ROI là gì? Cách tính ROI trong Marketing chuẩn xác nhất

ROI là gì? Cách tính ROI trong Marketing chuẩn xác nhất

26/07/2024

627

0

Chia sẻ lên Facebook
ROI là gì? Cách tính ROI trong Marketing chuẩn xác nhất

ROI là gì? ROI được biết đến là một chỉ số có ý nghĩa rất quan trọng trong tiếp thị. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả đầu tư khi triển khai kinh doanh ở một lĩnh vực cụ thể nào đó. Để có thông tin tổng quan hơn về ROI, cũng như cách tính ROI trong Marketing chuẩn nhất, hãy cùng tham khảo bài viết sau của Topchuyengia.

ROI là gì?

ROI là gì
Return On Investment

ROI là viết tắt của cụm từ Return On Investment, có nghĩa tiếng Việt là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư hay còn gọi là tỷ suất hoàn vốn. Chỉ số ROI chủ yếu được dùng để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư hoặc so sánh hiệu quả của nhiều khoản đầu tư khác nhau.

 

Tăng ROI hiệu quả cho website bằng cách tích hợp chatbot web Preny ngay bây giờ. Chatbot bán hàng thông minh này có thể tăng doanh số trên web lên đến 50%, tiết kiệm chi phí nhân lực hiệu quả. Bạn có thể trải nghiệm phiên bản chatbot miễn phí trên Askany.

 

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Cách tính ROI trong Marketing

Trong Marketing, chỉ số ROI sẽ được xác định dựa theo công thức:

 

ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100%

 

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng (hay lợi nhuận sau thuế) = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư.
  • Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi.

Bên cạnh đó, các nhà tiếp thị cũng có thể tính chỉ số ROI thông qua Customer Lifetime Value (giá trị vòng đời khách hàng). Đây là công thức giúp bạn xác định được ROI dài hạn trong suốt hành trình tiêu dùng của khách hàng:

 

CLV = (Tỷ lệ giữ chân) : (1 + Tỷ lệ chiết khấu : Tỷ lệ duy trì)
 

Ví dụ về ROI trong kinh doanh thực tế mà bạn có thể tham khảo như sau:

 

Bạn đầu tư 100 triệu đồng vào một dự án kinh doanh và sau một năm thu về 150 triệu đồng. Chi phí đầu tư của bạn bao gồm 80 triệu đồng chi phí cố định và 10 triệu đồng chi phí biến đổi. Vậy ROI của bạn là:

 

ROI = ((150 – 100) / (80 + 10)) x 100% = 33,33%

Tại sao cần đo lường ROI trong Marketing?

Tại sao cần đo lường ROI trong Marketing
Lý do tại sao cần đo lường ROI trong Marketing

Để xác định hiệu quả và hiệu suất của các chiến dịch Marketing, việc đo lường chỉ số ROI rất quan trọng. Dưới đây là các lý do chính được các chuyên gia Performance Marketing đúc kết:

  • ROI giúp doanh nghiệp hiểu được những nỗ lực tiếp thị nào đang tạo ra kết quả tốt nhất và lợi nhuận cao nhất, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu hoá chiến lược cũng như phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả.
  • Theo dõi ROI cho phép doanh nghiệp xác định được các chiến dịch hoặc kênh quảng cáo nào đang hoạt động kém để có thể điều chỉnh hoặc loại bỏ.
  • Chứng minh ROI dương sẽ cho thấy giá trị của hoạt động tiếp thị đối với lãnh đạo công ty, đồng thời giúp đảm bảo ngân sách và đầu tư dễ dàng hơn cho các ý tưởng trong tương lai.
  • Đo lường ROI theo mốc thời gian cung cấp cho doanh nghiệp những dữ liệu về hiệu suất và hiệu quả tiếp thị của mình.
  • So sánh chỉ số ROI giữa các chiến dịch khác nhau mang đến cho doanh nghiệp những hiểu biết hữu ích về những gì phù hợp nhất với đối tượng mục tiêu.
  • Tập trung vào ROI giúp doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với kết quả cuối cùng, đặc biệt là mục tiêu kinh doanh, thay vì những số liệu mơ hồ.
  • Phân tích ROI là cách để doanh nghiệp tinh chỉnh nhắm mục tiêu, xây dựng chiến lược sao cho tối đa hoá chuyển đổi và doanh thu trên mỗi đồng chi tiêu.

Tóm lại, đo lường ROI là điều vô cùng cần thiết, bởi nó giúp đưa ra các quyết định về tối ưu hoá hiệu suất, chứng minh giá trị và điều chỉnh các nỗ lực tiếp thị với mục tiêu kinh doanh tổng thể. Nếu như bạn không biết làm cách nào để đo lường ROI chính xác và nhanh nhất, hãy để lại thông tin TẠI ĐÂY để các chuyên gia Marketing dày dặn kinh nghiệm trực tiếp liên hệ và hướng dẫn cụ thể hơn.

Tham khảo: 

ROI trong Marketing bao nhiêu là tốt nhất?

Mục đích của ROI chính là đánh giá mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí ban đầu mà doanh nghiệp bỏ ra. Nếu ROI tăng trưởng nhanh thì doanh nghiệp sẽ càng dễ thu hồi vốn nhanh hơn.

 

Thông thường, trung bình ROI trong Marketing sẽ dao động từ 2:1 đến 10:1 trở lên, tuy nhiên những mức này không thể vẽ nên một bức tranh toàn cảnh vì điểm chuẩn ROI sẽ thay đổi đáng kể tuỳ theo ngành, loại hình kinh doanh hoặc mục tiêu của doanh nghiệp.

 

Với chỉ số ROI 2:1, rất khó để sinh lời vì chi phí sản xuất đã chiếm đến 50% giá bán của sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chỉ đủ để hoàn vốn và chưa thể thu lợi nhuận.

 

Trường hợp những công ty có giá vốn sản phẩm chiếm tỷ trọng thấp hơn 50% giá bán của sản phẩm thì sẽ không cần đẩy mạnh hoạt động Marketing để kích thích lượng mua, nhưng chắc chắn ROI sẽ rất thấp.

 

Ngược lại, trường hợp công ty có giá vốn sản phẩm chiếm tỷ trọng cao hơn 50% giá bán của sản phẩm thì cần phải đầu tư Marketing nhiều hơn, điều này nhằm giúp bù đắp cho chi phí sản xuất hàng hoá cao.

 

Nhìn chung, chỉ số ROI lý tưởng nhất cho các doanh nghiệp sẽ rơi vào khoảng 5:1. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó để đánh giá ROI bao nhiêu là tốt nhất. Do đó hãy xem xét hiệu suất tiếp thị trước đây của bạn, điểm chuẩn của đối thủ cạnh tranh (nếu có) và các mục tiêu đã đề ra cho chiến dịch là nhận thức thương hiệu hay mở rộng khách hàng tiềm năng,.... Cuối cùng, liên tục theo dõi ROI của bạn và thực hiện điều chỉnh nếu cần để có kết quả tối ưu nhất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ROI trong Marketing

Các yếu tố ảnh hưởng đến ROI trong Marketing
Các yếu tố ảnh hưởng đến ROI trong Marketing

ROI trong Marketing chịu ảnh hưởng từ hai yếu tố chính như sau:

  • Yếu tố nội tại (Doanh nghiệp có thể kiểm soát):
    • Sản phẩm/ dịch vụ: Sản phẩm/ dịch vụ chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường và mang chất riêng so với đối thủ đóng vai trò then chốt.
    • Xây dựng thương hiệu: Thương hiệu mạnh giúp tăng tính gắn kết với khách hàng, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi đóng góp vào giá trị lâu dài của chiến dịch.
    • Trải nghiệm khách hàng: Quy trình mua hàng đơn giản, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, website/ ứng dụng thân thiện với người dùng,... sẽ có tác động nhất định đến doanh số cũng như lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.
    • Website/ ứng dụng: Giao diện tiên tiến, nút kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng, tốc độ tải trang nhanh đều ảnh hưởng trực tiếp đến ROI và tỷ lệ chuyển đổi.
  • Yếu tố ngoại vi (nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp):
    • Tình hình kinh tế: Sự biến động kinh tế có thể thay đổi mức chi tiêu hoặc xảy ra lạm phát,..., từ đó tác động đến sức mua và phản ứng của khách hàng trước các hoạt động tiếp thị.
    • Thị trường cạnh tranh: Việc xuất hiện nhiều đối thủ, giá thành không ổn định hay chiến dịch độc đáo của đối thủ,... cũng đều khiến thị phần thay đổi và làm biến động ROI.
    • Xu hướng tiêu dùng: Sở thích cơ bản sẽ thay đổi theo thời gian và theo thế hệ, cho nên việc nắm bắt xu hướng và sử dụng các nền tảng phù hợp có thể tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của chiến dịch.

Mẹo cải thiện chỉ số ROI trong Marketing

Có 4 phương pháp chính để cải thiện chỉ thiện ROI trong Marketing cho doanh nghiệp như sau:

Xác định rõ mục tiêu chiến dịch

Xác định mục tiêu là bước đầu giúp giúp chỉ số ROI được cải thiện mà bạn chú trọng ngay khi bắt đầu một chiến dịch Marketing nào đó. Ví dụ, nếu mục tiêu của chiến dịch là nâng cao nhận thức thì ROI cần đạt được sẽ không giống như mục tiêu tạo khách hàng tiềm năng. Có thể thấy rằng, bằng cách làm rõ mục tiêu cho mỗi chiến dịch, doanh nghiệp có thể đánh giá và tối ưu hoá để đạt được kết quả phù hợp nhất.

Nhắm đúng đối tượng mục tiêu

Việc nhắm đối tượng mục tiêu tốt sẽ giúp chiến dịch Marketing của doanh nghiệp đạt tỷ lệ chuyển đổi và ROI cao hơn. Bạn có thể sử dụng buyer personas chuyên sâu được xây dựng từ các thông tin nhân khẩu học như sở thích, hành vi mua hàng, độ tuổi, giới tính,... để điều chỉnh chân dung khách hàng phù hợp theo đúng mục tiêu của doanh nghiệp.

Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu

Sử dụng thành thạo Google Analytics sẽ giúp bạn nắm bắt được các xu hướng tiêu dùng hiện tại của khách hàng, từ đó tìm ra các yếu tố hoặc ý tưởng Marketing thúc đẩy chỉ số ROI. Ngoài ra, các cuộc khảo sát và phản hồi của khách hàng cũng góp phần không nhỏ trong việc cung cấp cho bạn các giá trị lý giải cho sự biến động của ROI.

Phân bổ ngân sách hợp lý

Doanh nghiệp cần kiểm tra xem ngân sách cho các chiến dịch Marketing đã được phân bổ hợp lý hay chưa. Bởi vì với chỉ số ROI đã tính toán, bạn có thể xác định được chiến dịch nào đang hiệu quả và chiến dịch nào đang thua lỗ để dịch chuyển các khoản ngân sách sao cho mang lại nhiều lợi nhuận nhất.

Xem thêm:

Hy vọng qua bài viết, bạn đã được cung cấp đầy đủ các thông tin về ROI là gì, công thức tính ROI và những mẹo cải thiện chỉ số này trong Marketing một cách hiệu quả nhất. Nếu như bạn vẫn còn phân vân hoặc muốn tìm hiểu chi tiết hơn về ROI để giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh thì hãy trực tiếp tìm đến các chuyên gia Marketing tại Askany. Với chuyên môn dày dặn của mình, họ sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm quý báu nhất về vấn đề này.

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng