Top 7+ công việc cho người giao tiếp kém cũng có thể thành công

Top 7+ công việc cho người giao tiếp kém cũng có thể thành công

31/05/2024

833

0

Chia sẻ lên Facebook
Top 7+ công việc cho người giao tiếp kém cũng có thể thành công

Bạn muốn tìm công việc cho người giao tiếp kém? Tuy rằng khả năng giao tiếp rất quan trọng nhưng đó không phải yếu tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp của một người. Tìm đúng nghề nghiệp là điều quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là những người có kỹ năng giao tiếp kém. Khi làm việc trong một lĩnh vực phù hợp, họ sẽ có cơ hội phát huy tối đa năng lực của bản thân, giảm bớt những hạn chế do kỹ năng giao tiếp kém gây ra và đạt được thành công trong sự nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng Topchuyengia khám phá 7 công việc phù hợp cho người giao tiếp kém, và những điều cần lưu ý để tìm việc hiệu quả hơn. 

Dấu hiệu của người giao tiếp kém

Bạn có phải là người có hạn chế về khả năng giao tiếp không? Nếu đúng cũng không sao, đây là một kỹ năng hoàn toàn có thể được cải thiện nếu cố gắng. Trong trường hợp bạn không chắc bản thân mình có phải người yếu giao tiếp hay không, dưới đây là một vài dấu hiệu thường thấy: 

  • Thiếu tự tin: Người giao tiếp kém thường ngại bày tỏ ý kiến cá nhân và sợ nói trước đám đông. Họ dễ cảm thấy ngượng ngùng, dẫn đến việc thu mình lại. Tuy nhiên, sự tự tin có thể cải thiện từng chút một, giúp họ tiến bộ hơn.
  • Thiếu khả năng diễn đạt: Người giao tiếp kém thường gặp khó khăn trong việc truyền đạt ý kiến. Họ mất nhiều thời gian để sắp xếp câu từ hợp lý và thường dùng ngôn ngữ cơ thể thay vì lời nói rõ ràng.
Dấu hiệu của người giao tiếp kém
Người yếu giao tiếp thường có xu hướng không bày tỏ quan điểm cá nhân và sợ nói trước đám đông
  • Thiếu khả năng thích ứng: Người giao tiếp kém khó thích ứng trong các tình huống đàm phán, giải quyết xung đột, và thảo luận. Họ gặp khó khăn khi tham gia vào các hoạt động tập thể hoặc giao tiếp qua điện thoại.
  • Không biết thiết lập và phát triển mối quan hệ: Thiếu giao tiếp dẫn đến việc ít có mối quan hệ xung quanh. Người giao tiếp kém thường không chủ động tạo dựng các mối quan hệ mới, dẫn đến sự cô lập.

Xem thêm:

Công việc phù hợp phù hợp với người giao tiếp kém

Nếu bạn đã là người kém giao tiếp thì cũng đừng buồn, bởi vì dưới đây là những công việc có thể phù hợp với bạn: 

Kỹ thuật viên

công việc cho người giao tiếp kém
Đây là một công việc có yêu cầu chuyên môn cao, không nhất thiết phải giao tiếp với khách hàng

Đây là một công việc có yêu cầu chuyên môn cao, không nhất thiết phải giao tiếp với khách hàng hay đồng nghiệp nhiều dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Bạn chỉ cần làm tốt công việc được giao, sử dụng thành thạo các chương trình máy tính, biết cách khắc phục sự cố máy tính, tư duy logic và đón đầu các xu hướng công nghệ là được. Bạn có thể trở thành kỹ thuật viên trong mảng Công nghệ Thông tin, Xây dựng, Hóa học, Điện lực, Cơ khí, v.v...

Lập trình viên

công việc dành cho người giao tiếp kém
Đây là người trực tiếp viết mã và phát triển phần mềm.thông qua ngôn ngữ máy tính

Đây là người trực tiếp viết mã và phát triển phần mềm.thông qua ngôn ngữ máy tính. Đối tượng làm việc của lập trình viên là những dòng mã lệnh, mã code và xử lý những vấn đề phát sinh. Bạn có thể phát triển bản thân qua các mảng khác nhau của lĩnh vực như lập trình web, lập trình mobile, lập trình Embedded, lập trình cơ sở dữ liệu v.v Đây là một công việc có nhu cầu tuyển dụng cao. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể làm việc theo dự án, làm việc tự do để tăng thêm thu nhập.

Nhân viên Thiết kế Đồ họa

công việc cho người giao tiếp kém
Thiết kế ra những ấn phẩm nhằm phục vụ cho các công tác truyền thông

Gợi ý tiếp theo cho câu hỏi giao tiếp kém nên làm việc gì đó là nhân viên Thiết kế Đồ họa. Công việc của bạn là thiết kế ra những ấn phẩm nhằm phục vụ cho các công tác truyền thông. Nếu làm việc tại các công ty quảng cáo, bạn chỉ cần giao tiếp với người sáng tạo nội dung chứ không cần phải làm việc theo nhóm và gặp gỡ khách hàng. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể làm một designer tự do, lúc đó bạn chỉ cần giao tiếp với một khách hàng cho một dự án.

Nhân viên Kế toán

công việc cho người giao tiếp kém
Những bạn giao tiếp kém cũng có xu hướng làm việc với những con số và giấy tờ

Những bạn giao tiếp kém cũng có xu hướng làm việc với những con số và giấy tờ. Vì vậy, trở thành một nhân viên Kế toán với công việc chủ yếu là quản lý số liệu tài chính sẽ rất hợp với bạn. Để đáp ứng vị trí này, chỉ cần là người có khả năng tính toán và vô cùng kỹ lưỡng trong công việc là được. Vị trí này không cần phải giao tiếp với khách hàng.

Nhiếp ảnh gia

công việc cho người giao tiếp kém
Đây là một công việc thú vị, yêu cầu bạn phải có tiêu chuẩn thẩm mỹ cao

Đây là một công việc thú vị, yêu cầu bạn phải có tiêu chuẩn thẩm mỹ cao, thích đi đây đó và đam mê lưu trữ những khoảnh khắc bằng máy ảnh. Trở thành nhiếp ảnh gia, hình ảnh chính là ngôn ngữ giao tiếp của bạn. Từ xưa đến nay, nhiếp ảnh gia nổi tiếng là những người có khả năng truyền tải góc nhìn, quan điểm, câu chuyện của họ chỉ qua một tấm ảnh. Bạn có thể trở thành một nhiếp ảnh gia tự do hoặc trở thành photographer cho những sự kiện quan trọng như đám cưới, đám hỏi, lễ hội âm nhạc, lễ khai trương, sinh nhật, kỷ yếu, v.v

Họa sĩ

công việc dành cho người giao tiếp kém
Nếu bạn đam mê nghệ thuật, trở thành họa sĩ là một lựa chọn phù hợp

Nếu bạn đam mê nghệ thuật, trở thành họa sĩ là một lựa chọn phù hợp. Sau đại dịch Covid, thế giới có xu hướng sống chậm và hướng nội hơn. Vì vậy, những tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ cũng được quan tâm nhiều hơn. Bằng chứng là ngày càng có nhiều triển lãm tranh được tổ chức hơn trước. Những hình thức như vẽ tranh chữa lành hay trị liệu nghệ thuật (art therapy) đã được biết đến nhiều hơn. Thay vì sử dụng tiếng mẹ đẻ, bạn sẽ gửi gắm tâm tư của mình qua màu sắc và hình dạng. Nếu bạn có năng khiếu, đây cũng là một công việc có tiềm năng phát triển. 

Nhân viên thủ kho

công việc dành cho người giao tiếp kém
Làm những công việc như kiểm tra giấy tờ xuất-nhập hàng hóa, lưu trữ chứng từ, theo dõi hàng tồn kho

Trở thành nhân viên thủ kho, bạn sẽ làm những công việc như kiểm tra giấy tờ xuất-nhập hàng hóa, lưu trữ chứng từ, theo dõi hàng tồn kho, thực hiện các báo cáo về hàng hóa cho cấp trên, v.v

 

Vị trí này cần tập trung vào việc quản lý và kiểm soát hàng hóa trong kho nên không cần giao tiếp quá nhiều. Bạn chỉ cần là người nhanh nhẹn, có trách nhiệm, thể lực tốt, kỹ lưỡng, thành thạo tin học văn phòng là có thể trở thành nhân viên thủ kho. 

Xem thêm:

Những điều cần lưu ý khi tìm kiếm việc làm

Đối với những người có kỹ năng giao tiếp kém, việc tìm kiếm việc làm có thể gặp nhiều khó khăn hơn so với những người bình thường. Tuy nhiên, bằng cách tuân thủ một số lưu ý sau, bạn có thể tìm việc dễ dàng hơn: 


Tìm việc dựa vào thế mạnh của bản thân

Thay vì lo lắng về những điểm yếu, hãy tập trung vào những kỹ năng và thế mạnh của bản thân. Mỗi người đều có những điểm mạnh riêng, hãy xác định những kỹ năng mà bạn giỏi và tìm kiếm công việc phù hợp để phát huy những kỹ năng đó.


Ví dụ: Nếu bạn là một người có khả năng phân tích dữ liệu tốt, hãy tìm kiếm công việc trong lĩnh vực khoa học dữ liệu hoặc nghiên cứu thông tin. 

 

Những điều cần lưu ý khi tìm kiếm việc làm


Tìm môi trường phù hợp tính cách

Môi trường làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc và sự hài lòng của bạn. Hãy lựa chọn môi trường làm việc phù hợp với tính cách và sở thích của bản thân.


Ví dụ: Nếu bạn là người hướng nội, hãy tìm kiếm công việc trong môi trường làm việc yên tĩnh và ít tương tác với người khác.


Học hỏi và phát triển bản thân

Kỹ năng giao tiếp có thể được cải thiện thông qua học tập và rèn luyện. Hãy tham gia các khóa học kỹ năng mềm, đọc sách về giao tiếp và luyện tập thường xuyên. Việc học hỏi và phát triển bản thân không chỉ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp mà còn giúp bạn trở nên tự tin và có giá trị hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

 

Trên đây là những công việc cho người giao tiếp kém mà bạn có thể tham khảo. Như bạn thấy, có vô số lĩnh vực và công việc dành cho người yếu giao tiếp có thể đảm nhiệm và hoàn thành tốt. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu được tư vấn về từng trường hợp cá nhân riêng, bạn có thể liên hệ cộng đồng chuyên gia tư vấn hướng nghiệp của Askany để được hỗ trợ chi tiết hơn. 

Ái My là một tác giả lớn của Topchuyengia. Với nhiều năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung về định hướng nghề nghiệp cho các học sinh, sinh viên. Sở hữu nhiều kỹ năng về dạy học và hướng nghiệp cho các bạn trẻ, cô đã tham gia cộng tác cùng Topchuyengia trong công tác đào tạo và bài viết để mang lại nhiều kiến thức chuyên môn hơn đến người đọc.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng