Wireframe là gì? Cách thiết lập Wireframe hiệu quả 2025

Wireframe là gì? Cách thiết lập Wireframe hiệu quả 2025

10/05/2024

741

0

Chia sẻ lên Facebook
Wireframe là gì? Cách thiết lập Wireframe hiệu quả 2025

Wireframe là gì? Đây chính là bản phác thảo giao diện - một bản vẽ đơn giản tóm tắt bố cục của một website/ứng dụng. Nó chính là công cụ để các developer, Business Analyst và designer có thể làm việc hiệu quả với nhau. Nếu bạn mới bước chân vào lĩnh vực CNTT và còn chưa biết rõ về Wireframe, hãy tham khảo bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ giải thích cho bạn chi tiết về ưu nhược điểm, các bước tạo Wireframe và một số công cụ sáng tạo được ưa chuộng.

Wireframe là gì?

Wireframe là gì?

Trong kiến thức của BA, Wireframe (hay còn gọi là khung dây, khung xương hay bản phác thảo giao diện), nó là một bản vẽ đơn giản mô tả cấu trúc và bố cục của một trang web hoặc ứng dụng di động trước khi tiến hành thiết kế giao diện. Nó là tập hợp những khối hình đen trắng, không có bất kỳ màu sắc hay hoạt tiết nào. Wireframe thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình thiết kế UX/UI để thể hiện bố cục các thành phần chính, chức năng và tương tác của người dùng trên màn hình.

 

Hãy tưởng tượng wireframe như “bộ xương” của ứng dụng, trang web hoặc sản phẩm cuối cùng của bạn. Wireframe cho design team và stakeholders thấy được những đường nét cơ bản của trang web, thành phần và tính năng cần thiết, bao gồm:

  • Bố cục màn hình
  • Thanh điều hướng
  • Các thành phần của thiết kế UX và UI
  • Các yếu tố tương tác

XEM THÊM:

Ưu và nhược điểm của Wireframe

Wireframe là gì

 

Đầu tiên, khi nói đến ưu điểm của wireframe, không thể không nhắc đến khả năng mang đến cho người sử dụng một cái nhìn toàn diện về dự án trong thời gian sớm nhất. Đồng thời phác họa chân thực nội dung và chức năng của trang web, ứng dụng.

Ưu điểm

Nhìn từ góc độ thực tế, wireframe giúp cho đội ngũ phát triển định vị được chính xác nhu cầu của người dùng, khách hàng và mang lại cho họ những lợi ích lớn nhất.

 

Trong quá trình phát triển dự án, wireframe trở thành công cụ liên kết giữa các thành viên trong team. Nó giúp họ đạt được sự thống nhất về tầm nhìn và phạm vi hoạt động của dự án, tạo nên một môi trường làm việc năng suất và hiệu quả.

Nhược điểm

Ngoài những điểm mạnh vượt trội, wireframe cũng mang đến không ít khó khăn và thử thách cho đội ngũ phát triển. Nguyên nhân xuất phát từ việc wireframe không bao gồm thiết kế hay bất kỳ yêu cầu kỹ thuật nào cụ thể. Điều này trở ngại rất lớn khiến cho khách hàng không nắm bắt và hiểu về khái niệm wireframe là gì, đặc biệt là khi họ không có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực BA. 

 

Đồng thời, bạn có thể gặp phải trở ngại trong việc tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người thiết kế và người viết nội dung, sao cho sự hợp tác này sẽ tạo ra một sản phẩm đồng bộ và phù hợp yêu cầu. Nếu giữa các bên không có sự đồng thuận về wireframe  thì hiệu suất và tiến độ công việc sẽ giảm, thậm chí là không thể tạo ra sản phẩm đồng nhất.

Các mức độ trung thực

Wireframe là gì

Mức độ trung thực được hiểu là thang điểm đánh giá việc truyền đạt ý tưởng thông qua wireframe có chân thực hay không. Cùng Topchuyengia điểm qua các mức độ trung thực có trong wireframe gồm những gì nhé!

Block diagrams

Wireframe là gì

Block diagrams là một cách tiếp cận đơn giản nhưng hiệu quả, mang đến thông tin cơ bản về bố cục, loại nội dung và chức năng cơ bản. Bạn có thể cài đặt phân cấp những thông tin, định dạng văn bản,... một cách dễ dàng. Tuy nhiên, đừng chi tiết và rườm rà làm mất bố cục tổng thể của wireframe.

Wireframe là gì

Việc sử dụng sắc thái màu xám cho các ô box là một lựa chọn tối ưu để làm nổi bật bố cục, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tập trung vào kiểm tra User Flows và tổ chức nội dung.

High-Fidelity Text

Wireframe là gì

High-Fidelity Text là một phương pháp tạo ra sự chân thực mà không mất quá nhiều vào việc thiết kế chi tiết đồ họa, chỉ cần điền nội dung thật, có chiều dài và font chữ lý tưởng sẽ giúp người xem có cái nhìn rõ ràng về trải nghiệm cuối cùng. 

High-Fidelity

Wireframe là gì

Tương tự, với High-Fidelity Color có thể thêm màu sắc để làm nổi bật những hành động quan trọng, nhưng không nên quá lạm dụng mà hãy tập trung vào các yếu tố quan trọng.

High-Fidelity Media

Wireframe là gì

Cuối cùng, High-Fidelity Media là một phương thức hữu hiệu giúp bạn giảm thiểu những chi tiết đồ họa dư thừa, đồng thời tăng lượng nội dung cần thiết lên. Bạn có thể tùy ý chèn hình ảnh, video hoặc các phương tiện truyền thông khác vào cấu trúc và hệ thống phân cấp thông tin, để wireframe trở nên sinh động và thuyết phục hơn.

10 bước tạo nên một Wireframe chuẩn

Wireframe là gì

Sau khi tìm hiểu về wireframe là gì, thì không thể thiếu cách sử dụng công cụ quan trọng này trong quy trình phát triển và thiết kế giao diện người dùng. Để hiểu chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo hướng dẫn về cách tận dụng wireframe để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình phát triển sản phẩm qua bài viết dưới đây của Topchuyengia.

Bước 1: Xác định mục tiêu

Trước tiên, bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu của wireframe để đơn giản hóa cấu trúc, hình dung ý tưởng ban đầu để làm cơ sở cho thiết kế chi tiết.

Bước 2: Thu thập thông tin

Sau khi có được hướng đi phù hợp, hãy thu thập thông tin liên quan đến dự án của bạn, bao gồm yêu cầu chức năng, dữ liệu người dùng và bất kì hạn chế hay yêu cầu đặc biệt nào.

Bước 3: Xác định những thành phần chính

Hãy liệt kê ra những thành phần chính mà bạn muốn thể hiện trong wireframe, ví dụ như là header, footer, thanh menu và các vùng nội dung quan trọng.

Bước 4: Chọn công cụ phù hợp

Sử dụng các công cụ wireframing phổ biến như Balsamiq, Sketch, Adobe XD, hay Figma để tạo wireframe. Lưu ý rằng bạn hãy chọn công cụ phù hợp với nhu cầu và kỹ năng của đội ngũ của mình.

Bước 5: Bắt đầu phác thảo

Wireframe là gì

Bắt đầu với bản phác thảo tổng quan của giao diện. Tập trung vào cấu trúc chung mà không bận tâm đến chi tiết đồ họa. Điều này giúp tạo ra một bản đồ cơ bản và rõ ràng về giao diện.

Bước 6: Mô tả các chức năng và tương tác

Hãy tập trung vào xây dựng các yếu tố tương tác và chức năng quan trọng trong wireframe để làm rõ cách người dùng sẽ tương tác với sản phẩm như thế nào, điều này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều khi tiến hành thiết kế chi tiết hơn.

Bước 7: Kiểm tra và đánh giá

Sau khi hoàn thành wireframe, bạn nên kiểm tra nó có đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu đã đặt ra hay không, rồi gửi cho các bên liên quan đánh giá.

Bước 8: Điều chỉnh

Dựa trên phản hồi nhận được, bạn hãy điều chỉnh wireframe để đảm bảo nó phản ánh đúng ý định và yêu cầu của dự án.

Bước 9: Chia sẻ cho các bên liên quan

Sau khi có được wireframe hoàn chỉnh, hãy chia sẻ nó với đội ngũ phát triển, thiết kế và các bên liên quan khác để mọi người nắm rõ về định hướng phát triển của sản phẩm.

Bước 10: Tiếp tục điều chỉnh và phát triển

Trong quá trình thiết kế và phát triển một sản phẩm, wireframe không phải là bước cuối cùng. Vậy nên, hãy tiếp tục điều chỉnh và phát triển nó dựa trên tiến triển của dự án và các yêu cầu mới phát sinh.

Phân biệt Wireframe và Sketch

Wireframe là một phần quan trọng và không thể thiếu trong quá trình thiết kế giao diện web. Tuy nhiên, có nhiều người mới, thậm chí là những người có kinh nghiệm lâu năm vẫn nhầm lẫn giữa WireframeSketch. Mỗi công cụ đều sở hữu những đặc điểm và mục đích sử dụng riêng biệt. Bạn có thể nhìn vào hình dưới đây để phân biệt nhanh hai cấu trúc hai công cụ này.

Wireframe là gì?
Phân biệt giữa 2 công cụ Wireframe và Sketch

Trong khi, Sketch là bản nháp chi tiết, phác thảo các vị trí, vai trò và chức năng của từng thành tố trong một trang web. Sketch còn cung cấp nhiều hình ảnh, màu sắc và chi tiết giao diện. Thì Wireframe thì nhấn mạnh phác thảo cấu trúc chính, các hạng mục lớn và các yếu tố then chốt cần có trong giao diện website. Wireframe sử dụng sơ đồ và các khung.

Ngoài ra, để biết rõ Wireframe là gì, dưới đây là một số câu hỏi mà một Wireframe hoàn chỉnh phải trả lời được:

  • Cấu trúc website (header, footer, sidebar) như thế nào cho hợp lý?
  • Nội dung hiển thị trên từng trang web là gì?
  • Hệ thống phân cấp và tổ chức thông tin được thể hiện ra sao?
  • Giao diện của website hoạt động như thế nào?
  • Cách người dùng tương tác với giao diện web ra sao?

Những nền tảng sáng tạo Wireframe ưa chuộng

Bên dưới đây là những nền tảng sáng tạo Wireframe có thư viện tài nguyên rất tiềm năng mà bạn nên tham khảo:

  • Wireframes To Go: cung cấp các mẫu Wireframe miễn phí và trả phí cho nhiều thiết bị và giao diện khác nhau
  • Sketch App Resources: cung cấp các plugin, mẫu và tài liệu hướng dẫn cho Sketch.
  • Figma Resources: cung cấp các plugin, mẫu và tài liệu hướng dẫn cho Figma.
  • I Love Wireframes: blog cung cấp các bài viết, mẹo và hướng dẫn về thiết kế Wireframe.
  • Wireframe Showcase: thư viện trực tuyến trưng bày các mẫu Wireframe sáng tạo từ khắp nơi trên thế giới.
  • Web Without Words: blog tập trung vào thiết kế giao diện người dùng (UI) không sử dụng ngôn ngữ.

Trên đây là tất cả thông tin về Wireframe là gì mà bạn đang tìm kiếm. Không chỉ xây dựng nên một cơ sở toàn diện về yêu cầu người dùng, Wireframe còn tạo ra một bản thiết kế tối giản và hiệu quả, giúp đội ngũ phát triển và thiết kế hình dung được hình ảnh cuối cùng của sản phẩm. Vậy nên, bạn nên tận dụng tối ưu công cụ này để hỗ trợ cho việc thiết kế của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn

 

Nếu bạn muốn học hỏi thêm những thủ thuật và kiến thức BA hữu ích để tận dụng những công cụ hỗ trợ khác, bao gồm cả Wireframe thì hãy kết nối và trò chuyện 1:1 với các chuyên gia uy tín trong ngành tại Askany ngay nhé!

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng