hãy tham khảo bài viết bên dưới của Topchuyengia.

 

Ngành kinh tế là một ngành học hấp dẫn và có triển vọng trong tương lai. Sau khi đọc bài viết, nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc chọn trường đào tạo, chương trình học, học phí,.. của ngành kinh tế. Bạn có thể liên hệ với các cựu sinh viên đã học ngành này trên ứng dụng Askany để được tư vấn 1:1 chi tiết nhất.

 

Ngành kinh tế là học gì?

Ngành Kinh tế (tiếng Anh là Economics) là một trong những ngành học chính trị, xã hội. Khi học ngành này, bạn sẽ được tìm hiểu về các quy luật, vấn đề quản lý kinh tế, tài chính, tiền tệ.

ngành kinh tế học gì
Ngành kinh tế có hai nhánh chính là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Ngành kinh tế có hai nhánh chính là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Kinh tế vi mô nghiên cứu về hành vi và lựa chọn của các cá thể, hộ gia đình, doanh nghiệp và thị trường. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu về các biến số tổng thể của nền kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, cân bằng thương mại và chính sách tiền tệ.

 

Ngoài ra, ngành kinh tế còn có nhiều nhánh phụ khác như kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển, kinh tế học lao động, kinh tế học công, kinh tế học lượng, kinh tế học môi trường và các ngành liên ngành như kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, marketing, kế toán, kiểm toán,...

Tại sao nên chọn ngành kinh tế?

Hiện nay Việt Nam đang thiếu lao động chất lượng cao cho các ngành kinh tế. Dự đoán từ năm 2020-2025 mỗi năm TP HCM cần khoảng 67.000 lao động nhóm ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng chiếm khoảng 33% tổng nhu cầu lao động các nhóm ngành. Do vậy sau khi ra trường, bạn sẽ không sợ thiếu việc làm nếu bạn có đầy đủ chuyên môn và kỹ năng cần thiết. Khi tốt nghiệp, bạn sẽ có cơ hội làm việc ở các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm nghiên cứu, giảng viên tại các trường đại học,...

ngành kinh tế
Ngành kinh tế ở Việt Nam có thu nhập cao so với các ngành khác

Hơn nữa, ngành kinh tế ở Việt Nam có thu nhập cao so với các ngành khác. Theo thống kê của jobpro.com, mức lương trung bình của người học ngành kinh tế là 15 triệu đồng/tháng, cao hơn mức lương trung bình của các nhóm ngành khác 5-10 triệu đồng. .

Những tố chất cần có để học ngành kinh tế?

Ngành kinh tế là một ngành học đòi hỏi sinh viên phải có những tố chất sau:

Sự đam mê kinh doanh

Điều này giúp sinh viên ngành kinh tế có động lực để học hỏi và nghiên cứu các hoạt động kinh doanh, thương mại, tài chính. Sinh viên đam mê kinh doanh cũng có thể khởi nghiệp và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới mẻ và có giá trị cho người tiêu dùng.

Tư duy logic và phân tích

Sinh viên ngành kinh tế phải có khả năng sử dụng các công cụ và phương pháp kinh tế để phân tích các vấn đề kinh tế, đưa ra các giả thuyết và kiểm tra chúng bằng dữ liệu.

Ham học hỏi và cập nhật kiến thức

ngành kinh tế
Sinh viên ngành kinh tế phải có sự ham học hỏi và cập nhật kiến thức liên tục

Sinh viên ngành kinh tế phải có sự ham học hỏi và cập nhật kiến thức liên tục vì nền kinh tế thay đổi liên tục và có nhiều lĩnh vực mới nổi.

Giao tiếp và thuyết phục

Sinh viên ngành kinh tế phải có kỹ năng giao tiếp và thuyết phục để trình bày các quan điểm và đề xuất của mình một cách rõ ràng, chính xác và thuyết phục cho các bên liên quan.

Làm việc nhóm và đa dạng văn hóa

Sinh viên ngành kinh tế phải có khả năng làm việc nhóm và đa dạng văn hóa vì họ sẽ phải làm việc với nhiều người khác nhau trong và ngoài nước, có nhiều quan điểm và nền văn hóa khác nhau.

Các khối thi vào ngành kinh tế?

ngành kinh tế
Các khối thi của ngành kinh tế được liệt kê cụ thể bên dưới

Mã ngành: 7310101

Ngành Kinh tế xét tuyển các khối sau:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành kinh tế năm 2023

Điểm chuẩn ngành Kinh tế năm 2023

  • Theo phương thức xét học bạ: từ 15 điểm trở lên.
  • Theo phương thức điểm chuẩn thi THPT: từ 14 - 28,1 điểm
  • Theo phương thức xét theo điểm thi THPT Quốc gia: từ 550 - 922 điểm.

Các chuyên ngành của ngành kinh tế?

Đây là ngành học rất rộng lớn, với nhiều nhóm ngành và chuyên ngành khác nhau, cụ thể:

 

Nhóm ngành quản trị bao gồm

ngành kinh tế
Nhóm ngành quản trị bao gồm
  1. Quản trị kinh doanh
  2. Quản trị nhân lực
  3. Quản trị văn phòng
  4. Quản trị khách sạn
  5. Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành
  6. Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Nhóm ngành kinh doanh - kinh tế - tài chính bao gồm

ngành kinh tế
Nhóm ngành kinh doanh - kinh tế - tài chính bao gồm
  1. Kinh doanh nông nghiệp
  2. Kinh doanh quốc tế
  3. Kinh doanh thương mại
  4. Ngoại thương
  5. Kinh tế đối ngoại
  6. Kinh tế quốc tế
  7. Tài chính – Ngân hàng
  8. Kinh tế nông nghiệp
  9. Kinh tế công nghiệp
  10. Kinh tế vận tải
  11. Kinh tế xây dựng
  12. Kinh tế đầu tư
  13. Kinh tế phát triển

Nhóm ngành kế toán - kiểm toán bao gồm

  1. Kế toán
  2. Kiểm toán
ngành kinh tế
Ngành kinh tế bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau

Như vậy ngành kinh tế bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, liên quan đến các lĩnh vực quản trị, tài chính, kế toán, kiểm toán, thương mại, marketing, ngoại thương, kinh tế quốc tế, kinh tế chính trị, kinh tế đối ngoại, kinh tế phát triển và nhiều ngành khác.

 

Mỗi chuyên ngành có những đặc điểm và yêu cầu riêng biệt về kiến thức và kỹ năng. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về từng chuyên ngành bằng cách liên hệ trực tiếp với các sinh viên/cựu sinh viên tại Askany để được chia sẻ chi tiết nhất.

Mức lương ngành kinh tế là bao nhiêu?

ngành kinh tế
Mức lương của ngành kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chuyên ngành, kinh nghiệm, vị trí công việc,...

Mức lương của ngành kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chuyên ngành, kinh nghiệm, vị trí công việc và doanh nghiệp.

  1. Một số nguồn tham khảo cho biết mức lương trung bình của ngành kinh tế ở Việt Nam dao động từ 8 - 20 triệu đồng/tháng.
  2. Đối với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương động từ 8 – 10 triệu/tháng.
  3. Đối với người có nhiều kinh nghiệm, mức lương lên đến 15 triệu/tháng.
  4. Một số chuyên ngành có mức lương cao hơn như kinh doanh quốc tế, kinh tế quốc tế, xúc tiến thương mại, có thể đạt từ 30.000 – 70.000 USD/năm.

Các trường đào tạo ngành kinh tế uy tín hiện nay

Ngành kinh tế là một ngành học phổ biến và được đào tạo ở nhiều trường đại học trong và ngoài nước. Tùy theo điểm số thi THPT Quốc gia và điều kiện học phí của bạn mà bạn có thể lựa chọn trường phù hợp cho mình.

 

Một số trường đại học uy tín và có chất lượng đào tạo cao về ngành kinh tế ở Việt Nam là:

Khu vực miền Nam:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Học viện Chính sách và Phát triển
  • Học viện Tài chính
  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Hải Dương
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Nông lâm Bắc Giang
  • Đại học Thái Bình
  • Đại học Lao động Xã hội
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Kinh tế - Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Vinh
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Kinh tế Nghệ An
  • Đại học Quang Trung

Xem thêm:

 

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn toàn bộ thắc mắc về ngành kinh tế và đề xuất một số trường đại học uy tín có đào tạo ngành học này. Nếu bạn yêu thích ngành kinh tế và muốn theo đuổi nó nhưng bạn không biết nên chọn trường đại học nào? Các trường đại học có điểm chuẩn, chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất ra sao? Bạn không biết nên chuẩn bị kiến thức và kỹ năng gì để theo học ngành kinh tế? Đừng lo lắng, hãy đặt lịch hẹn trên Askany để được anh chị sinh viên đã từng học ngành kinh tế ở các trường đại học khác nhau tư vấn cho bạn nhé.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng