Tác hại của việc la mắng con cái - dừng lại trước khi phải hối hận

Tác hại của việc la mắng con cái - dừng lại trước khi phải hối hận

19/10/2021

305

0

Chia sẻ lên Facebook
Tác hại của việc la mắng con cái - dừng lại trước khi phải hối hận

Tác hại của việc la mắng con cái - Bạn có hay la mắng con cái khi chúng không nghe lời, không làm bài tập, hay không dọn dẹp phòng? Bạn có nghĩ rằng việc la mắng là một cách để thể hiện sự quan tâm và giáo dục con cái? Nếu câu trả lời là “có”, bạn có thể đã sai lầm. Việc la mắng con cái không chỉ không mang lại hiệu quả mong muốn, mà còn có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe tinh thần và cuộc sống của trẻ. Trong bài viết này, Topchuyengia sẽ giới thiệu cho bạn những tác hại của việc la mắng con cái, cũng như những cách thay thế hiệu quả hơn để giao tiếp và giáo dục con.

 

Nếu bạn muốn nuôi dạy con theo cách khoa học, tránh việc la rầy ảnh hưởng đến tâm lý trẻ, hãy liên hệ với các chuyên gia tâm lý giáo dục trên Askany để được hỗ trợ.

Sự khác biệt giữa trẻ bị la mắng thường xuyên và không bị la mắng

La mắng là một hình thức kỷ luật phổ biến mà nhiều cha mẹ Việt Nam áp dụng với con cái khi con vi phạm các quy tắc hay có hành vi không mong muốn.

 

Tuy nhiên, la mắng có thể để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý và xã hội của trẻ; đặc biệt là khi trẻ bị la mắng thường xuyên, kèm theo những lời lăng mạ, xúc phạm hay đe dọa.

tác hại của việc la mắng con cái
Đứa trẻ không bị la mắng

 

Trong khi đó, những đứa trẻ không bị la mắng thường có những lợi thế về sự tự tin, hạnh phúc và khả năng giải quyết vấn đề. Dưới đây là một số sự khác biệt cơ bản mà bố mẹ nên biết:

 

 

Đứa trẻ thường bị la mắng thường xuyên

Đứa trẻ không bị la mắng

Tính cách

Thường hay cáu gắt, lớn tiếng cãi lại bố mẹ. Thích bạo lực hoặc trả đũa.

Tự tin, hoạt bát, kiểm soát cảm xúc tốt. Luôn thấu hiểu và tôn trọng, quan tâm người khác

Lòng tự trọng

Tự ti, hèn nhát, sợ khó, sợ khổ, sống khép mình

Tự tin, dũng cảm, không sợ hãi trước mọi tình huống

Quan điểm sống

Sợ hãi, quan tâm đến ý kiến người khác, thích nịnh nọt

Có lòng tự trọng cao, không quá quan tâm ý kiến của người khác về mình

Thái độ sống

Thái độ bi quan và tiêu cực về mọi thứ

Yêu đời, không ngừng suy nghĩ biện pháp và cách giải quyết khi có vấn đề xảy ra

Khi mắc lỗi

Luôn đổ lỗi cho người khác mỗi khi làm sai

Dũng cảm, dám chịu trách nhiệm

Tình cảm với bố mẹ

Luôn có khoảng cách với bố mẹ mình

Gần gũi và yêu quý bố mẹ hơn

Trí tưởng tượng

Không thể tưởng tượng hoặc cảm nhận mọi thứ đúng với độ tuổi của mình

Trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo, hoạt bát, nhạy bén với mọi thứ xung quanh

Khả năng chịu đựng thất vọng

Không có khả năng chịu đựng sự thất vọng

Có khả năng chịu đựng và học hỏi từ sai lầm

 

Không la mắng là cách giáo dục mà mọi bố mẹ nên áp dụng để tạo điều kiện cho con cái phát triển tích cực và tự tin.

Tác hại của việc la mắng con cái mà ba mẹ không ngờ tới

Ảnh hưởng đến não bộ của trẻ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard, việc la mắng con cái thường xuyên có thể làm giảm kích thước não bộ của trẻ, đặc biệt là ở vùng não liên quan đến trí nhớ, học tập và quản lý cảm xúc. Việc này có thể làm giảm khả năng tập trung, nhận thức và giải quyết vấn đề của trẻ. Ngoài ra, việc la mắng con cái cũng có thể làm tăng sản xuất cortisol - hormone gây căng thẳng - trong não bộ của trẻ, gây ra những rối loạn về tâm lý và sức khỏe

Con không rút ra được bài học

Nhà tâm lý học Laura Markham từng chia sẻ: "Việc la mắng con cái là cách để giải tỏa cơn tức giận của bố mẹ. Đây không phải cách hiệu quả để thay đổi hành vi của trẻ em. Khi một đứa trẻ trong trạng thái sợ hãi, chúng sẽ chuyển sang chế độ “chiến đấu” hoặc “bỏ chạy”. Lúc này, trung tâm não bộ sẽ ngừng hoạt động". Bà cũng nói thêm: "Giao tiếp hoà bình sẽ giúp con cảm thấy an toàn, từ đó dễ tiếp thu những lời ba mẹ dạy".

Tác hại của việc la mắng con cái mà ba mẹ không ngờ tới
Trẻ em khi thường xuyên bị la mắng

Cho những ai chưa biết, phản ứng “chiến đấu” hoặc “bỏ chạy” là một phản ứng sinh lý xảy ra khi chúng ta đang trong trạng thái bị đe dọa, trẻ em cũng vậy. Khi phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy xảy ra, cơ thể sẽ trải qua những thay đổi sau: các hoạt động tiêu hóa và miễn dịch bị ức chế, cơ co rút và run rẩy, nhịp tim và huyết áp tăng lên,..

 

Phản ứng này có thể là một sự phát triển giúp con người và các loài động vật tồn tại trong môi trường nguy hiểm. Nhưng nếu phản ứng này xảy ra quá thường xuyên hoặc kéo dài quá lâu, nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.

Con không biết nhận lỗi và sửa lỗi

Tác hại của việc la mắng con cái là sẽ làm ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ. Nếu ba mẹ chỉ trích, la mắng con chỉ nhằm mục đích giải tỏa các áp lực của bản thân sẽ khiến con cảm thấy uất ức và không biết được mình đã làm sai ở đâu. Hoặc khi con phạm phải sai lầm, cha mẹ chỉ la hét nhưng không phân tích cho con biết những lỗi sai của bản thân. Những trường hợp này sẽ khiến con không biết việc nào là đúng, việc nào là sai.

 

Trẻ sẽ luôn có cảm giác mình làm gì cũng không vừa lòng cha mẹ và sẽ bị cha mẹ la mắng, đánh đập. Cũng có một số đứa bé trở nên bất cần, không quan tâm đến việc đúng sai nữa và cứ liên tục phạm phải những sai lầm.

Trẻ có thể bị trầm cảm, lo âu, tự tử

Tác hại của việc la mắng con cái mà ba mẹ không ngờ tới
Nguy cơ bị trầm cảm, lo âu, tự tử

Tác hại của việc la mắng con cái nghiêm trọng hơn chính là trẻ sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao. Do tâm lý của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, khi liên tục bị la hét, trách mắng sẽ khiến cho con cảm thấy hoảng sợ và vô bất an. Đồng thời những đứa trẻ thường xuyên tiếp nhận lời chửi mắng, trách phạt hoặc bạo lực sẽ dần trở nên khép kín, tách rời khỏi mọi người. Trẻ có thể có những triệu chứng như buồn rầu, mất ngủ, mất hứng thú, căng thẳng, hoảng loạn, sợ hãi, tuyệt vọng và có ý định tự hại bản thân. Hoặc có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh tâm thần như trầm cảm, tự kỷ, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi, rối loạn nhân cách cũng tăng cao hơn.

Làm mất kết nối trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái

 

Khi bị la mắng thường xuyên, trẻ sẽ cảm thấy mình bị xa lánh và không được cha mẹ thấu hiểu. Chúng sẽ khó chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và vấn đề của mình với cha mẹ. Một số trẻ em cũng sẽ mất đi sự tin tưởng và tôn trọng đối với cha mẹ chúng. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ không còn có sự kết nối, gây nên những xung đột và bất hòa trong gia đình.

Hình thành tính cách xấu ở trẻ

Cha mẹ la mắng con cái thường xuyên sẽ khiến chúng có thành tích học tập kém, có vấn đề về hành vi và tính cách xấu hơn các bạn cùng trang lứa.

Cách nuôi dạy con cái hiệu quả và khoa học

Theo các chuyên gia giáo dục, tác hại của việc la mắng con cái là khiến cho con cảm thấy sợ hãi chứ không phải là một biện pháp giáo dục tốt.

tác hại của việc la mắng con cái
Chia sẻ và thấu hiểu con

Nhưng cũng phải hiểu cho nỗi lòng của người làm cha mẹ. Bố mẹ cũng có những áp lực công việc, cuộc sống, tiền bạc nhưng khi về nhà lại gặp con cái quậy phá, không vâng lời thì sẽ không thể kiềm được mà quát mắng con.

 

Vậy biện pháp nuôi dạy con thế nào là hiệu quả nhất? Hãy tham khảo những cách sau đây để tránh được việc làm tổn thương tâm lý của con bạn, đồng thời còn có thể giúp chúng hình thành những tính cách tốt.

Cẩn trọng với lời nói, hành động của mình

Nếu bạn học được cách kiềm chế và quản lý cảm xúc của bản thân, bạn sẽ thấy điều này không hề khó. Thay vì dùng những lời nói thô bạo với con, hãy thử dùng những lời nói nhẹ nhàng, dễ nghe hơn. Thay vì chửi bới, to tiếng với con, hãy sử dụng những câu góp ý mang tính xây dựng. Ví dụ khi đứa bé không nghe lời, thay vì nói “Con thật ngu ngốc và lì lợm” thì bạn hãy thử nói “Cha/ mẹ cảm thấy không vui khi con không vâng lời”.

Giải thích chi tiết về lỗi sai của con

tác hại của việc la mắng con cái
Không nên la cho thỏa cơn giận mà hãy giải thích lỗi sai cho con biết

Đừng cứ la hét cho thỏa cơn giận mà không nhắc đến về lý do vì sao bạn lại như thế. Hãy cho con biết nguyên nhân khiến bạn phiền lòng, con đã làm sai ở đâu, để trẻ nhận biết lỗi sai của mình và không tái phạm cho lần sau.

Sẵn sàng nói xin lỗi nếu lỡ lời với con

Bạn hãy xin lỗi con mình nếu lỡ nói những lời lẽ khó nghe hoặc làm tổn thương con. Điều này sẽ giúp xoa dịu những sự tổn thương tâm lý của đứa trẻ. Hơn hết, bạn cũng đã dạy cho con một bài học là phải biết xin lỗi khi mình làm sai. Để sau này khi lớn lên, nếu con có mắc lỗi thì cũng biết cách nói lời xin lỗi và sống tử tế với mọi người.

Tư vấn cùng chuyên viên tâm lý trẻ em Askany

Nuôi dạy con cái chưa bao giờ là một vấn đề dễ dàng. Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ cần có sự quan tâm và nuôi dạy phù hợp. Như vậy mới có thể thúc đẩy trẻ phát triển tốt và toàn diện về mọi mặt. Nếu con bạn thường xuyên lặp lại lỗi sai, không tiếp thu những góp ý của bố mẹ hoặc có hành vi chống dù bạn đã cố gắng nói chuyện nhỏ nhẹ và khuyên bảo trẻ. Vậy hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia giáo dục, bác sĩ tâm lý trẻ em để được hướng dẫn cách nuôi dạy con khoa học nhất.

 

Dưới đây là một số chuyên gia giỏi có thể giúp đỡ bạn:

  • Chuyên gia tâm lý giáo dục Trần Ngọc Tiếm: Anh có 6 năm kinh nghiệm tham vấn 1:1 cho cha mẹ Việt nam và một số cha mẹ ở Mỹ, Đức, Úc trong việc giáo dục con đúng cách. Chuyên gia có thể chỉ ba mẹ cách lắng nghe và hiểu con, khen ngợi và khuyến khích con, giải quyết xung đột bằng cách thương lượng và thỏa hiệp, và tạo dựng một mối quan hệ gắn kết và yêu thương với con mình. Xem thông tin chi tiết của chuyên gia tại đây.

 

Những tác hại của việc la mắng con cái có thể nghiêm trọng hơn những gì bạn nghĩ. Thay vì la mắng con cái, cha mẹ nên sử dụng những cách giao tiếp tích cực và hiệu quả hơn. Chỉ có như vậy, cha mẹ mới có thể giúp con cái phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, và trở thành những người có nhân cách tốt. Nếu muốn được cho lời khuyên về biện pháp nuôi dạy con, hãy liên hệ với chuyên gia qua ứng dụng Askany bạn nhé.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng