Activity diagram là gì? Hướng dẫn sử dụng cho BA

Activity diagram là gì? Hướng dẫn sử dụng cho BA
Tô Lãm

07/03/2024

720

0

Chia sẻ lên Facebook
Activity diagram là gì? Hướng dẫn sử dụng cho BA

Activity Diagram là gì? Làm sao áp dụng activity diagram vào dự án phần mềm? Nổi bật với chức năng giúp quy trình nghiệp vụ và logic hệ thống trở nên rõ ràng, Activity diagram là một công cụ quan trọng của Business Analyst và nhà phát triển. Vậy Activity diagram là gì và áp dụng như thế nào để dự án hiệu quả hơn? Tất cả sẽ được hé lộ trong bài viết hôm nay của Topchuyengia nhé!

 

Triển khai Activity diagram mang lại nhiều lợi ích kèm những thách thức nhất định cho Business Analyst như quy trình phức tạp hay xử lý dữ liệu lớn. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả trong quy trình làm việc cũng như chất lượng của sản phẩm, BA hãy tham khảo ý kiến của những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tại Askany - nền tảng tư vấn 1:1 online hàng đầu nhé!

Activity diagram là gì?

Activity diagram là gì
Activity diagram là gì?

Activity diagram là gì? Theo Topchuyengia, Activity diagram (biểu đồ hoạt động) là biểu đồ mô hình hóa quy trình sử dụng các ký hiệu để mô tả các hoạt động, luồng dữ liệu và luồng điều khiển trong một quy trình. Activity diagram thường được sử dụng trong phân tích và thiết kế hệ thống để mô tả các quy trình nghiệp vụ, luồng xử lý của một chức năng hoặc các hoạt động của một đối tượng.

 

Ví dụ: Với một Activity diagram mô hình hóa quy trình đặt hàng của một cửa hàng trực tuyến như sau: 

  • Quy trình bắt đầu khi khách hàng truy cập trang web của cửa hàng và chọn sản phẩm cần mua. 
  • Sau đó, khách hàng nhập thông tin thanh toán và vận chuyển. 
  • Nếu thông tin thanh toán và vận chuyển hợp lệ, thì đơn đặt hàng sẽ được tạo và gửi đến bộ phận xử lý đơn hàng. 
  • Bộ phận xử lý đơn hàng sẽ kiểm tra tình trạng hàng hóa và giao hàng cho khách hàng.

XEM THÊM:

Các thành phần chính của Activity Diagram

Activity diagram là gì
Các thành phần chính của Activity diagram

Các yếu tố trong mô hình kỹ thuật phân tích quy trình như Initial Node, Activity, Transition, Decision Node, Merge Node, Fork Node, End Node, v.v  được thiết kế để cung cấp góc nhìn trực quan và cụ thể hóa cho các quy trình.

  • Initial Node (Hình tròn đen): Đây là điểm bắt đầu của quy trình, thường là nơi mà các hoạt động bắt đầu thực hiện.
  • Activity (Hình chữ nhật bo tròn): Biểu thị một hành động hoặc nhiệm vụ trong quy trình. Hoạt động này có thể là một công việc cụ thể hoặc một bước quan trọng trong dòng công việc.
  • Transition (Mũi tên): Biểu thị sự chuyển tiếp từ một hoạt động sang hoạt động khác, đại diện cho dòng công việc hoặc luồng thông tin.
  • Decision Node (Hình thoi): Đại diện cho một điểm quyết định trong quy trình, đây là nơi có nhiều lựa chọn có thể xảy ra. Dòng điều kiện sẽ dẫn đến các hoạt động khác tùy thuộc vào kết quả quyết định.
  • Merge Node (Hình thoi đen): Biểu thị điểm hợp nhất của nhiều luồng điều khiển thành một luồng duy nhất sau khi đã thực hiện các nhiệm vụ tương ứng.
  • Fork Node (Hình vạch đen): Biểu thị điểm chia nhánh của một luồng điều khiển thành nhiều luồng điều khiển khác nhau, cho phép thực hiện các hoạt động song song.
  • End Node (Hình tròn viền đen): Điểm kết thúc của quy trình, thường là khi mọi hoạt động đã hoàn tất.
  • Swimlane: Được sử dụng để nhóm các hoạt động dựa trên một tiêu chí nào đó, ví dụ như người thực hiện hoặc bộ phận chịu trách nhiệm. Swimlanes giúp tạo ra sự rõ ràng về trách nhiệm và quyền lực trong quá trình.

Tìm hiểu thêm: Tổng quan về sơ đồ UML

Mô hình này sẽ giúp BA hiểu rõ quy trình và hỗ trợ việc phân tích, tối ưu hóa, theo dõi các hoạt động trong dự án hiệu quả.

Cách sử dụng Activity Diagram trong BA

Activity diagram là gì
Cách sử dụng Activity Diagram trong BA

Bước 1: Xác định mục tiêu

Đầu tiên, BA cần xác định mục tiêu cụ thể của việc sử dụng Activity Diagram. Mục tiêu này có thể là phân tích quy trình nghiệp vụ, thiết kế hệ thống mới, xác định yêu cầu chức năng, làm rõ các quy tắc nghiệp vụ hoặc giao tiếp với các bên liên quan.

Bước 2: Liệt kê các hoạt động chính

Sau bước đầu tiên, BA cần làm rõ các hoạt động quan trọng trong quy trình nghiệp vụ hoặc hệ thống. Các hoạt động này nên được xác định chi tiết và logic để BA có cái nhìn tổng thể về dòng công việc.

Bước 3: Vẽ sơ đồ

Bước 3, BA sẽ sử dụng công cụ vẽ biểu đồ hoặc phần mềm hỗ trợ để tạo ra Activity Diagram. Bắt đầu từ Initial Node và thêm các hoạt động, quyết định, điểm quyết định, Merge Node, Fork Node và End Node theo thứ tự logic.

Bước 4: Kết nối các hoạt động với nhau

Sử dụng mũi tên để kết nối các hoạt động, thể hiện sự chuyển đổi từ một bước sang bước khác. Ở phần này, BA cần chú ý đến thứ tự thực hiện và mối quan hệ giữa các hoạt động.

Bước 5: Điểm quyết định

Sử dụng hình thoi để biểu thị điểm quyết định trong quy trình. BA cần xác định các điều kiện ràng buộc và các nhánh khác nhau dựa trên quyết định đó.

Bước 6: Thêm các yếu tố khác

Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể, BA có thể thêm các yếu tố như Swimlanes để nhóm các hoạt động theo người thực hiện hoặc bộ phận chịu trách nhiệm. Đồng thời, BA có thể chú thích thêm để làm rõ các hoạt động hoặc điều kiện ràng buộc. Những yếu tố này giúp BA tạo ra một biểu đồ dễ hiểu và đủ thông tin.

Bước 7: Kiểm tra và cập nhật

Cuối cùng, BA cần kiểm tra biểu đồ để đảm bảo tính logic và độ chính xác. Đồng thời, BA phải cập nhật biểu đồ khi có sự thay đổi trong quy trình hoặc yêu cầu dự án.

 

Tìm hiểu thêm các bài viết liên quan:

Ưu điểm của việc sử dụng Activity Diagram

Dưới đây là một số ưu điểm của Activity Diagram mà bạn không nên bỏ qua

Cải thiện giao tiếp

Biểu đồ trực quan Activity Diagram giúp cho các thành viên trong nhóm IT dễ dàng trao đổi và thống nhất ý tưởng về cách mà luồng hoạt động và họ có thể đồng thuận với nhau, tránh những hiểu lầm không đáng có.

Ngoài ra nó còn giúp các bên liên quan (stakeholder) như nhà quản lý, khách hàng dễ dàng hình dung cách thức hoạt động của hệ thống. Ví dụ: Trong một phần mềm bán hàng, Activity Diagram giúp các developer, tester và project manager dễ dàng thảo luận và thống nhất mọi thứ về quy trình xử lý đơn hàng.

Tăng tính rõ ràng

Sơ đồ hoạt động giúp mọi người hình dung cách toàn bộ hệ thống hoạt động, từ các bước, điều kiện nhánh cho đến luồng dữ liệu. Nhờ đó, nhân viên có thể dễ dàng tìm và sửa lỗi sớm trong giai đoạn thiết kế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho dự án.

Tái sử dụng

Một ưu điểm khác của sơ đồ hoạt động là nó cho phép BA dễ dàng sử dụng lại các luồng hoạt động từ các dự án trước đó, giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức phát triển. Đặc biệt là các mô-đun được thiết kế độc lập và có thể được sử dụng lại trong các hệ thống tương tự. Một ví dụ đơn giản là mô-đun "đăng nhập", có thể được sử dụng lại trên nhiều hệ thống khác nhau, giúp nhà phát triển tiết kiệm thời gian và công sức.

Bảo trì dễ dàng

Ngoài ra, sơ đồ trực quan này giúp việc bảo trì và nâng cấp hệ thống trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Sơ đồ trực quan giúp lập trình viên dễ dàng xác định các khu vực cần sửa chữa hoặc nâng cấp ngay lập tức.

Tài liệu hóa hiệu quả

Cuối cùng, Activity Diagram là một tài liệu trực quan và dễ hiểu, là công cụ lý tưởng để ghi lại và lưu trữ thông tin. Sơ đồ sẽ giúp chia sẻ thông tin với các bên liên quan và tạo tài liệu hiệu quả cho việc sử dụng và bảo trì hệ thống.

Ví dụ thực tế về Activity Diagram

Dưới đây là một số ví dụ thực tiễn về Activity Diagram trong nhiều trường hợp khác nhau:

Hệ thống đăng nhập

Activity Diagram sẽ được BA dùng để mô tả các bước thực hiện thao tác để đăng nhập vào hệ thống, thường sẽ bao gồm: mật khẩu, tên đăng nhập của người dùng và xử lý các trường hợp lỗi (nếu có). Khi thể hiện biểu đồ, BA có thể thêm thông tin về các điều kiện rẽ nhánh như tài khoản không tồn tại, mật khẩu sai, hoặc tài khoản bị khóa.

Hệ thống đặt hàng

Biểu đồ Activity Diagram được ưa dùng trong hệ thống đặt hàng với mục đích mô tả quy trình đặt hàng từ khi khách hàng chọn sản phẩm đến khi họ nhận được hàng. Trong trường hợp này, biểu đồ có thể thể hiện các luồng hoạt động song song như: thanh toán online, giao hàng tận nhà, và xử lý các trường hợp lỗi như thanh toán thất bại, out of stock.

Hệ thống quản lý dự án

Trong hệ thống quản lý dự án, Activity Diagram được dùng để mô tả quy trình thực hiện dự án từ lúc mới khởi tạo đến khi kết thúc dự án đó. Biểu đồ do BA vẽ còn thể hiện chi tiết các giai đoạn của dự án từ bước lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và nghiệm thu kết quả.

Hệ thống bán hàng

Và một ví dụ thực tiễn khác trong việc sử dụng Activity Diagram là hỗ trợ hệ thống bán hàng. Nó mô tả quy trình bán hàng chi tiết từ khi khách hàng đến cửa hàng đến khi họ thanh toán. Biểu đồ có thể thể hiện các bước như tư vấn sản phẩm, thanh toán, xuất hóa đơn, và xử lý các trường hợp đổi trả hàng.

 

Ngoài ra, Activity Diagram còn có thể được sử dụng để mô tả các quy trình khác như:

  • Quy trình xử lý yêu cầu khách hàng
  • Quy trình sản xuất
  • Quy trình bảo trì hệ thống

Lợi ích của activity diagram đối với BA

Activity diagram là gì
Lợi ích của activity diagram đối với BA

Theo Topchuyengia, activity diagram là một công cụ hữu ích có thể được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ khác nhau của BA và mang đến các lợi ích như:

Truyền đạt các quy trình nghiệp vụ rõ ràng và chính xác: Activity diagram sử dụng các ký hiệu đơn giản và trực quan để mô tả các bước, quyết định và luồng dữ liệu trong một quy trình. Từ đó, BA có thể nắm bắt và truyền đạt các quy trình nghiệp vụ rõ ràng và chính xác cho các bên liên quan từ khách hàng, người dùng, nhà phát triển, v.v.

 

Xác định các yêu cầu chức năng của hệ thống hiệu quả: Activity diagram có thể được sử dụng để xác định các yêu cầu chức năng của hệ thống cần thiết để hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ và tránh bỏ sót yêu cầu.

 

Thiết kế các giải pháp hệ thống phù hợp với quy trình nghiệp vụ: Activity diagram có thể được sử dụng để thiết kế các giải pháp hệ thống phù hợp với các quy trình nghiệp vụ. Từ đó, BA có thể tận dụng để thiết kế các giải pháp hệ thống đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 

Giao tiếp và phối hợp giữa stakeholders: Activity diagram là một công cụ giao tiếp hiệu quả có thể được sử dụng để thảo luận về các quy trình nghiệp vụ và các giải pháp hệ thống với các bên liên quan. Dựa vào đó, BA có thể giao tiếp và phối hợp với stakeholders, góp phần cho thành công của dự án.

 

Nếu bạn gặp khó khăn khi áp dụng Activity diagram cho dự án phần mềm thì có thể thử sử dụng nền tảng tư vấn 1:1 online Askany để trao đổi cùng chuyên gia Business Analyst nhé!

Đặt lịch tư vấn với chuyên gia Nguyễn Thanh Đạm tại Askany:

  • Thông tin về kinh nghiệm làm việc của chuyên gia tại https://askany.com/javascript/thanhdam
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật (10:00 - 20:00) 
  • Chi phí: 250.000 VND cho 15 phút gọi điện.

 

Hy vọng sau bài viết này, bạn đã hiểu Activity diagram là gì. Nhìn chung, Activity diagram không chỉ đơn thuần là một biểu đồ mà còn là cách để Business Analyst giao tiếp với stakeholders về quy trình nghiệp vụ và hệ thống.

 

Nếu Business Analyst đang gặp khó khăn khi áp dụng Activity Diagram trong dự án phần mềm thì đừng ngại lắng nghe lời khuyên, hướng dẫn giá trị từ những chuyên gia BA uy tín tại ứng dụng Askany nhé!

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng