Class Diagram là gì? Cách thiết kế Class Diagram hiệu quả

Class Diagram là gì? Cách thiết kế Class Diagram hiệu quả
Tô Lãm

04/03/2024

242

0

Chia sẻ lên Facebook
Class Diagram là gì? Cách thiết kế Class Diagram hiệu quả

Class diagram là gì, bạn đã biết chưa? Trong thế giới phát triển phần mềm, Class Diagram đóng vai trò là một công cụ không thể thiếu trong việc mô hình hóa và thiết kế hệ thống. Vậy class diagram là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Tham khảo bài viết sau đây của Topchuyengia để có câu trả lời chi tiết nhất.

 

Bạn muốn hiểu rõ hơn về lập trình hướng đối tượng với Class Diagram? Hãy đặt lịch tư vấn ngay cùng chuyên gia BA trên app Askany để được hướng dẫn chi tiết và giải đáp mọi thắc mắc!

Class Diagram là gì?

Cass diagram là gì? Class Diagram, hay biểu đồ lớp, là một phần của Unified Modeling Language (UML), được sử dụng để mô tả cấu trúc của hệ thống phần mềm thông qua các lớp (class), thuộc tính (attribute), phương thức (method) và mối quan hệ giữa chúng. Nó giúp các lập trình viên hình dung rõ ràng cách thức hoạt động của phần mềm và là cơ sở cho việc phát triển và bảo trì mã nguồn.

 

 

Class Diagram là gì
Hình vẽ trên là Class Diagram của ứng dụng ATM.

 

>>> Tham khảo các khóa học BA uy tín, hiệu quả hiện nay

Thành phần cơ bản của Class Diagram

Sau khi đã hiểu được Class Diagram là gì, chúng ta cũng cần phải biết về 4 thành phần cơ bản của nó. Một Class Diagram bao gồm các thành phần sau:

Lớp (Class)

Class là thành phần chính trong bản vẽ Class Diagram, nó đại diện cho một đối tượng trong hệ thống. Class mô tả về một nhóm đối tượng có cùng hành động và tính chất trong hệ thống. Ví dụ khi mô tả về khách hàng, chúng ta dùng lớp “Customer”. Class được mô tả sẽ bao gồm tên Class, thuộc tính và phương thức.

sơ đồ lớp
Class là thành phần chính trong bản vẽ Class Diagram

Thuộc tính (Attribute)

Attribute là các đặc điểm hoặc thông tin liên quan đến lớp. Nó được dùng để mô tả tính chất của các đối tượng. Ví dụ như khách hàng có Địa chỉ, Mã khách hàng, Tên khách hàng, Ngày sinh v.v…

Phương thức (Method)

Method là các hành động hoặc chức năng mà lớp có thể thực hiện trong hệ thống. Nó thể hiện hành vi của các đối tượng do lớp Class tạo ra.

Class Diagram là gì

Quan hệ (Relationship)

Relationship là mối liên kết giữa các lớp trong hệ thống. Mối quan hệ (Relationship) là yếu tố quan trọng giúp kết nối các lớp (Class) lại với nhau trong Class Diagram. Việc nắm vững các loại mối quan hệ này sẽ giúp bạn hiểu rõ cấu trúc và cách thức hoạt động của hệ thống phần mềm.

Dưới đây là một số loại Relationship thường gặp:

1. Association (Liên kết)

Class Diagram là gì

  • Thể hiện mối liên quan giữa hai lớp.
  • Ví dụ: "Khách hàng" có "Tài khoản" và "Tài khoản" được sở hữu bởi "Khách hàng".

2. Aggregation (Tập hợp)

Class Diagram là gì

  • Là một dạng mạnh hơn của Association.
  • Các đối tượng cùng tồn tại và cùng kết thúc vòng đời.
  • Ví dụ: "Cửa sổ" được lắp trên "Khung cửa hình chữ nhật", nó có thể sinh ra cùng lúc.

3. Composition (Thành phần)

Class Diagram là gì

  • Là dạng mạnh nhất trong các mối quan hệ.
  • Một lớp là một phần của lớp khác.
  • Cùng sinh ra và cùng chết đi.
  • Ví dụ: "Địa chỉ nhà" là một phần của "Khách hàng", nên chỉ khi nào xuất hiện đối tượng Customer thì mới phát sinh đối tượng Mailing Address.

4. Generalization (Kế thừa)

Class Diagram là gì

  • Mối quan hệ "cha-con" phổ biến trong lập trình hướng đối tượng.
  • Lớp con thừa kế thuộc tính và phương thức từ lớp cha.
  • Ví dụ: "Tài khoản" là lớp cha của "Tài khoản ngắn hạn", "Tài khoản dài hạn", "Tài khoản vãng lai", "Tài khoản tiết kiệm".

Ngoài ra, còn có một số loại mối quan hệ khác như dependence (phụ thuộc) và realization (thực hiện), tuy nhiên ít được sử dụng hơn.

Tìm hiểu thêm các bài viết liên quan:

Tại sao class diagram lại quan trọng?

Class Diagram đóng vai trò then chốt trong việc thiết kế phần mềm, mang đến cái nhìn tổng quan về cấu trúc và mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên hệ thống. Nhờ vậy, các thành viên trong nhóm phát triển có thể dễ dàng hiểu được cấu trúc tổng thể của hệ thống, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho việc triển khai các bước tiếp theo. Việc sử dụng biểu đồ giúp họ dễ dàng trao đổi và thống nhất ý tưởng về thiết kế hệ thống, tránh hiểu lầm và sai sót trong quá trình phát triển.

 

Class Diagram hỗ trợ việc mở rộng và tích hợp các tính năng mới một cách thuận tiện. Nhờ cấu trúc rõ ràng và các mối quan hệ được xác định cụ thể, việc thêm vào các thành phần mới vào hệ thống trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và công sức.

 

Class Diagram giúp việc bảo trì mã nguồn trở nên dễ dàng hơn. Bằng cách nhìn vào biểu đồ, các nhà phát triển có thể nhanh chóng xác định vị trí của các lỗi và sửa chữa chúng một cách hiệu quả. Nhờ vậy, việc bảo trì hệ thống được thực hiện nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

 

Tuy là một trong những bản vẽ quan trọng nhất, Class Diagram cũng được đánh giá là khó xây dựng nhất bởi đòi hỏi người thiết kế phải đưa ra nhiều quyết định quan trọng về cấu trúc hệ thống.

 

 

>>>Xem thêm: Diagram là gì? Tổng hợp các loại diagram phổ biến

Cách thiết kế Class Diagram

Thiết kế Class Diagram là một quá trình linh hoạt, có thể được cập nhật và điều chỉnh theo yêu cầu và sự phát triển của hệ thống phần mềm. Việc áp dụng các nguyên tắc và quy ước chuẩn trong quá trình thiết kế là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả và dễ hiểu.

1. Xác định yêu cầu, phân tích hệ thống:

Bước đầu tiên là thu thập thông tin về yêu cầu chức năng và phi chức năng của hệ thống. Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu, bạn cần phân tích các tính năng và quy trình kinh doanh liên quan.

2. Tìm các lớp (class) dự kiến:

Dựa vào kết quả phân tích, bạn cần xác định các đối tượng trong hệ thống và tạo ra các lớp tương ứng. Mỗi lớp cần được đặt tên rõ ràng và mô tả các chức năng, trách nhiệm chính của nó.

3. Xác định các phương thức và thuộc tính cho lớp:

Để xác định các attribute, bạn có thể phân tích thông tin từ các form mẫu có sẵn. Sau đó, bạn cần xác định các phương thức (method) - là cách hoạt động mà các đối tượng của lớp này có thể thực hiện.

4. Thiết lập quan hệ giữa các lớp và tìm các lớp phát sinh:

Bạn cần phân tích các mối quan hệ giữa các lớp và định nghĩa các lớp phát sinh sau khi thiết lập các mối quan hệ đó. Ví dụ, lớp ATM transactions được chia thành nhiều loại giao dịch khác nhau như: Transfer, Withdraw,... và chúng có quan hệ thừa kế với nhau. Lớp Accounts có thể chia thành nhiều tài khoản như: Current Account, Saving Account,... và chúng có quan hệ thừa kế với nhau.

5. Vẽ và kiểm tra Class Diagram:

Để thao tác, bạn có thể sử dụng các công cụ vẽ biểu đồ như Microsoft Visio, Draw.io hoặc các công cụ UML khác để vẽ Class Diagram. Sau khi hoàn thiện, bạn cần kiểm tra và đảm bảo tính chính xác, rõ ràng của biểu đồ.

Lưu ý:

  • Sử dụng các ký hiệu UML chuẩn để mô tả các lớp, thuộc tính, phương thức và mối quan hệ giữa các lớp.
  • Đặt tên cho các lớp, thuộc tính và phương thức một cách rõ ràng, dễ hiểu.
  • Sử dụng chú thích để mô tả chi tiết các thành phần trong Class Diagram.

 

Qua bài viết trên, bạn đã biết Class Diagram là gì. Tóm lại thì đây là một công cụ mạnh mẽ giúp lập trình viên và nhóm phát triển có cái nhìn rõ ràng và chi tiết về cấu trúc của hệ thống phần mềm. Nó không chỉ giúp trong việc thiết kế mà còn là chìa khóa cho việc bảo trì và mở rộng hệ thống một cách hiệu quả. Để tìm hiểu sâu hơn về cách thiết kế Class Diagram, bạn có thể tham khảo các nguồn thông tin chuyên sâu từ chuyên gia của chúng tôi trên ứng dụng Askany.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng