Mô hình xoắn ốc là gì? Ưu nhược điểm và cách ứng dụng

Mô hình xoắn ốc là gì? Ưu nhược điểm và cách ứng dụng

09/05/2024

989

0

Chia sẻ lên Facebook
Mô hình xoắn ốc là gì? Ưu nhược điểm và cách ứng dụng

Mô hình xoắn ốc (Spiral model) là gì? Nó bao gồm bao nhiêu giai đoạn? Khi nào chúng ta nên sử dụng loại mô hình này? Đây là câu hỏi mà những người mới bước chân vào lĩnh vực công nghệ và kinh doanh quan tâm. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về nó để áp dụng cho mục tiêu cá nhân của mình, hãy dành 5 phút để tham khảo bài viết dưới đây.

 

Tuy Spiral model mang lại nhiều lợi ích nhưng Business Analyst (viết tắt BA) cũng phải đối mặt với những thách thức như quản lý thời gian và ngân sách khi sử dụng mô hình này. Trong trường hợp đó, BA có thể liên hệ tư vấn 1:1 qua video call với những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tại nền tảng Askany để tìm giải pháp phù hợp với dự án nhé!

Mô hình xoắn ốc (Spiral model) là gì?

mô hình xoắn ốc
Mô hình xoắn ốc là gì?

Theo Topchuyengia, mô hình xoắn ốc là một mô hình phát triển phần mềm định hướng rủi ro. Mô hình xoắn ốc là sự kết hợp giữa các yếu tố của mô hình thác nước (Waterfall model)mô hình lặp (Iterative model).
 

Mô hình xoắn ốc được ra đời lần đầu tiên khi Barry Boehm đề cập trong bài báo của mình vào năm 1986. Mô hình này chú trọng vào việc phân tích rủi ro dự án. Mỗi giai đoạn trong mô hình xoắn ốc đều bắt đầu với yêu cầu/mục tiêu thiết kế và kết thúc bằng việc khách hàng kiểm tra tiến độ của từng giai đoạn. 

TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁC MÔ HÌNH KHÁC:

Khi nào cần sử dụng mô hình xoắn ốc?

Mô hình xoắn ốc phù hợp cho các dự án:

  • Có quy mô lớn, phức tạp và có yêu cầu thay đổi thường xuyên. 
  • Khi việc đánh giá và quản lý rủi ro là quan trọng
  • Khi nhu cầu của khách hàng không rõ ràng, phức tạp hoặc có thể thay đổi.
  • Thích hợp với những dự án được yêu cầu release thường xuyên.
  • Thích hợp cho các dự án có độ rủi ro từ trung bình đến cao.
  • Khi người dùng không chắc chắn về nhu cầu của họ
  • Yêu cầu phần mềm lớn và phức tạp.
  • Cần phát triển một dòng sản phẩm mới (New product line).
  • Khi có các thay đổi quan trọng (phải nghiên cứu và khảo sát cẩn thận).
Bạn đang thắc mắc “Khi nào cần sử dụng mô hình xoắn ốc” trong quản lý dự án phần mềm? Hãy đặt câu hỏi của bạn vào form NGAY TẠI ĐÂY và để các chuyên gia công nghệ thông tin của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

Ưu và nhược điểm của mô hình xoắn ốc

mô hình xoắn ốc
Ưu và nhược điểm của mô hình xoắn ốc

Sau khi đã hiểu cơ bản về mô hình xoắn ốc, mô hình này cũng như các mô hình phát triển phần mềm khác chúng đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt, hãy cùng tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của Spiral model là gì nhé.

Ưu điểm:

  • Kiểm soát rủi ro tốt.
  • Ước lượng chi phí dễ dàng và linh hoạt.
  • Mô hình xoắn ốc phù hợp để áp dụng cho những dự án lớn và quan trọng.
  • Mô hình xoắn ốc có khả năng kiểm soát tài liệu và phê duyệt chặt chẽ giúp BA đảm bảo sự chính xác và đồng bộ của thông tin dự án
  • Linh hoạt với thay đổi về yêu cầu hoặc bổ sung chức năng.
  • Luôn có thời gian dành cho khách hàng để phản hồi về sản phẩm, giúp đảm bảo rằng nhu cầu của họ được đáp ứng.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu chuyên gia ở giai đoạn phân tích.
  • Không phù hợp với dự án quy mô nhỏ.
  • Đặc tính xoắn ốc của mô hình có thể làm tăng thời gian và chi phí dự án, đặt ra thách thức cho quản lý nguồn lực.
  • Sự thành công của dự án phụ thuộc lớn vào giai đoạn phân tích rủi ro.

Các giai đoạn của mô hình xoắn ốc

mô hình xoắn ốc
Mô hình xoắn ốc gồm 4 giai đoạn chính

Mô hình xoắn ốc thường được chia thành các vòng lặp, mỗi vòng lặp gồm 4 giai đoạn sau:

Planning phase (lập kế hoạch)

Giai đoạn đầu tiên trong quy trình, bạn phải xác định được các mục tiêu cụ thể và yêu cầu cho từng mô-đun xoắn ốc của dự án. Trong giai đoạn này, hầu như các kế hoạch và thiết kế tiêu chuẩn đã được đặt ra, bao gồm: độ bền, chi phí, thông số kỹ thuật cần đạt được và yêu cầu về khả năng chịu tải,...

Risk analysis phase (phân tích rủi ro)

Trước khi thực hiện bản thiết kế xoắn ốc thì quá trình phân tích rủi ro tiềm ẩn là việc vô cùng quan trọng. Mục đích là để xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và an toàn của mô hình. Các yếu tố nguy hiểm xảy ra như: tải trọng tác động, đàn hồi phục của vật liệu và điều kiện môi trường. Những yếu tố này được đánh giá để xác định giá trị và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn cho mô hình.

Engineering phase (thực thi kỹ thuật)

Giai đoạn này cũng không kém phần quan trọng, nó liên quan đến việc thiết kế công cụ của mô hình xoắn ốc theo các kỹ thuật số và yêu cầu đã đặt ra. Bao gồm: lựa chọn vật liệu, thiết kế chi tiết, kỹ thuật tính toán, cũng như các phương pháp sản xuất và lắp ráp.

Evaluation phase (đánh giá)

Giai đoạn quan trọng này sẽ đảm bảo rằng mô hình đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn đặt ra hay chưa. Mô hình xoắn ốc phải đánh giá được độ chính xác và tính chính xác của thiết kế. Các hoạt động chính bao gồm: kiểm tra lại các kỹ thuật tính toán, so sánh kết quả, kiểm tra kết quả và đảm bảo rằng mô hình đáp ứng các yêu cầu chính xác. Đồng thời, bạn cũng phải phân tích các vấn đề phát sinh và đề xuất các biện pháp khắc phục. Kế đến là cập nhật kế hoạch cho các vòng xoắn ốc tiếp theo dựa trên kết quả đánh giá.Lặp lại các giai đoạn trên cho đến khi hoàn thành dự án

Tư vấn về mô hình xoắn ốc cùng chuyên gia

mô hình xoắn ốc
Tư vấn về mô hình xoắn ốc cùng chuyên gia

Nếu muốn triển khai mô hình xoắn ốc trong dự án phát triển phần mềm nhưng bạn lại không biết bắt đầu từ đâu thì có thể tìm giải pháp từ chuyên gia BA uy tín tại app Askany nhé!

 

Bạn có thể đặt lịch tư vấn về mô hình xoắn ốc cùng chuyên gia Long Vưu 

 

Mô hình xoắn ốc không chỉ là một vòng lặp trong quá trình phát triển phần mềm mà còn là “vòng lặp” của sự sáng tạo và cải tiến. Không chỉ đơn thuần là một công cụ, Spiral model là nguồn động viên để BA và đội ngũ đạt được sự hoàn thiện và thành công trong mỗi dự án.

 

Nếu BA đang gặp khó khăn trong quá trình áp dụng mô hình xoắn ốc vào dự án như không biết duy trì chất lượng của sản phẩm liên tục hay không biết ước lượng chi phí, nguồn lực thì đừng ngại lắng nghe lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia BA tại ứng dụng Askany nhé!

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng