Navigation Bar là gì? Mẹo tạo và tối ưu giúp tăng hiệu suất cho web

Navigation Bar là gì? Mẹo tạo và tối ưu giúp tăng hiệu suất cho web

15/11/2023

696

0

Chia sẻ lên Facebook
Navigation Bar là gì? Mẹo tạo và tối ưu giúp tăng hiệu suất cho web

Navigation Bar là gì? Navigation Bar có thể tạo nên sự khác biệt cho trang của bạn. Ngoài việc giúp người dùng tìm kiếm thông tin dễ dàng, Navigation Bar còn có tác động đáng kể đến lưu lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi của trang web. Nếu bạn biết cách thiết kế và tối ưu hóa nó một cách khéo léo. Hãy cùng khám phá cách tạo và tối ưu hóa Navigation Bar để đạt được những kết quả tích cực nhất cho trang web của bạn.


Nếu bạn đang tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên sâu trong việc tối ưu hóa Navigation Bar, hãy đặt câu hỏi của bạn cho các chuyên gia SEO tại Askany. Askany có đội ngũ chuyên gia đầy kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn giúp website của bạn hoạt động hiệu quả hơn. 

Navigation Bar, hay thanh điều hướng, là một phần quan trọng của giao diện người dùng trên một trang web. Nó thường được đặt ở phía trên cùng hoặc ở phía dưới của trang web và chứa các liên kết đến các trang quan trọng hoặc các phần quan trọng khác của trang web.

navigation bar là gì

Navigation Bar giúp người dùng dễ dàng điều hướng và tìm kiếm thông tin trên trang web. Nó cũng có ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và có thể có tác động lớn đến SEO.

Các liên kết trong thanh điều hướng thường liên quan đến các trang quan trọng, trang sản phẩm hoặc dịch vụ, và việc tổ chức chúng một cách logic có thể giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ cấu trúc của trang web hơn.

Các loại Navigation Bar

Dưới đây là 5 loại thanh điều hướng hiệu quả, được dùng phổ biến nhất hiện nay: 

Thanh điều hướng ngang

Thanh điều hướng ngang được ứng dụng rộng rãi do tích hợp tốt với nhiều giao diện trang web. Vị trí phía trên trang giúp người dùng dễ dàng quan sát và truy cập các thông tin cần thiết. 


Cấu trúc của thành điều hướng ngang thường bao gồm các mục như Trang chủ, Giới thiệu, Sản phẩm, Dịch vụ, Liên hệ. Nếu dùng thanh điều hướng ngang thì bạn nên giữ số lượng danh mục dưới 10 để đảm bảo sự rõ ràng và thuận tiện cho người dùng. 

Thanh điều hướng dọc

Thanh điều hướng dọc thường đặt ở bên trái website nhằm mục đích tối ưu hóa khả năng tiếp cận của người dùng. Thanh điều hướng dọc sẽ tạo không gian rộng hơn để hiển thị sản phẩm, dịch vụ hay nội dung của trang web. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng để tránh tình trạng mất cân đối, đặc biệt khi nội dung trang web không đồng đều.

Thanh điều hướng Hamburger

Thanh điều hướng Hamburger sẽ có hình dạng biểu tượng ba dấu chấm chồng lên nhau, ba dấu chấm tròn nhỏ hoặc hình bánh răng. Khi người dùng kéo chuột hoặc bấm vào biểu tượng này thì nội dung trên thanh điều hướng sẽ hiển thị. 


Navigation Bar dạng này sẽ giúp cho người dùng thao tác chuyển trang dễ dàng. Tuy nhiên, việc sử dụng thanh điều hướng này có thể gây nhầm lẫn đối với người mới truy cập, gây mất thời gian tìm kiếm. 

Thanh điều hướng thả xuống

Drop Down Navigation Bar có dạng tương tự như thanh điều hướng Hamburger. Nó sẽ xuất hiện khi người dùng kéo chuột hoặc click vào một anchor text trên trang web. Sử dụng thanh điều hướng dạng này sẽ giữ cho trang web được gọn gàng hơn, đặc biệt phổ biến trong các trang thương mại điện tử.

Thanh điều hướng menu cố định

Thanh điều hướng này sẽ nằm cố định ở một vị trí duy nhất trên trang web không thay đổi cho dù người dùng chuyển đến các trang khác. Sử dụng Web Navigation dạng menu cố định này giúp người dùng không cần phải di chuyển lên đầu trang khi muốn chuyển sang trang khác.

Cách tạo Navigation Bar

Để tạo một Navigation Bar cho trang web của bạn, bạn có thể tuân theo các bước cơ bản sau đây:


Chuẩn bị trước khi tạo: 

  • Đầu tiên bạn cần xác định các mục chính mà bạn muốn hiển thị trong thanh điều hướng của mình. 
  • Quyết định xem bạn muốn thanh điều hướng nằm ở đầu trang, ở giữa, hay ở cuối trang, và nên sử dụng kiểu Navigation Bar dạng nào. 
  • Tiếp theo, bạn cần lựa chọn màu sắc, font chữ và kích thước phù hợp với giao diện tổng thể của trang web. Giao diện của thanh điều hướng nên phản ánh thương hiệu và trải nghiệm người dùng mà bạn muốn tạo ra.

Bắt đầu tạo Navigation Bar trong CSS:

  • Trước tiên tạo một danh sách gồm các phần tử như sau: 

Cách tạo Navigation Bar

  • Sau đó, bạn sử dụng CSS để tùy chỉnh giao diện của thanh điều hướng, bao gồm màu sắc, font chữ, canh lề và các hiệu ứng khác. 

Cách tạo Navigation Bar

  • Kết quả có được như sau: 

Cách tạo Navigation Bar

 

Bạn có thể sử dụng CSS responsive hoặc framework như Bootstrap để đảm bảo trang web của bạn hiển thị tốt trên cả máy tính và thiết bị di động. Nếu bạn muốn thêm các chức năng đặc biệt khác, bạn có thể sử dụng JavaScript để xử lý. 

  • Sử dụng @media queries để xác định các điều kiện màn hình và áp dụng kiểu dáng phù hợp. Ví dụ:

Cách tạo Navigation Bar

Để được hướng dẫn tùy chỉnh Navigation Bar cho phù hợp với website, bạn có thể liên hệ hỏi chuyên gia SEO đang làm việc tại các công ty SEO uy tín. Bạn có thể kết nối với họ thông qua ứng dụng Askany để xem giá tư vấn SEO phù hợp với nhu cầu. 


Trên đây là cách để bạn có thể tạo Navigation Bar, nhưng để thực sự nâng cao trải nghiệm người dùng và hiệu suất trang web, bạn còn cần phải thực hiện tối ưu nó. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện khi SEO Onpage

Cách tối ưu Navigation Bar

Dưới đây là một hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện các bước tối ưu hóa thanh điều hướng trang web:

Xây dựng kế hoạch điều hướng

Để tối ưu, trước hết, bạn cần xác định chính xác tính năng mà trang web của bạn sẽ cung cấp. Hãy tạo một sơ đồ trang web để mô tả cấu trúc và phân cấp của thông tin. Bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến hoặc vẽ tay để tạo sơ đồ. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ cách các trang kết nối với nhau và cung cấp hướng đi tốt nhất cho người dùng.

Tạo sơ đồ trang web

Tiếp theo bạn cần xác định mục tiêu của thanh điều hướng. Hãy xem xét các trang con mà thanh điều hướng sẽ chuyển đến và đảm bảo chúng được phân loại một cách rõ ràng. Sử dụng sơ đồ trang web để vẽ ra một bức tranh tổng thể về cách các trang kết nối với nhau. 

Tối ưu hypertext

Siêu văn bản hypertext trong thanh điều hướng cần phải nổi bật hơn so với những nội dung khác. Một cách phổ biến là sử dụng màu sắc khác biệt cho các liên kết hoặc thậm chí là biến chúng thành các nút có hình dạng và kích thước khác nhau. Điều này giúp người dùng nhận biết và tương tác với các liên kết dễ dàng hơn.

Tối ưu hóa thanh điều hướng

Nếu một trang web có quá ít hoặc quá nhiều liên kết thì đều sẽ ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm khách hàng. Trong trường hợp Navigation Bar của bạn đang lộn xộn thì hãy xem xét lại thiết kế của trang web. 


Bạn nên sử dụng một tiêu đề chính và tạo ra một menu phụ với các liên kết được nhóm chúng lại dựa trên tính chất hoặc chủ đề. Điều này giúp duy trì sự gọn gàng cho trang mà vẫn cung cấp đầy đủ tất cả thông tin cần thiết.

Tối ưu thanh bên

Đảm bảo thanh bên nổi bật bằng cách sử dụng màu nền khác biệt và tạo ra khoảng cách rõ ràng giữa thanh bên và nội dung trang. Điều này sẽ tạo ra một điểm nhấn và giúp người dùng có thể dễ dàng theo dõi hơn.

Vị trí đặt Navigation Bar 

Cho dù bạn đặt thanh điều hướng ở đâu đi nữa, hãy chắc chắn rằng nó nằm ở những vị trí người dùng dễ nhìn thấy nhất trên trang web. Bên cạnh đó, để tăng tính sáng tạo thì bạn có thể sử dụng đa phương tiện như hình ảnh hoặc biểu tượng để tạo nên một thiết kế thanh điều hướng thú vị và thu hút hơn. 

Tối ưu Navigation Bar trên thiết bị di động

Bạn cần phải đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà trên mọi thiết bị. Nếu điều hướng hiển thị không chính xác trên thiết bị di động thì sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ chuyển đổi. Theo các chuyên gia thì bạn nên dùng thanh điều hướng dạng Hamburger cho thiết bị di động.

 

Tối ưu Navigation Bar trên thiết bị di động

 

Kết nối Navigation Bar với các trang ưu tiên 

Bạn nên kết các trang quan trọng nhất với thanh điều hướng để hướng dẫn người dùng đến nơi mà doanh nghiệp muốn họ truy cập. Như vậy sẽ tác động tốt hơn cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 


Chẳng hạn, Navigation Bar nên có trang giới thiệu, liên hệ, blog, tiếp sau đó nên có nút CTA như tải xuống, dùng thử. 

Không điều hướng dựa vào định dạng

Tránh việc sử dụng nhãn điều hướng như "video" hoặc "ảnh" vì nó không cung cấp thông tin cụ thể về nội dung. Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào việc hướng dẫn người dùng đến thông tin mà họ có thể quan tâm.

Bổ sung CTA

Thêm các nút kêu gọi hành động (CTA) như "Đăng ký ngay", "Tải xuống" hoặc "Khám phá sản phẩm" trên thanh điều hướng để khuyến khích người dùng thực hiện các hành động cụ thể. Các CTA có thể thúc đẩy tăng cường tương tác và chuyển đổi.

 

Những bước trên đây không chỉ giúp tối ưu hóa thanh điều hướng của trang web mà còn tăng cường trải nghiệm người dùng và hỗ trợ mục tiêu kinh doanh của bạn. Hãy duy trì sự nhất quán, sự rõ ràng và tập trung vào việc cung cấp thông tin một cách dễ dàng và thuận lợi cho người dùng.

Những điều cần lưu ý khi tạo Navigation Bar

Nội dung và thiết kế 

Tùy thuộc vào loại website và ngành nghề mà bạn sẽ quyết định những thông tin nào cần xuất hiện trong menu để ưu tiên chúng. Một điều quan trọng bạn cần phải lưu ý là giữ cho các tiêu đề danh mục đơn giản và dễ hiểu.

 

Phần văn bản thông thường và siêu văn bản (Hypertext) cần phải được phân chia rõ ràng để người dùng có thể dễ dàng nhận biết sự khác biệt. Màu sắc của Navigation Bar cũng cần nổi bật hơn so với phần còn lại của trang. 

 

Những điều cần lưu ý khi tạo Navigation Bar

 

Tận dụng liên kết trong menu điều hướng

Ngày nay, rất nhiều trang web lựa chọn sử dụng liên kết thay vì nút trong menu điều hướng. Mặc dù các nút sẽ làm cho nội dung nổi bật hơn, nhưng chúng lại không thân thiện với công cụ tìm kiếm. Đối với các hành động quan trọng như "Đăng ký ngay" hoặc "Mua ngay”, bạn có thể sử dụng nút.

 

Tận dụng liên kết trong menu điều hướng

 

Ẩn trường tìm kiếm

Việc ẩn trường tìm kiếm sẽ giúp giao diện trở nên đơn giản và dễ sử dụng hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên làm vậy nếu website không phụ thuộc quá nhiều vào chức năng tìm kiếm này. 

Thanh điều hướng cố định

Thanh điều hướng cố định là một tính năng hữu ích, giúp người dùng dễ dàng di chuyển đến các phần khác nhau của trang mà không cần phải cuộn lên trên cùng của trang. 


Nếu bạn không muốn dùng Navigation Bar cố định thì bạn cũng có thể thêm một liên kết "Chuyển lên đầu trang" để người dùng có thể dễ dàng di chuyển lên. Điều này tạo ra một trải nghiệm trực quan và thuận tiện hơn khi sử dụng trang web.


Thông qua bài viết này bạn đã biết được Navigation Bar là gì, cách tạo và tối ưu như thế nào. Navigation Bar không chỉ đơn giản là một phần của giao diện người dùng, mà còn là cầu nối quan trọng giữa trang web và người dùng. Bằng cách tối ưu hóa Navigation Bar, bạn sẽ làm cho trang web trở nên dễ sử dụng, góp phần tăng cường hiệu suất SEO. Nếu bạn gặp khó khăn hay không biết cách tối ưu thanh điều hướng như thế nào, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia SEO nhiều năm kinh nghiệm thông qua ứng dụng Askany để được tư vấn chi tiết hơn. 

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng