Ngành Luật kinh tế học gì? Cơ hội việc làm và thu nhập?

Ngành Luật kinh tế học gì? Cơ hội việc làm và thu nhập?

01/07/2024

1124

0

Chia sẻ lên Facebook
Ngành Luật kinh tế học gì? Cơ hội việc làm và thu nhập?

Ngành luật kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển năng động của thị trường năm 2025. Là sự kết hợp độc đáo giữa kiến thức pháp lý và sự hiểu biết về kinh tế, Ngành Luật Kinh tế mở ra cánh cửa cho những bạn trẻ đam mê công lý, thương mại và sự đổi mới. Bài viết của Topchuyengia sẽ cung cấp cho bạn thông tin tổng quan về ngành luật kinh tế, bao gồm thông tin tuyển sinh và cơ hội việc làm cho sinh viên muốn theo đuổi con đường này.

 

Ngành Luật kinh tế là gì?

Ngành Luật Kinh tế là một lĩnh vực học tập và nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh tế, bao gồm các hoạt động thương mại, đầu tư, doanh nghiệp, tài chính và các lĩnh vực kinh tế khác.
 

Mục tiêu của luật kinh tế là để duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh và thương mại, đồng thời đảm bảo quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi và giao thương cả trong và ngoài nước.

ngành luật kinh tế
Sinh viên học ngành Luật kinh tế được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật

Ngành Luật kinh tế học gì?

Sinh viên học ngành Luật kinh tế được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, và luật trong lĩnh vực kinh doanh. Bao gồm:

  • Kiến thức chuyên môn về tranh tụng trong kinh doanh. Khả năng giải quyết tranh chấp thông qua quá trình phân xử.
  • Kỹ năng tổ chức công việc, tìm kiếm, cập nhật và phân loại các văn bản pháp luật.
  • Phương pháp nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp và vai trò của nhà nước trong việc quản lý doanh nghiệp.

 

Đặc biệt, sinh viên cũng sẽ được làm quen với ba định luật kinh tế của Adam Smith, một nhà triết học và kinh tế gia nổi tiếng. Đó là: Luật cung - cầu, luật tư lợi và luật cạnh tranh.

 

Ngoài ra, trong ngành này, sinh viên cũng sẽ học một số môn quan trọng như: Pháp luật và Quy chế kinh doanh, Thủ tục đầu tư và đăng ký Kinh doanh, Luật kinh doanh/thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, Nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng, Luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Luật xây dựng, và nhiều môn khác.

THAM KHẢO CÁC NGÀNH LIÊN QUAN KHÁC:

Lý do vì sao nên chọn ngành Luật kinh tế?

ngành luật kinh tế
Có khả năng phát triển toàn diện về kiến thức và kỹ năng, có thể du học ở nhiều quốc gia

Nếu bạn đang tìm kiếm một ngành học có sự kết hợp hài hòa giữa luật và kinh tế, có nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cao, có khả năng phát triển toàn diện về kiến thức và kỹ năng, có thể du học ở nhiều quốc gia phát triển, thì ngành luật kinh tế là một lựa chọn lý tưởng cho bạn. Dưới đây là một số lý do vì sao nên chọn ngành luật kinh tế:

  • Ngành luật kinh tế giúp bạn có cơ hội việc làm rộng mở và tỷ lệ có việc làm cao. Ngành luật kinh tế liên tục nằm trong nhóm ngành có cơ hội việc làm cao vì nhu cầu nhân lực trên thị trường là rất lớn. Bạn có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước, các công ty luật, các doanh nghiệp hoặc tổ chức phi chính phủ liên quan đến kinh doanh và thương mại.
  • Ngành luật kinh tế có mức thu nhập hấp dẫn: Theo báo cáo của Hotcourses Vietnam, tùy theo kinh nghiệm và năng lực trong ngành Luật kinh tế, mức lương cho người mới bắt đầu (có 0-1 năm kinh nghiệm) là từ 6-10 triệu. Người có kinh nghiệm ở các vị trí cao cấp trong phòng ban, tổ chức có thể đạt tới mức thu nhập 30-40 triệu, cộng thêm phần trăm doanh thu. Nếu bạn quan tâm hay lo lắng về cơ hội việc làm sau khi học ngành Luật Kinh tế, hãy click vào đây để các luật sư hoặc chuyên gia pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và chia sẻ thêm cho bạn về vấn đề này.
  • Ngành luật kinh tế giúp bạn có thể du học ở nhiều quốc gia phát triển. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành luật kinh tế ở nước ngoài, bạn có đến Mỹ, Úc, Anh, Hà Lan, v.v. Bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, học hỏi các kiến thức mới nhất và tiên tiến nhất, mở rộng tầm nhìn và kết nối quốc tế.
  • Ngành luật kinh tế giúp bạn có khả năng giỏi toàn diện. Bạn không chỉ được đào tạo về pháp luật và kinh tế, mà còn được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết để làm việc hiệu quả trong môi trường hiện đại. Bạn sẽ có kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, v.v.

Như vậy, ngành luật kinh tế là một ngành học hấp dẫn và có nhiều lợi ích cho người học. Nếu bạn có đam mê và năng lực, bạn có thể chọn ngành luật kinh tế là một bước đệm để thành công trong tương lai.

Tố chất nào phù hợp để học ngành Luật kinh tế?

ngành luật kinh tế
Tính cẩn thận, công bằng, khách quan và trung thực

Để thành công trong ngành Luật Kinh tế, bạn cần những tố chất sau:

  • Tính cẩn thận, công bằng, khách quan và trung thực: Đây là những đức tính quan trọng của một luật sư. Bạn cần làm việc một cách cẩn thận và công bằng, xác minh và hiểu rõ sự việc, tôn trọng sự thật và không sợ khó khăn khi đấu tranh cho công lý.
  • Trí nhớ tốt: Ngành Luật yêu cầu bạn phải ghi nhớ các điều khoản, quy trình và thủ tục tố tụng. Bạn cần nhớ chính xác từng chi tiết và khả năng này giúp bạn giải quyết nhanh chóng các tình huống và vụ án.
  • Năng động, sáng tạo, bản lĩnh: Bạn cần linh hoạt và tự tin. Điều này giúp bạn vượt qua các thách thức và hiểu biết về sự phức tạp của cuộc sống trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và thương mại. Sự sáng tạo cũng giúp bạn tìm ra các phương pháp giải quyết vấn đề trong thực tế.
  • Giỏi ngoại ngữ: Trong thị trường ngày càng thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, việc thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế lớn. Nó giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ tốt, đặc biệt là khi liên quan đến các yếu tố quốc tế trong kinh doanh.

 

Trước khi quyết định học ngành Luật Kinh tế, bạn cần hiểu rõ yêu cầu và các tố chất này. Để biết mình có phù hợp với ngành học này hay không, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia hướng nghiệp/ cựu sinh viên ngành Luật kinh tế trên ứng dụng Askany.

Luật kinh tế thi khối nào?

Để biết khối thi nào để vào học ngành Luật Kinh tế, bạn có thể tham khảo các tổ hợp môn sau đây:

  • Tổ hợp môn A00: Toán, Lý, Hóa
  • Tổ hợp môn A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
  • Tổ hợp môn C00: Văn, Sử, Địa
  • Tổ hợp môn D01: Văn, Toán, Tiếng Anh
  • Tổ hợp môn D14: Văn, Sử, Tiếng Anh
  • Tổ hợp môn D07: Toán, Hóa, Anh
  • Tổ hợp môn D09: Toán, Tiếng Anh, Lịch Sử
  • Tổ hợp môn D96: Toán, tiếng Anh, một môn trong khối KHXH
  • Tổ hợp môn D66: Ngữ Văn, Giáo dục công dân,Tiếng Anh
  • Tổ hợp môn D15: Tiếng Anh, Ngữ Văn và Địa lý

Mỗi trường đại học sẽ có những tổ hợp môn xét tuyển khác nhau, bạn có thể lên website của từng trường để tham khảo thông tin chi tiết nhất.

Điểm chuẩn ngành Luật kinh tế mới nhất

Dưới đây là điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế năm 2025 của một số trường Đại học

 

Trường Đại Học

Điểm Chuẩn 2025

ĐH Kinh tế – Luật TPHCM

25,02 – 26,20

ĐH Kinh tế Quốc dân

26,5

ĐH Luật TPHCM

27,0

ĐH Ngoại Thương

26,5

ĐH Luật Hà Nội

27,5

ĐH Thương mại

26,0

ĐH Kinh tế – Tài chính

25,5

ĐH Luật – ĐH Huế

25,0

Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế gồm những môn nào?

Dưới đây là chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế của trường Đại học Kinh tế quốc dân mà bạn có thể tham khảo

Kiến thức giáo dục đại cương

  • Các học phần chung (bao gồm các môn như: Triết học Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,...)
  • Các học phần của Trường (bao gồm các môn như: Toán cho các nhà kinh tế, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô,...)
  • Các học phần của ngành (bao gồm các môn như: Lý luận nhà nước và pháp luật, Luật hành chính, Luật dân sự 1, Luật hiến pháp)

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

  • Luật dân sự 2
  • Luật thương mại 1
  • Luật thương mại 2
  • Công pháp quốc tế
  • Luật thương mại quốc tế

Kiến thức ngành

  • Luật sở hữu trí tuệ
  • Pháp luật đất đai
  • Pháp luật tài chính
  • Tư pháp quốc tế
  • Luật lao động
  • Pháp luật về đầu tư
  • Pháp luật đấu thầu
  • Luật tố tụng dân sự
  • Đề án môn học Luật Thương mại

*Các học phần lựa chọn

  • Pháp luật đầu tư quốc tế
  • Tiếng Anh pháp lý
  • Luật tố tụng hình sự
  • Pháp luật hôn nhân và gia đình
  • Pháp luật ngân hàng
  • Pháp luật giao dịch điện tử
  • Quản lý học 1
  • Kỹ năng tư vấn pháp luật
  • Quản lý thuế
  • Kỹ năng xác lập và thực hiện hợp đồng thương mại (tiếng Anh)

Kiến thức chuyên sâu

  • Quản trị kinh doanh 1
  • Pháp luật cạnh tranh
  • Pháp luật an sinh xã hội
  • Nguyên lý kế toán
  • Pháp luật kinh doanh bảo hiểm
  • Pháp luật chứng khoán
  • Kinh tế quốc tế
  • Luật WTO
  • Pháp luật hải quan Việt Nam
  • Luật trọng tài quốc tế
  • Luật thương mại và kinh doanh ASEAN
  • Pháp luật về các biện pháp khắc phục trong thương mại
  • Pháp luật hàng hải quốc tế
  • Pháp luật môi trường

Khóa luận tốt nghiệp

Cơ hội việc làm cho Ngành Luật Kinh tế sau khi ra trường

Một trong những mối quan tâm lớn của nhiều thí sinh khi chọn ngành học là ngành Luật Kinh tế. Đây là một lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có thể làm việc trong bốn lĩnh vực chính sau đây:

  • Luật sư: Công tác trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, đầu tư, tài chính, v.v. với nhiệm vụ tư vấn pháp lý và giải quyết các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh.
  • Chuyên viên pháp chế: Làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến pháp luật.
  • Chuyên viên pháp lý: Đảm nhận công việc pháp lý tại các cơ quan nhà nước như cơ quan quản lý kinh tế, thương mại, đầu tư. Chuyên viên pháp lý có trách nhiệm xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, giải quyết các vụ việc hành chính.
  • Giảng viên Luật Kinh tế: Giảng dạy, nghiên cứu và đào tạo sinh viên ngành Luật Kinh tế tại các trường Đại học, Cao đẳng.

Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết, cụ thể hơn về cơ hội việc làm cũng như mức thu nhập ở các công ty chuyên về luật tài chính và kinh tế tên tuổi lớn ở Việt Nam, hãy tham khảo ngay dịch vụ tư vấn ngành Luật của Askany. Chỉ cần bạn đăng ký ở đây, đội ngũ chuyên gia luật với nhiều năm kinh nghiệm sẽ liên hệ bạn trực tiếp ngay lập tức để tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc.

Mức lương tốt nghiệp ngành Luật kinh tế là bao nhiêu?

ngành luật kinh tế
mức lương của luật sư hoặc luật sư kinh tế tại các văn phòng luật sư có sự khác biệt rõ rệt

Trên thị trường pháp lý Việt Nam hiện nay, mức lương của luật sư hoặc luật sư kinh tế tại các văn phòng luật sư nổi tiếng hoặc công ty tư nhân có thể được phân chia như sau:

  1. Với người chưa có kinh nghiệm: Mức lương từ 4 - 6 triệu đồng/tháng.
  2. Với kinh nghiệm từ 1 - 3 năm: Mức lương trên 6 triệu đồng/tháng.
  3. Khi có kinh nghiệm từ 3 - 5 năm: Mức lương trên 10 triệu đồng/tháng.
  4. Với kinh nghiệm từ 5 - 10 năm: Mức lương trên 20 triệu đồng/tháng.
  5. Với vị trí Partner/trưởng phòng: Mức lương từ 30 - 40 triệu đồng/tháng cùng với phần trăm doanh thu.
  6. Với vị trí Managing Partner/Giám đốc: Mức lương sẽ phụ thuộc vào doanh thu của công ty.

Ngoài ra, mức lương cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị mà bạn làm việc.

 

Các trường đào tạo ngành Luật kinh tế

Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Ngân hàng
  • Đại học Lao động Xã hội
  • Đại học Luật Hà Nội
  • Đại học Thương mại
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Đông Đô
  • Đại học Đại Nam
  • Đại học Hòa Bình
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
  • Đại học Thành Tây
  • Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên
  • Đại học Kinh Bắc
  • Đại học Thành Đông
  • Đại học Trưng Vương

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Vinh
  • Đại học Luật - Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Tài chính - Kế toán
  • Đại học Dân lập Duy Tân
  • Đại học Đông Á
  • Đại học Phan Thiết

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
  • Đại học Ngân hàng TP.HCM
  • Đại học Kinh tế TPHCM
  • Đại học Lao động Xã hội - Cơ sở TP.HCM
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
  • Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Bình Dương
  • Đại học Công nghệ Miền Đông
  • Đại học Dân lập Cửu Long
  • Đại học Dân lập Lạc Hồng
  • Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
  • Đại học Nam Cần Thơ
  • Đại học Tây Đô

Xem thêm:

FAQ – Những câu hỏi thường gặp về Ngành Luật Kinh Tế

Con gái có nên học ngành Luật Kinh tế không? 

Nếu bạn là nữ và đang cân nhắc phân vân về ngành học, Luật Kinh tế là một lựa chọn phù hợp. Ngành này yêu cầu sự tỉ mỉ, kiên nhẫn trong học tập và công việc, những phẩm chất mà nhiều bạn nữ thường sở hữu. Tuy nhiên, học ngành Luật Kinh tế cũng đòi hỏi khả năng học tập tốt, chịu áp lực cao và kiên trì và quyết tâm cao độ.

Học ngành Luật Kinh tế có khó không?

Độ khó của việc học ngành Luật Kinh tế phụ thuộc vào khả năng học tập, tính cách và mục tiêu nghề nghiệp của từng người. Nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực hết mình, việc theo học ngành Luật kinh tế là không hề khó.

 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được cái nhìn tổng quan về ngành luật kinh tế năm 2025 - một ngành học hấp dẫn và có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về ngành luật kinh tế, hãy đăng ký để được tư vấn trên ứng dụng Askany - nơi bạn có thể giao lưu và hỏi đáp với các cựu sinh viên và chuyên gia ngành luật kinh tế. Họ sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc, định hướng cho bạn con đường phù hợp và chia sẻ cho bạn những bí quyết để thành công trong ngành luật kinh tế. Đừng chần chừ, hãy đăng ký ngay để không bỏ lỡ cơ hội này. Chúc bạn sớm tìm được trường và ngành mình yêu thích.

Ái My là một tác giả lớn của Topchuyengia. Với nhiều năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung về định hướng nghề nghiệp cho các học sinh, sinh viên. Sở hữu nhiều kỹ năng về dạy học và hướng nghiệp cho các bạn trẻ, cô đã tham gia cộng tác cùng Topchuyengia trong công tác đào tạo và bài viết để mang lại nhiều kiến thức chuyên môn hơn đến người đọc.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng